Thí điểm bảo hiểm nông nghiệp: Đầu không xuôi – đuôi không lọt

Doanh nghiệp bảo hiểm thì than thua lỗ, chậm trễ trong bồi thường tiền bảo hiểm cho nông dân vì cho rằng một số hộ dân có dấu hiệu trục lợi qua bồi thường bảo hiểm.

Trần Thành Hên, treo đầm tôm
Ông Trần Thành Hên bên đầm tôm “treo” vì không tiền tái sản xuất.

Còn nông dân được bảo hiểm thì nói công ty bảo hiểm tìm cách làm khó trong bồi thường, thậm chí ngưng bán hợp đồng bảo hiểm do e ngại rủi ro… Sự nhùng nhằng này khiến cho ý nghĩa của việc thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giảm đi phần nào.

Nhiều người còn cho rằng, mới chỉ thí điểm thôi mà còn “khó xử” đến thế, liệu sao này nhân rộng thì thế nào? Ông Cao Văn Đức, ấp Tân Thành A, xã Tạ An Khương Nam, huyện Đầm Dơi, là một trong những hộ dân vừa nhận tiền bồi thường từ Công ty Bảo hiểm Bảo Minh.

Ông Đức cho hay, gia đình ông tham gia 2 hợp đồng bảo hiểm nhưng mới chỉ nhận được tiền của 1 hợp đồng với số tiền bồi thường 50 triệu đồng (đã được thoả thuận khấu trừ 45%).

Khó khăn quá mới chấp nhận thoả thuận

Vợ ông Đức bức xúc: “Vì khó khăn quá nên gia đình tôi mới chịu thoả thuận đền bù của công ty, chứ thực ra so với số tiền ban đầu công ty đã ký, chúng tôi bị thiệt thòi nhiều lắm”.

Do nợ tiền của công ty thức ăn nên hằng ngày gia đình ông Đức phải thấp thỏm vì bị đòi nợ. Quá túng quẫn nên không riêng gì gia đình ông Đức mà nhiều hộ dân khác đã chấp nhận thoả thuận đền bù của công ty bảo hiểm để có tiền tái sản xuất.

Ông Trần Thành Hên, nông dân ấp Tân Thành A, xã Tạ An Khương Nam, cho hay, đợt vừa rồi gia đình ông bị thiệt hại 9 ao tôm nhưng tham gia bảo hiểm 5 ao, đến nay vẫn chưa được bồi thường. Hợp đồng bảo hiểm được ký từ năm 2012.

Nếu bồi thường đầy đủ thì số tiền khoảng 300 triệu đồng, còn muốn được bồi thường nhanh thì phải chịu chấp nhận mức thoả thuận, chỉ còn khoảng 120 triệu đồng.

“Lúc ký hợp đồng và nhận tiền thì sao không nói trước vấn đề giảm từ 15-60% đối với tôm trên 50 ngày tuổi, để rồi đến khi bồi thường thiệt hại thì lại quay ra thoả thuận. Chúng tôi thấy bất mãn trước việc làm này của công ty. Hy vọng rằng, Nhà nước sớm can thiệp để chúng tôi có tiền tái đầu tư”, ông Hên bức xúc.

Anh Trần Văn Hải, cán bộ nông nghiệp xã Tạ An Khương, bộc bạch: “Bảo hiểm nông nghiệp là một chủ trương lớn, hợp lòng dân. Lúc mới đầu thực hiện, chúng tôi đã rất cố gắng trong tuyên truyền vận động người dân tham gia.

Để rồi đến nay, khi nông dân bị thiệt hại thì lại bị chính Công ty Bảo Minh (đại diện cho Nhà nước thực hiện việc chi trả tiền đền bù hỗ trợ thiệt hại cho dân) “cò kè bớt một thêm hai” khiến cho ý nghĩa của việc thí điểm này giảm đi rất nhiều. Lòng tin của người dân cũng theo đó sụt giảm”.

