Thay thế kháng sinh và chất kích thích tăng trưởng trong thức ăn chăn nuôi

Theo quy định trong Nghị định 39/2017, kể từ ngày 1/1/2018, kháng sinh dùng làm chất kích thích tăng trưởng không còn được phép trong TĂCN.

Giải pháp thay thế kháng sinh và chất kích thích tăng trưởng trong thức ăn chăn nuôi
Thức ăn cho cá. Ảnh petcircle

Nhiều giải pháp thay thế

Tuy nhiên, quy định nói trên khiến cho nhiều chủ trang trại, hộ chăn nuôi lo lắng về khả năng tăng trưởng cùng như phòng chống dịch bệnh của vật nuôi so với khi còn được sử dụng TĂCN có kháng sinh làm chất kích thích tăng trưởng. Thông tin từ các chuyên gia ngành chăn nuôi, cho hay, hiện đã có nhiều giải pháp tốt để thay thế kháng sinh trong TĂCN. Chẳng hạn, theo TS. Dương Duy Đồng (ĐH Nông Lâm TP HCM), để đảm bảo an toàn dịch bệnh (ATDB) trong bối cảnh không sử dụng kháng sinh kích thích tăng trưởng trong TĂCN, về dinh dưỡng, có thể thực hiện nhiều giải pháp.

Trước hết, cần điều chỉnh không chỉ các chỉ tiêu dưỡng chất mà xem xét đến cả các thành phần nguyên liệu và chất bổ sung sử dụng trong công thức.

Các giải pháp cần cân nhắc: Giảm nguy cơ từ các vi khuẩn có hại bằng cách điều chỉnh hợp lý mức đạm thô, acid amin thiết yếu, hạn chế sử dụng nguyên liệu nguồn gốc động vật; tăng khả năng tiêu hóa thức ăn của vật nuôi với các chế phẩm enzyme (NSP enzyme, phytase, protease), chất nhũ hóa kết hợp với xử lý nguyên liệu hợp lý hơn.

Các nhóm chế phẩm sinh học có tác động duy trì sức khỏe và gián tiếp hỗ trợ tăng năng suất vật nuôi, gồm: Probiotics, vi khuẩn hoặc nấm men sống; chiết xuất thực vật; acid hữu cơ; prebiotics, vách tế bào nấm men; oligosaccharides; các peptides. Ở EU, các chế phẩm sinh học đã được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả trong việc thay thế kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi.

TS Dương Duy Đồng cho rằng, để sử dụng có hiệu quả các chế phẩm nêu trên, cần hiểu biết sâu sắc tính năng của từng loại, điều kiện ứng dụng (đối tượng vật nuôi, nguy cơ sức khỏe, các tác động qua lại của môi trường chăn nuôi) và khả năng sử dụng đơn lẻ hay phối hợp các nhóm chế phẩm hoặc một vài sản phẩm khác nhau trong cùng một nhóm chế phẩm.  

Giải pháp B-safe

Để thay thế việc sử dụng kháng sinh kích thích tăng trưởng trong TĂCN, mới đây, tại TP HCM, Wisium (thương hiệu quốc tế chuyên về lĩnh vực premix và các dịch vụ tư vấn của Neovia) đã giới thiệu giải pháp B-safe.

B-safe là sự kết hợp giữa khoáng sét (zeolite) và đồng sunfate, với hàm lượng đồng thấp. Đồng chủ yếu được định vị trên bề mặt khoáng sét nên có tính phân tán cao. Các hạt khoáng sét rất mỏng, làm gia tăng đáng kể diện tích tiếp xúc của đồng với những mầm bệnh tiềm tàng. Do đó, sử dụng B-safe trong thức ăn chăn nuôi sẽ giảm áp lực về môi trường nhờ giảm sự bài tiết đồng của vật nuôi.

