Thử nghiệm thành công nhiều giống cá mới

Hàng năm, diện tích cũng như sản lượng nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn Quảng Ninh liên tục tăng. Kết quả này có một phần đóng góp không nhỏ của Trung tâm Khoa học và Sản xuất giống thuỷ sản Quảng Ninh trong việc nghiên cứu, sản xuất và thử nghiệm thành công nhiều giống mới, đáp ứng nhu cầu về giống cho sự phát triển bền vững nghề nuôi trồng thuỷ sản.

cá rô phi đơn tính
Cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khoa học và Sản xuất giống thuỷ sản Quảng Ninh kiểm tra cá rô phi đơn tính Cát Phú bố mẹ.

Để giúp người dân có kiến thức, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng thủy sản đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có kỹ năng kiểm tra chất lượng con giống, kiểm soát môi trường và phòng trừ dịch bệnh, Trung tâm đã triển khai nhiều hoạt động khoa học mang lại hiệu quả cao như: Nghiên cứu, ứng dụng nuôi cá thát lát cườm; nuôi cá rô đầu vuông; sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá đối mục… Cùng với đó, Trung tâm đã xây dựng 4 mô hình ương giống thuỷ sản nước ngọt tại thị xã Quảng Yên; 16 mô hình nuôi thương phẩm cá nước ngọt, cá rô đồng, nuôi rươi kết hợp với cáy đồng tại một số hộ dân sống ven sông Cầm (Đông Triều); 3 mô hình nuôi nhuyễn thể ở Vân Đồn… Đến nay, các mô hình, dự án này đã được triển khai nhân rộng tại nhiều địa phương trong tỉnh, cho hiệu quả kinh tế cao. Để hỗ trợ bà con nông dân về kỹ thuật, từ đầu năm đến nay, Trung tâm đã tổ chức 8 lớp tập huấn cho 400 lượt người về kỹ thuật nuôi trồng thủy, hải sản, quản lý môi trường và phòng trừ dịch bệnh; tổ chức 3 lớp dạy nghề cho lao động nông thôn cho 90 lượt lao động.

Để cơ cấu đàn giống đa dạng, đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, ngay từ đầu năm nay, các trại sản xuất của Trung tâm đã tập trung tuyển chọn, nuôi vỗ đàn cá hậu bị, cá bố mẹ, cải tạo vệ sinh ao hồ, chuẩn bị tốt các điều kiện để sản xuất giống. Từ đầu năm đến nay, Trung tâm đã sản xuất được trên 85 triệu con giống các loại cung ứng cho người nuôi thuỷ sản trong và ngoài tỉnh. Hiện nay, các loại giống cá nước ngọt chủ yếu tại Trung tâm như: Cá chép lai, cá mè, cá trê, rô phi đơn tính, ngoài ra Trung tâm còn phối hợp với chuyên gia Đài Loan sản xuất giống cá rô phi đơn tính bằng phương pháp lai xa với sản lượng 50-60 triệu con/năm. Cá rô phi lai xa có tốc độ sinh trưởng nhanh, thời gian nuôi 6-7 tháng có thể đạt trọng lượng 0,6-0,7kg/con. Cùng với đó, gần đây, Trung tâm đã phối hợp với chuyên gia nước ngoài tuyển chọn, sản xuất thành công giống cá rô phi Cát Phú; đưa vào nuôi thành công giống cá đối mục, cá chép tam bội. Đây là những giống cá mới, có nhiều ưu điểm. Cá rô phi Cát Phú có tốc độ phát triển nhanh, vượt trội so với giống cá rô phi thường, có thể rút ngắn thời gian nuôi từ 6 tháng xuống 4 tháng, trọng lượng trung bình đạt 0,5-0,6kg/con. Cá rô phi Cát Phú có đầu nhỏ, mình dày, tỷ lệ thịt lớn, có khả năng chịu lạnh tốt và có thể nuôi qua mùa đông. Đây là đối tượng thích hợp để phát triển sản xuất hàng hoá phục vụ xuất khẩu. Cá đối mục sinh trưởng tốt ở môi trường nước lợ, mặn và chịu được nhiệt độ từ 3-35 độ C; là đối tượng nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên của Quảng Ninh. Giống cá này có kích thước lớn, thịt ngon. Do chịu được nhiệt độ thấp nên có khả năng nuôi qua mùa đông, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi. Có thể nói, từ thành công bước đầu của mô hình sản xuất giống cá đối mục, Trung tâm đã góp phần làm cho “danh mục” giống nuôi trồng thuỷ sản tại Quảng Ninh phong phú hơn, tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân ở các vùng ven biển. Đặc biệt, hiện nay Trung tâm đang triển khai thực hiện mô hình cá chép tam bội bằng việc cho lai giữa cá chép cái Nhật Bản tứ bội với cá chép đực vàng lưỡng bội. Cá chép tam bội có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn cá chép lai từ 30-50%. Cá giống với kích cỡ 6cm (100-150 con/kg), sau 6 tháng nuôi có thể đạt từ 1-1,5kg/con. Cá có sức đề kháng cao, khả năng kháng bệnh tốt; chịu rét tốt ở nhiệt độ từ 5-10oC; khả năng thích ứng rộng... Đây là một trong những giống cá có triển vọng tốt cho nghề nuôi nước ngọt.

