Thiếu hụt Mg2+ trong ao nuôi tôm thẻ độ mặn thấp

Sự thiếu hụt Mg2+ trong nước có độ mặn thấp đã làm giảm sự tăng trưởng của tôm thẻ.

tôm thẻ
Mg2+ trong nước ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng trưởng của tôm thẻ.

Hiện nay tôm thẻ chân trắng có xu hướng nuôi ở các vùng xa biển hoặc ao trong đất liền với nước có độ mặn thấp (1-6g/L). Một trong những vấn đề lớn là thành phần ion của nước không tối ưu. Chính vì thế đã dẫn đến những tác động tiêu cực đến việc tiêu thụ thức ăn, tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm. Đặc biệt các tầng chứa nước có độ mặn thấp trong đất liền dùng để nuôi tôm thẻ có nồng độ Mg2+ rất khác nhau và cực kỳ thiếu hụt ở hầu hết các trang trại.

Mg2+ là yếu tố qua trọng thứ 2 của các enzyme liên quan trong chuyển hoá carbohyrate, protein và lipid. Nó cần thiết để hình thành phức hợp ATP-Mg2+, đặc biệt là nồng độ Mg2+ đối với  enzyme Na+/K+ ATPase và Mg2+-ATPase, cả hai đều quan trọng trong quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu và nồng độ ion trong quá trình thích nghi với môi trường có độ mặn thấp (3g/L). Trong quá trình lột xác, tôm hấp thụ một lượng lớn Mg2+ và Ca2+ để khoáng hóa bộ xương ngoài của chúng. Do đó, việc bổ sung khoáng cho tôm trong quá trình lột xác là rất cần thiết.

Kết thúc thí nghiệm (6 tuần), nước có nồng độ Mg2+ là 129 và 100 mg/L cho trọng lượng cuối, tăng trọng và tỷ lệ tăng trọng cao hơn đáng kể so với năng suất tăng trưởng của tôm nuôi ở mức Mg2+ là 55 mg/L hoặc thấp hơn. Kết quả cũng cho thấy FCR của nước có hàm lượng Mg2+ là 129 và 100 mg/L thấp hơn so với mức Mg2+ là 55 mg/L hoặc thấp hơn (30 mg/L, 17 mg/L…). Không có sự khác biệt đáng kể nào về tỷ lệ sống sót giữa các nghiệm thức. Trong quá trình thử nghiệm, mức DO, nhiệt độ, độ mặn, pH, TAN và nitrit được duy trì trong phạm vi chấp nhận được đối với tôm thẻ. Giá trị độ kiềm của nước nuôi vẫn nằm trong khoảng 80–100 mg/L trong quá trình thử nghiệm.

Có nhiều trang trại, nuôi tôm độ mặn thấp với nồng độ K+ hoặc Mg2+ trong nước thấp hơn mức lý tưởng so với nước biển trong khi độ mặn tương tự nhau. Do đó, buộc người nuôi phải điều chỉnh nồng độ ion của nước nuôi để giống với nước biển (tỷ lệ Na+, K+, Ca2+ và Mg2+ ở độ mặn 1g/L lần lượt là 304,35; 11,01; 11,59 và 39,13 mg/L). Tỷ lệ này được tìm thấy trong nước biển có lẽ là giá trị tham khảo an toàn nhất để tôm thẻ đạt được sự sống sót và tăng trưởng tối ưu. Một nghiên cứu trước đó, đã quan sát thấy tăng trưởng của tôm trong nước nuôi có độ mặn thấp khi nồng độ Mg2+ cao nhất (160 mg/L) cho tăng trọng lớn nhất, trong khi với nồng độ Mg2+ thấp nhất  (10 mg/L) khiến tôm tăng trọng thấp nhất.

Mặc dù không rõ lý do chính xác cho việc giảm năng suất của tôm nuôi trong nước có độ mặn thấp với hàm lượng Mg2+ thấp, nhưng việc tiêu tốn nhiều năng lượng để duy trì sự điều hòa thẩm thấu do nồng độ Mg2+ thấp trong nước có độ mặn thấp có thể là lý do hợp lý nhất. Do đó giảm nồng độ Mg2+ trong môi trường có thể đã làm gián đoạn hoạt động của enzyme Na+/K+ ATPase trong mang, dẫn đến rối loạn chức năng điều hòa thẩm thấu ở tôm. Nồng độ thẩm thấu của haemolymph thấp hơn đáng kể và khả năng điều hòa thẩm thấu của tôm được nuôi trong nước nuôi có nồng độ Mg2+ dưới mức tối ưu trong nghiên cứu hiện tại ủng hộ lập luận này.

Ngoài ra, hiệu suất tăng trưởng thấp đáng kể của tôm ở nồng độ Mg2+ thấp trong nước có độ mặn thấp có thể do sự thiếu hụt Mg2+ trong haemolymph để thực hiện các quá trình sinh lý khác nhau trong cơ thể bao gồm cả tăng trưởng. Căng thẳng do thay đổi độ mặn hoặc thành phần ion của nước nuôi có thể làm thay đổi năng lượng của động vật và cuối cùng dẫn đến sự biến đổi trong tăng trưởng và tỷ lệ sống. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ sống của tôm không khác biệt đáng kể vào cuối thử nghiệm (6 tuần) giữa các nghiệm thức. Tuy nhiên, các tác động tiêu cực đến tỷ lệ sống của tôm trong các giai đoạn sau, tại các trang trại nuôi tôm thương phẩm có thể do tôm phơi nhiễm kéo dài (> 16 tuần) với mức Mg2+ cực thấp trong điều kiện độ mặn thấp.

The effects of magnesium concentration in low‐salinity water on growth of Pacific white shrimp (Litopenaeus vannamei) by Harsha S. C. Galkanda‐Arachchige,  Luke A. Roy, D. Allen Davis

Đăng ngày 25/11/2020
Sương Phạm
Kỹ thuật

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 11:03 22/11/2024

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 11/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 09:51 25/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 09:51 25/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 09:51 25/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 09:51 25/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 09:51 25/11/2024
Some text some message..