Thế nào là phòng xét nghiệm thủy sản (phòng Lab)?

Tình hình dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản ngày càng khó kiểm soát, các mầm bệnh cần được thực hiện các xét nghiệm cơ bản thì mới có thể phát hiện ra. Vì vậy, để tránh các rủi ro không đáng có, các phòng xét nghiệm (hay phòng Lab) dần được xuất hiện phổ biến tại các khu vực nuôi.

Phòng Lab
Phòng Lab phục vụ bà con nuôi tôm xét nghiệm các chỉ số cần thiết

Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các khái niệm và công dụng của phòng Lab nói chung, cũng như các phòng Lab chuyên về thủy sản nói riêng nhé! 

Ứng dụng phòng xét nghiệm trong đời sống 

Phòng xét nghiệm tiếng Anh là Laboratory, tên gọi tắt là phòng Lab, là một cơ sở được thiết kế, xây dựng và lắp đặt các thiết bị khoa học kỹ thuật, công cụ dụng cụ hỗ trợ nhằm cung cấp các điều kiện, đảm bảo an toàn cho việc triển khai các thí nghiệm, thực nghiệm trong các lĩnh vực tự nhiên (sinh - lý - hóa) phục vụ cho mục đích học tập và nghiên cứu khoa học. 

Phòng xét nghiệm có thể là một căn phòng nằm trong một tòa nhà, công trình hoặc thậm chí là cả một tòa nhà, công trình riêng biệt chuyên phục vụ cho việc thực hiện các thí nghiệm của các học sinh, sinh viên, các nhà nghiên cứu, các doanh nghiệp, kỹ sư.

Phòng LabPhòng xét nghiệm thủy sản (phòng Lab). Ảnh: Tép Bạc

Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy phòng Lab trong các công ty trong lĩnh vực sinh - lý - hóa, các trường đại học và các trường trung học phổ thông. Tuy nhiên những năm gần đây các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở cũng đang bắt đầu đưa phòng Lab vào trong cơ sở trường học nhằm mục đích nâng cao chất lượng học tập để học sinh được tiếp cận sớm với công nghệ theo xu hướng giáo dục 4.0. 

Ngoài ra trong nuôi trồng thủy sản, phòng Lab cũng được biết đến với các công dụng hỗ trợ xét nghiệm bệnh và môi trường cho vật nuôi. 

- Phòng Lab phục vụ cho việc nghiên cứu các đề tài, công trình của của các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học. 

- Phòng Lab phục vụ cho học sinh, sinh viên các ngành: Khoa học y sinh, công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học, kỹ thuật y sinh, hóa học, vật lý... 

- Phòng Lab phục vụ cho các công ty hóa chất, công ty dược phẩm, công ty công nghệ sinh học, công ty sản xuất nghiên cứu sản phẩm, công ty sản xuất máy móc thiết bị... 

Đôi nét về phòng xét nghiệm thủy sản 

Ngày nay, nghề nuôi trồng thủy sản đối mặt với rất nhiều khó khăn thách thức như: 

- Giá đầu vào cao 

- Giá bán thấp 

- Thị trường không ổn định 

- Thời tiết ngày càng phức tạp 

- Môi trường ô nhiễm 

- Dịch bệnh tràn lan.

Phòng xét nghiệm giúp cho việc sản xuất chủ động hơn, kiểm tra được chất lượng đầu vào, chất lượng trong quá trình sản xuất và cả chất lượng đầu ra. Từ đó tạo sản phẩm chất lượng, sạch bệnh. Đưa ra các giải pháp kịp thời trong sản xuất, tạo hiệu quả kinh tế, giảm rủi ro, thiệt hại do môi trường và dịch bệnh gây ra.

Để duy trì nghề nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng trong bối cảnh ngày nay thì phòng thí nghiệm là vấn đề vô cùng cần thiết và quan trọng

Nhá tômXét nghiệm bệnh trên tôm để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Ảnh: Tép Bạc

Bên cạnh đó, phòng xét nghiệm góp phần rất lớn vào việc xây dựng, kiểm soát an toàn sinh học cho trang trại sản xuất, góp phần tạo nên quy trình nuôi an toàn dịch bệnh. 

Hiện tại các phòng Lab tại địa phương sẽ phục vụ quý bà con nuôi tôm thực hiện xét nghiệm các yếu tố môi trường nước và kiểm tra bệnh trên tôm. 