Trao đổi với chúng tôi, ông Vũ Công Tâm, Phó Giám đốc Trung tâm Khoa học và Sản xuất giống thủy sản cho hay: “Để nâng cao hiệu quả sản xuất giống, bên cạnh việc đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo tập huấn; đẩy mạnh sản xuất con giống chất lượng cao, đa dạng thành phần giống, mở rộng thị trường tiêu thụ... Trung tâm tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng đáp ứng yêu cầu mở rộng sản xuất, hoàn thiện dự án cải tạo, sửa chữa hệ thống ao ương giống, sản xuất giống thực nghiệm giống thuỷ sản nước ngọt tại Đông Mai (Quảng Yên); phấn đấu sản lượng giống sản xuất hết năm nay đạt trên 100 triệu con giống”.

Báo Quảng Ninh, 31/10/2013
Đăng ngày 01/11/2013
Hữu Việt
Nuôi trồng

Lựa chọn giá thể nuôi cấy san hô

Theo những thống kê gần đây, diện tích rạn san hô trên thế giới đã mất khoảng 19% và khoảng 20% số rạn đang trong tình trạng có chiều hướng bị đe dọa nghiêm trọng và sẽ mất trong vòng 20 – 40 năm tới.

San hô
• 10:20 25/09/2024

Sinh trưởng và phát triển: Tầm quan trọng của nước nuôi

Một môi trường nước không đảm bảo sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng, khả năng chống chịu bệnh tật, và thậm chí có thể gây ra hiện tượng chết hàng loạt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu về tầm quan trọng của nước nuôi đối với quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm, từ các yếu tố cần thiết đến các biện pháp quản lý và kiểm soát nước hiệu quả.

Nước ao nuôi
• 09:58 25/09/2024

Bảo vệ ao nuôi tôm trước nguy cơ ngập lụt trong mùa mưa lũ

Mùa mưa lũ thường xuyên xảy ra khiến hoạt động nuôi tôm gặp nhiều khó khăn. Đây là giai đoạn có nguy cơ cao về thay đổi môi trường, bùng phát dịch bệnh gây thiệt hại đến tôm nuôi. Do đó, bà con cần có những giải pháp thích ứng, phòng ngừa và khắc phục hiệu quả trước những thiệt hại do mưa bão gây ra.

Ao tôm nuôi
• 11:06 24/09/2024

Chuỗi thức ăn tự nhiên và mô hình Bio Floc trong nuôi tôm

Nuôi tôm đã trở thành một trong những ngành công nghiệp quan trọng, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, nơi điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản. Để nuôi tôm hiệu quả, người nuôi không chỉ cần hiểu về cách chăm sóc tôm mà còn phải nắm rõ chuỗi thức ăn tự nhiên của tôm và áp dụng các mô hình tiên tiến như Bio Floc.

Mô hình nuôi Bio floc
• 09:51 24/09/2024

Lựa chọn giá thể nuôi cấy san hô

Theo những thống kê gần đây, diện tích rạn san hô trên thế giới đã mất khoảng 19% và khoảng 20% số rạn đang trong tình trạng có chiều hướng bị đe dọa nghiêm trọng và sẽ mất trong vòng 20 – 40 năm tới.

San hô
• 16:21 25/09/2024

Kiểm soát dư lượng hóa chất và kháng sinh trong thủy sản

Để đảm bảo ngành nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững, kiểm soát dư lượng hóa chất và kháng sinh là một nhiệm vụ cấp bách. Hiện nay, do một số yếu tố ảnh hưởng nên việc lạm dụng kháng sinh, sử dụng bừa bãi diễn ra phổ biến. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu các khía cạnh gây hại của chúng nhé!

Sử dụng thực phẩm
• 16:21 25/09/2024

Sinh trưởng và phát triển: Tầm quan trọng của nước nuôi

Một môi trường nước không đảm bảo sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng, khả năng chống chịu bệnh tật, và thậm chí có thể gây ra hiện tượng chết hàng loạt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu về tầm quan trọng của nước nuôi đối với quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm, từ các yếu tố cần thiết đến các biện pháp quản lý và kiểm soát nước hiệu quả.

Nước ao nuôi
• 16:21 25/09/2024

Vấn nạn bắt thủy sản không chọn lọc làm giảm tài nguyên thiên nhiên

Bắt thủy sản không chọn lọc, còn gọi là đánh bắt không bền vững, đang là một vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là nguồn lợi thủy sản. Phương pháp này bao gồm sử dụng lưới vét, lưới kéo đáy và các công nghệ đánh bắt quá mức, không phân biệt giữa các loài thủy sản, kích thước hay độ tuổi.

Đánh bắt thủy sản
• 16:21 25/09/2024

Một số cải tiến kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng ao đất

Hiện nay, tại nhiều khu vực nuôi tôm thẻ chân trắng trong cả nước, phát triển nhiều loại hình nuôi, tùy theo điều kiện tài chánh, khả năng nắm bắt kỹ thuật...

Tôm thẻ chân trắng
• 16:21 25/09/2024
Some text some message..