Thú chơi tép cảnh siêu rẻ tại Hà thành

Có giá dưới 100.000 đồng/con, những chú tép cảnh sặc sỡ có thể đáp ứng được nhu cầu đẹp, rẻ của dân chơi sinh vật cảnh tại Hà Nội.

tép mũi đỏ
Những chú tép mũi đỏ thuần Việt.

Xuất hiện tại Việt Nam hàng chục năm, nhưng vài năm trở lại đây, thú chơi tép cảnh mới trở thành "mốt" trong giới sinh vật cảnh tại Hà Nội và TP.HCM, khi hàng loạt giống tép ngoại được quảng cáo với mức giá lên tới hàng ngàn USD/con. Để tiết kiệm mà vẫn thỏa mãn đam mê, nhiều người chơi Việt đã chuyển dần sang nuôi tép cảnh nội hoặc hàng Trung Quốc có giá rẻ, chỉ khoảng 100.000 đồng/con, phù hợp tiêu chí vừa rẻ, vừa đẹp lại hợp mốt.

Các cửa hàng bán tép cảnh online hiện chào hàng giống phổ biến nhất là tép Anh Đào (Red Cherry) với giá bán chỉ 20.000 - 40.000 đồng/cặp. Đắt hơn là tép vàng, tép đen giá trên 100.000 đồng/con. Loài Kingkong, Panda, Red Ruby mang gen đột biến, cá thể gồm 2 màu xanh đen hoặc đỏ trắng có giá từ 500.000 đồng đến gần 2 triệu đồng/con.

Phần lớn tép cảnh tại Việt Nam đều được quảng cáo là hàng nhập khẩu tại Thẩm Quyến, Trung Quốc, tép Đài Loan hoặc Nhật Bản. Tép cảnh chỉ có chiều dài 1 -1,5 cm, thường được khuyên nuôi theo đàn lớn đồng loại, ít nhất 10 con/bể. Tính chung, giá của mỗi bể thủy sinh để nuôi tép cảnh ngoại giá giao động từ 2 đến vài chục triệu đồng. Chủ một cửa hàng bán sinh vật cảnh tại đường Hoàng Hoa Thám cho biết, tép cảnh tại Hà Nội chủ yếu là tép nội, được thuần hóa và sống quen với môi trường nước Việt Nam. Tép đã thuần hóa có sức khỏe tốt, sức đề kháng cao, nhưng màu sắc kém nổi bật vì người bán chỉ chủ động thuần những loài có giá thấp và siêng đẻ trứng. "Nhiều người chơi còn nuôi cả tôm tích, tép mũi đỏ, tép đốm trong bể thủy sinh vì chúng sống rất dai, không cần chăm sóc, thậm chí không cần cho ăn hay ánh sáng, với cơ thể màu trong, đốm đen hoặc xanh dương nhìn cũng rất bắt mắt. Riêng người chơi ở miền Nam lại ưa chuộng những loài hiếm, có gen đột biến, thường là hàng nhập khẩu với mức giá dao động từ 1 triệu đến hàng chục triệu đồng", vị này cho hay.

tép anh đào
Tép Anh Đào (Red Cherry) có giá chỉ 10.000 - 20.000 đồng/con.

Nhỏ bé, khó phân biệt màu sắc nếu là loài có chi gần nhau, nên thị trường tép Việt khá loạn giá. Giới nuôi tép cảnh vẫn cảnh báo nhau về việc các loài tép có vẻ ngoài khá tương đồng nên rất khó phân biệt, người bán dựa vào đặc điểm này bung giá cao bất thường. Ví như có cùng màu sắc, tên gọi giống nhau nhưng tép Red Crytal có thể bị lẫn với Red Cherry, trong khi giá của 2 loài này chênh nhau tới hàng trăm lần. "Nhiều cá thể tép có màu sắc bắt mắt nhưng thực ra là con lai pha tạp giữa nhiều loài, không phải giống thuần chủng. Những chú tép như vậy có tuổi thọ thấp, dễ sinh bệnh. Trong khi đó, tép lây bệnh rất nhanh vì sống thành đàn gần gũi, khiến không ít người phải ngậm ngùi nhìn cả trăm con tép chết nổi trắng bụng, tổn thất cả chục triệu đồng".

Zing/Tiền Phong, 07/12/2013
Đăng ngày 08/12/2013
Nuôi trồng

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 09:41 27/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:45 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 10:25 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 10:25 27/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 10:25 27/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 10:25 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 10:25 27/11/2024
Some text some message..