Xét nghiệm các yếu tố môi trường

- Độ Ph 

- Độ mặn của nước 

- Hàm lượng oxy hòa tan trong nước 

- Độ kiềm 

- Độ trong ao nuôi 

- Độ cứng ao nuôi 

- Nồng độ NO3

- Nồng độ NO2

- Nồng độ NH3 

- Nồng độ H2S

Lấy mẫu nướcLấy nước ao nuôi để kiểm tra các chỉ số môi trường

Xét nghiệm các bệnh trên tôm

- Vi rút gây bệnh còi (MBV).

- Vi rút gây bệnh teo gan tụy (HPV).

- Vi rút gây bệnh đốm trắng (WSSV).

- Vi rút gây bệnh đầu vàng (YHV, GAV).

- Vi rút gây bệnh hoại tử cơ dưới vỏ và cơ quan tạo máu (IHHNV).

- Vi rút gây bệnh đục cơ ở tôm thẻ (IMNV).

- Vi rút gây hội chứng taura ở tôm thẻ (TSV).

- Vi rút gây bệnh chậm lớn (LSNV).

- Vi rút gây bệnh đục thân (MrNV/XSV) ở tôm càng xanh.

- Vi khuẩn: Vibrio phát sáng, Vibrio tổng số, Vibrio parahaemolyticus gây hoại tử gan tụy,… 

- Ngoại, nội ký sinh trùng.

- Kháng sinh đồ.

Ngoài ra, còn có kỹ thuật xét  bệnh tôm bằng PCR chẩn đoán chính xác bệnh trên tôm ở mức độ gen (DNA/RNA). Đây là phương pháp cho kết quả đáng tin cậy với độ nhạy và độ đặc hiệu cao trong việc xét nghiệm bệnh trên tôm. 

Tùy vào từng khu vực và từng phòng Lab tại địa phương sẽ có các dịch vụ khác nhau, tốn phí hoặc không tốn phí. Vì vậy, bà con nuôi tôm nên lựa chọn các dịch vụ uy tín và phù hợp với nhu cầu của mỗi hộ gia đình.

Tìm hiểu thêm về phòng xét nghiệm thủy sản:


Đăng ngày 01/12/2023
Mây @may
Tổng hợp

Nghệ An: Thực hiện bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

UBND tỉnh Nghệ An mới ban hành Công văn 5007/UBND-NN, ngày 21/7/2021 yêu cầu các sở, ban, ngành cấp tỉnh liên quan; UBND các huyện, thành, thị tập trung làm tốt công tác việc bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

đánh bắt cá
• 18:14 24/07/2021

Đặc sản ốc gạo cù lao Tân Phong

Cù lao Tân Phong (nay là xã Tân Phong, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) nằm phía thượng lưu sông Tiền, được bồi đắp phù sa quanh năm nên đất đai màu mỡ, thích hợp với nhiều giống cây ăn trái đặc sản có giá trị kinh tế cao.

Ốc gạo.
• 13:00 08/07/2021

Khai thác vòm đất kiếm 1 triệu đồng/ngày

Gần đây, nhiều người ở huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, có thu nhập khá cao từ việc khai thác con vẹm đất (người dân địa phương gọi là con vòm). Nguồn lợi tự nhiên phong phú đó đã giúp nhiều hộ gia đình có thêm điều kiện vươn lên.

Cào vòm đất.
• 10:18 07/07/2021

Ngư dân Nghệ An thu gần 2.000 tỷ đồng từ đánh bắt hải sản

Trong 6 tháng đầu năm, ngư dân Nghệ An đánh bắt được trên 95.000 tấn hải sản, giá trị ước đạt gần 2.000 tỷ đồng.

Đánh bắt hải sản.
• 09:20 07/07/2021

Nước mưa ảnh hưởng đến hồ cá cảnh như thế nào?

Hồ cá cảnh là một hệ sinh thái thu nhỏ, nơi các yếu tố môi trường cần được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển ổn định của cá, cây thủy sinh và vi sinh vật. Một trong những yếu tố môi trường thường bị bỏ qua nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến hồ cá chính là nước mưa. Mặc dù nước mưa là một nguồn nước tự nhiên, nhưng nó có thể mang lại cả lợi ích lẫn tác hại nếu không được quản lý đúng cách. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của nước mưa đến hồ cá cảnh, đặc biệt là những hồ đặt ngoài trời.