B-safe được Wisium nghiên cứu và phát triển từ 15 năm qua. B-safe đã được kiểm chứng qua hơn 60 lượt thử nghiệm trên heo, gia cầm tại Mỹ, Canada, Mexico, Pháp, Hà Lan, Thái Lan và Malaysia, trong môi trường nghiên cứu R&D và trong điều kiện trang trại, với hơn 80% thử nghiệm đạt kết quả tốt. Ở Việt Nam, B-safe đã được thử nghiệm tại một số trang trại và có hiệu quả tích cực.

Các thử nghiệm cho thấy B-safe đã chứng minh có tác dụng trên vi khuẩn và có lợi đối với sức khỏe đường ruột. Các tác dụng cụ thể của B-safe gồm: Kiểm soát các khuẩn gây bệnh, hỗ trợ các khuẩn cộng sinh; đảm bảo sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột; bảo vệ quá trình tiêu hóa; giúp hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng; cải thiện hiệu quả tăng trưởng cho vật nuôi.

Với những đặc tính và tác dụng như trên, B-safe được coi là giải pháp đột phá thay thế kháng sinh kích thích tăng trưởng trong TĂCN.

Qua nhiều thử nghiệm thực tiễn, B-safe đã chứng minh là một giải pháp hoàn hảo từ thiên nhiên để thay thế các loại kháng sinh kích thích tăng trưởng.

Khi sử dụng B-safe kết hợp với các chất bổ sung hiệu quả khác cùng với việc lưa chọn con giống tốt, có thểlàm giảm hoặc ngừng sử dụng khánh sinh cho mục đích điều trị.

Ở EU, B-safe hiện đang được coi là một trong những giải pháp quan trọng để thay thế kháng sinh (các sản phẩm của Wisium đã tham gia vào việc thay thế kháng sinh trong TĂCN tại châu Âu từ 12 năm nay).

NNVN
Đăng ngày 23/04/2018
TN
Doanh nghiệp

Bật mí những ưu điểm vượt trội khi xem giá thủy sản tại Farmext App

Hiểu được nỗi lo của người nuôi tôm về biến động giá cả hằng ngày, Farmext App cung cấp giải pháp cập nhật thông tin giá cả đa dạng, đầy đủ cho tất cả các loài thủy hải sản trên khắp các tỉnh thành.

Xem giá tại Farmext
• 08:00 10/04/2024

Gian hàng Tép Bạc truyền tải thông điệp hay nhất VietShrimp 2024

Vừa qua, hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 5 năm 2024 (VietShrimp 2024) tại Cà Mau đã thành công ngoài mong đợi. Trước khi bế mạc, chiều 21/3, Ban Tổ chức đã trao giải cho 7 gian hàng ấn tượng nhất ở 7 hạng mục.

Tép Bạc được trao giải
• 11:37 27/03/2024

GROBEST Việt Nam ghi dấu tại VietShrimp 2024 với mô hình nuôi tôm công nghệ cao và giải pháp dinh dưỡng toàn diện

Tham dự VietShrimp 2024, Grobest Việt Nam mang đến loạt giải pháp đột phá như mô hình nuôi tôm công nghệ cao và các sản phẩm dinh dưỡng toàn diện nhằm giúp các hộ nuôi giảm chi phí sản xuất trên 1 kg tôm, hướng đến những mùa vụ ““Năng suất cao – Chi phí thấp””.

Grobest
• 10:00 25/03/2024

ASC cấp chứng nhận Tiêu chuẩn Thức ăn chăn nuôi đầu tiên ở Châu Á

Chứng nhận Tiêu chuẩn Thức ăn chăn nuôi ASC uy tín đã được cấp lần đầu tiên ở Châu Á, trong đó Thai Union nhận được chứng nhận duy nhất cho nhà máy thức ăn chăn nuôi Mahachai của họ.

Tôm thẻ
• 10:30 24/03/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 04:34 17/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 04:34 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 04:34 17/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 04:34 17/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 04:34 17/04/2024