Ông Trịnh Hoàng Khanh, Giám đốc Công ty Bảo Minh Cà Mau, cho hay, năm 2012 công ty đã bồi thường 28 vụ, diện tích thiệt hại 9,240 ha, với số tiền gần 1,5 tỷ đồng. Năm 2013, công ty đã bồi thường 796 vụ, diện tích 260 ha, số tiền gần 45 tỷ đồng. Số hồ sơ phát sinh chưa bồi thường là 1.038 vụ, ước tính số tiền bồi thường gần 74 tỷ đồng.

Thời gian qua, do số hợp đồng tham gia bảo hiểm bị thiệt hại quá nhiều, bên cạnh đó công ty chờ ý kiến của tổng công ty nên việc bồi thường có hơi chậm.

Tuy nhiên, ông Khanh cam kết sẽ sớm hoàn tất việc đền bù cho những hợp đồng hoàn tất hồ sơ trước ngày 15/10. Riêng những hợp đồng chưa chấp nhận mức thoả thuận thì sẽ báo cáo với UBND tỉnh để tìm hướng giải quyết.

Cần cơ chế thống nhất

Từ khi triển khai thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp đến nay trên địa bàn 3 xã của huyện Đầm Dơi có 1.035 hợp đồng tham gia, với diện tích 389,39 ha. Tổng giá trị hợp đồng đã ký là 17,3 tỷ, trong đó người dân đóng góp 7,2 tỷ đồng.

Theo đó, trên toàn huyện có 1.012 hợp đồng bị thiệt hại với diện tích 295,96 ha. Trong đó có 487 hợp đồng được bồi thường với diện tích 178,455 ha, số tiền 28,8 tỷ đồng.

Anh Trần Thanh Hải, cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Tạ An Khương Nam cho hay, toàn xã có 406 hợp đồng được ký kết nhưng đến nay công ty mới chỉ bồi thường 191 hợp đồng. Mặc dù đã có Thông báo số 787 của UBND tỉnh về việc yêu cầu Công ty Bảo hiểm Bảo Minh giải quyết bồi thường nhanh những hợp đồng bảo hiểm đã ký kết với dân theo đúng quy định.

Tuy nhiên, công tác bồi thường diễn ra khá chậm, công ty chỉ ưu tiên bồi thường cho các hợp đồng bị thiệt hại dưới 50 ngày tuổi và những hợp đồng trên 50 ngày tuổi được người dân đồng ý thoả thuận với mức giảm từ 15-60%.

Ông Trần Thành Hên bức xúc: “Biểu phí bồi thường ngay từ đầu cũng do công ty quyết định chứ có phải do dân đâu mà bây giờ quay ra nói ngược rằng lỗ quá nên kêu dân chia sẻ. Mới chỉ là thí điểm thôi mà còn ngược xuôi đủ điều, chúng tôi thấy nản lắm. Không biết rồi sao này khi nhân rộng có ai tham gia nữa hay không”.

“BHNN là chính sách rất mới và cũng khó cả với nông dân do chưa quen tiếp cận loại hình này trong sản xuất và đối với tổ chức bảo hiểm cũng là mới. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước cũng vậy, nên không tránh được bất cập.

Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ bất cập ấy có được cùng nhau xở gỡ một cách nhanh chóng hay không là chuyện khác. Chương trình đang trong giai đoạn thí điểm nên người dân rất mong mỏi sự vào cuộc quyết liệt của các ngành, các cấp để ý nghĩa chương trình được trọn vẹn hơn và để việc nhân rộng cũng dễ dàng hơn trong thời gian tới”, ông Trương Minh Hoàng, Phó Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau, chia sẻ.

“Và chắc chắn rằng, sau đợt nắm tình hình vừa qua của Đoàn ĐBQH tỉnh thì trong kỳ họp tới người dân sẽ được nghe trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Tài chính về vấn đề này”, ông Hoàng cho biết thêm./.

Báo Cà Mau
Đăng ngày 17/09/2013
Bài và ảnh: Huệ Như
Kinh tế

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 11:20 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 11:20 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 11:20 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 11:20 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 11:20 25/11/2024
Some text some message..