Hồ cá
• 15:26 15/06/2025

Xu hướng vùng nuôi: Vi khuẩn trong gan và ruột tôm đáng lo

Theo báo cáo định kỳ từ Farmext LAB (Từ ngày 08/06 – 13/06/2025) mang đến những tín hiệu tích cực khi tình hình dịch bệnh đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, các chỉ số về vi khuẩn trong gan và ruột tôm vẫn ở mức báo động, đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ người nuôi.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:00 14/06/2025

Salp – Sinh vật thạch trong suốt lặng lẽ cứu lấy đại dương

Giữa lòng đại dương mênh mông, nơi ánh sáng gần như không chạm tới, tồn tại một loài sinh vật màu trong như thạch vì trông nó trong suốt Salpidae (tiếng Anh gọi là Salp) là một họ các loài sống đuôi sống phù du.

Salp
• 11:17 11/06/2025

Bắt giữ hơn 37 tấn thức ăn tôm giả tại Bạc Liêu: Hồi chuông cảnh tỉnh cho người nuôi tôm

Tình trạng hàng giả, hàng nhái trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là thức ăn cho tôm, vẫn luôn là một vấn nạn nhức nhối, gây thiệt hại nặng nề cho bà con nông dân. Vụ việc phát hiện và thu giữ hơn 37 tấn thức ăn tôm giả tại Bạc Liêu mới đây một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về mức độ tinh vi và quy mô của các hoạt động phi pháp này, đồng thời đặt ra yêu cầu cấp thiết về sự chung tay của cả cộng đồng và cơ quan chức năng.

Thức ăn giả
• 10:35 10/06/2025

Tôm bơi lờ đờ và kéo đàn: Dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm trong ao nuôi

Một trong những hiện tượng khiến người nuôi tôm lo lắng và cần đặc biệt chú ý chính là tôm bơi lờ đờ và kéo đàn. Đây không chỉ là biểu hiện của sự suy yếu mà còn có thể là lời cảnh báo về những vấn đề nghiêm trọng đang xảy ra trong ao, từ môi trường xuống cấp đến sự bùng phát của dịch bệnh.

Tôm bơi lờ đờ
• 20:57 19/06/2025

Loại cá mờm cơm: Từ món ăn bình dân đến đặc sản xuất khẩu

Tại những làng chài ven biển Nam Trung Bộ và Tây Nam Bộ, cá mờm cơm từ lâu đã là món ăn dân dã, gắn bó với đời sống ngư dân. Ít ai ngờ rằng, loài cá nhỏ bé này đang từng bước trở thành mặt hàng xuất khẩu giá trị, được ưa chuộng tại nhiều quốc gia châu Á và châu Âu. Hành trình từ bữa cơm gia đình đến bàn tiệc quốc tế của cá mờm cơm là một câu chuyện đầy thú vị về tiềm năng biển cả Việt Nam.

Cá mờm cơm
• 20:57 19/06/2025

Làm tối môi trường nuôi có giúp tăng sắc tố tôm?

Màu sắc tôm rất quan trọng, cả về mặt chất lượng cảm quan và giá trị thương phẩm. Màu sắc tôm tươi ngon, đặc trưng của từng loài giúp người tiêu dùng nhận biết và đánh giá chất lượng sản phẩm. Ở một số quốc gia, màu sắc tôm thường được dùng để phân loại và định giá tôm chất lượng cao.

Tôm luộc
• 20:57 19/06/2025

Thủy sản Việt Nam chuyển động cùng thế giới đổi thay

Trước rủi ro từ chính sách thuế quan của Hoa Kỳ, nhiều doanh nghiệp thủy sản Việt Nam chủ động tái cơ cấu thị trường xuất khẩu và để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, sản phẩm được chế biến đa dạng hơn. Trong khó khăn đang rõ khả năng chuyển động cùng thế giới thay đổi của thủy sản Việt Nam.

Nuôi trồng thủy sản
• 20:57 19/06/2025

Làm sao để phân biệt được ốc bươu vàng và ốc bươu đen?

Ốc bươu vàng và ốc bươu đen là hai loài thường xuyên được nhắc tới. Tuy nhiên, đây là hai loại ốc hoàn toàn khác nhau cả về sinh học, tác động đến môi trường và giá trị kinh tế. Việc phân biệt đúng giữa hai loài ốc này là vô cùng quan trọng đối với bà con nông dân, tránh những hậu quả đáng tiếc như thả nhầm ốc bươu vàng vào ao nuôi hoặc ruộng lúa.

Ốc bươu
• 20:57 19/06/2025
Some text some message..