Thu mua đỉa tại Hà Nội: Cảnh giác với chiêu lừa cũ

Những ngày gần đây, dư luận đang xôn xao việc có rất nhiều người lao động đến từ nhiều tỉnh thành, đặc biệt là một số người ở Vĩnh Phúc, Phúc Yên và một số vùng lân cận thuộc Hà Nội rủ nhau xuống các cánh đồng hoang trũng nước ở xã Cổ Nhuế (Từ Liêm, Hà Nội) để bắt đỉa, gom lại bán giá hời cho người Trung Quốc. Người dân ở Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội cũng bắt đầu học theo. Hiện chưa rõ động cơ của người Trung Quốc khi mua đỉa để làm gì, chỉ nghe dân bắt đỉa kháo nhau họ mua về để làm thuốc? Nhiều người dân muốn phá bỏ trồng màu, đào ao để nuôi đỉa hiệu quả kinh tế cao hơn.

bắt đỉa
Người dân bắt đỉa ở xã Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội. Ảnh: VOV

Chính quyền địa phương nói gì?

Trao đổi với phóng viên báo Sức khỏe&Đời sống, ông Nguyễn Tiến Hùng - Phó Chủ tịch UBND xã Cổ Nhuế cho biết: “UBND xã biết được thông tin do báo chí và người dân cung cấp. Do đó, xã đã có các biện pháp tuyên truyền không cho bắt đỉa tại địa bàn xã Cổ Nhuế để tránh gây ảnh hưởng tới tình hình an ninh trật tự trên địa bàn. Chúng tôi xác định số người này không hề vi phạm pháp luật vì đỉa không phải là hàng quốc cấm nên chỉ đưa về trụ sở ủy ban hỏi han rồi cho về ngay. Hơn nữa, không có chế tài để xử lý việc người dân đi bắt hay buôn bán đỉa, do vậy, công tác tuyên truyền trên địa bàn vẫn là chủ yếu”.  

Thời điểm chúng tôi khảo sát tại khu vực đồng Cổ Nhuế và nói chuyện với một số người dân ở đây, đa số họ cho biết không thích tham gia vào việc đi bắt đỉa vì thực tế, bắt được 1kg đỉa để bán không hề dễ dàng, rất vất vả, cày xới, đạp nát cả ruộng lên mới bắt được, cả ngày cố gắng lắm mới được vài lạng nhưng đỉa bé, không có nhiều đỉa to. Và không có chuyện nông dân ở đây có ý muốn đào ao nuôi đỉa.

Nguy cơ mất tiền vì đỉa

Một số người dân cải thiện đời sống kinh tế nhờ bắt đỉa, thế nhưng có những người vì lợi nhuận đứng ra thu mua đại lý, gom đỉa số lượng lớn để bán cho thương lái Trung Quốc. Thế nhưng sau khi “cơn sốt” đỉa tạm lắng, chịu thiệt hại lớn nhất lại là những chủ đầu nậu thu gom người Việt. Những người đứng ra thu gom hàng tạ đỉa khô bây giờ méo mặt với mớ hàng tồn không xuất đi đâu được vì thương lái Trung Quốc đã biến mất. Vẫn là các chiêu lừa cũ, qua từng ngày, họ lại nâng giá lên gấp đôi, thậm chí gấp 3. Bây giờ, họ biến mất, nhiều người tiền bạc trong nhà đổ vào việc gom hàng, có nhà sạt nghiệp vì vay lãi mua đỉa.

Đây vẫn là một chiêu trò kiếm tiền của các thương lái Trung Quốc. Ban đầu, họ bỏ tiền ra tạo nên “cơn sốt” đỉa bằng những lần tăng giá đỉa. Sau khi thu mua với giá cũ, các thương lái đã nhập lại hàng cho đầu nậu người Việt bằng giá mới. Khi giá thu mua lên tới đỉnh điểm cũng là lúc các thương lái này đã bán lại hết số đỉa thu mua rồi... biến mất.
Người dân nên cẩn thận để tránh bị lừa giống như các vụ thu gom mua đỉa ở Tây Ninh, lá điều khô ở Bình Phước, dừa khô ở Bến Tre... tại các tỉnh phía Nam vẫn trò chiêu trò  lừa cũ.

Cũng theo tìm hiểu của chúng tôi, Phúc Yên (Vĩnh Phúc) là địa điểm tập trung thu mua tất cả số đỉa những người đi săn bắt được vào các buổi chiều. Việc mua bán thứ hàng hóa này cũng không diễn ra công khai mà phần lớn trong vòng bí mật, tại những điểm khá kín đáo.

Báo Sức khỏe&Đời sống
Đăng ngày 11/08/2013
trần lâm
Nông thôn

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 09:39 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 09:33 26/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Giải thích cơ chế cắt tảo ao nuôi bằng vi sinh

Trong quá trình nuôi tôm, sự xuất hiện và phát triển quá mức của các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp hay tảo mắt,… luôn là một thách thức lớn đối với người dân.

Ao nuôi
• 19:35 28/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 19:35 28/11/2024

Từ loài cá gây sợ hãi đến món ăn sánh ngang với tôm hùm

Trước đây, cá thầy tu là một trong những loài cá được cho là sở hữu ngoại hình lập dị nhất thế giới đại dương và thậm chí còn từng bị nước Pháp cấm săn bắt và buôn bán vì nó mang lại nỗi khiếp sợ cho khách hàng.

Món cá
• 19:35 28/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 19:35 28/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 19:35 28/11/2024
Some text some message..