Thu nhập cao nhờ nuôi ghép cá

Nhiều năm qua, với mô hình nuôi ghép nhiều loại cá mang lại hiệu quả kinh tế cao, ông Lê Văn Bon (57 tuổi, ngụ KV.Bình Thường B, P.Long Tuyền, Q.Bình Thủy, TP.Cần Thơ) trở nên nổi tiếng.

chăm sóc ao cá sắp thu hoạch
Ông Bon đang chăm sóc ao cá thát lát sắp thu hoạch ẢNH: NGUYÊN ĐẠT

Ông Bon cho biết việc nuôi lồng ghép nhiều loại cá sẽ không lo bị lỗ, bởi nếu cá này xuống giá thì có cá khác “gỡ lại”.

Từ thất bại đầu tiên

Hiện ông đang nuôi tổng hợp cá thát lát và sặt rằn. Những lúc giá cá thát lát “lao dốc”, ông Bon tuy buồn vì nguồn thu chính giảm sút nhưng vẫn còn đó hàng tấn cá sặt rằn để “bỏ ống”. Ông Bon kể trước năm 2000, khi đơn vị ông công tác giải thể, ông trở về ruộng đồng với diện tích hơn 1 ha đất do cha mẹ để lại. “Tôi vốn xuất thân nông dân, giờ về lại với ruộng đồng thì đam mê trỗi dậy. Bởi vậy, tôi nhanh tay cải tạo đất để bắt đầu hành trình làm nhà nông chính hiệu”, ông Bon nói.

Theo ông Bon, lúc này ông cũng tham quan nhiều nơi để học hỏi nhằm chuẩn bị vốn kiến thức về nông nghiệp làm hành trang khởi nghiệp. Sau đó, ông quyết định đào khoảng 50% diện tích thành các ao nuôi cá, còn lại lên bờ trồng cây. “Làm nông nghiệp thật sự không phải dễ, bởi tôi đã nhiều lần thất bại, mà điển hình nhất là thấy người ta nuôi cá tra hiệu quả, tôi cũng làm theo, cuối cùng lỗ hơn 100 triệu đồng”, ông Bon tâm sự.

Sau cú làm ăn đầu tiên thất bại, ông Bon gần như phải làm lại từ đầu. Lúc này, ông lại tiếp tục học hỏi để tìm mô hình hay, trong đó con cá kết hợp với cây ăn trái được ông đặc biệt quan tâm. Cú thất bại đầu tiên đã cho ông Bon bài học lớn đó là phải đa canh, nuôi lồng ghép, rồi chú ý nhu cầu của thị trường để tránh tình trạng trúng mùa mất giá. “Tôi mất gần 3 năm để đi khắp nơi học hỏi, thử nghiệm, sau đó quyết tâm nuôi ghép các loại cá dưới ao, trên bờ trồng cây ăn trái sầu riêng, măng cụt, xoài cát Hòa Lộc, dừa, nuôi thêm gà thả vườn, nhím sinh sản, trồng hoa kiểng...”, ông Bon nói.

Tận dụng hết thức ăn

Qua nhiều cố gắng, năm 2003, ông Bon thả nuôi cá rô đồng ghép với cá sặt rằn và rất thành công. Sau vài vụ nuôi, ông chuyển qua nuôi cá rô đầu vuông ghép với sặt rằn. Khi phong trào nuôi cá rô “nở rộ”, giá cá xuống thấp, ông Bon chuyển qua nuôi cá lóc kết hợp với cá sặt rằn. Đặc biệt, 4 năm gần đây ông “bén duyên” với con cá thát lát và vẫn tiếp tục ghép với cá sặt rằn.

“Do các loại cá ăn các tầng khác nhau nếu chỉ nuôi một loại sẽ rất phí vì có hiện tượng dư thừa thức ăn. Từ đó, khi nuôi loại nào tôi cũng tính toán để ghép nhằm tận dụng hết thức ăn, đảm bảo hiệu quả kinh tế cao”, ông Bon nói.

Hiện nay, mỗi vụ ông Bon thả khoảng 50.000 con cá thát lát giống, 100.000 con cá sặt rằn giống, đến khi thu hoạch hơn 15 tấn cá thát lát, 5 tấn cá sặt rằn cho thu nhập hơn 1 tỉ đồng. “Quá trình nuôi ghép cần phải chú ý hoàn thiện quy trình, nắm vững kỹ thuật quản lý đầu con để không bị hao hụt. Trong chăm sóc phải chú ý ngừa bệnh. Đặc biệt là quản lý nguồn nước cho tốt, các loại cá có thời gian nuôi khác nhau nên tính toán đến khi thả ghép sẽ cho thu hoạch một lượt…”, ông Bon nói.

Bây giờ, tuy đã hoàn thiện quy trình nuôi nhưng ông Bon vẫn tích cực tham gia các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật, hội thảo chuyên đề do các cấp hội nông dân và ngành nông nghiệp tổ chức. Bởi theo ông, nếu không nắm bắt tiến bộ khoa học kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất sẽ khó đạt hiệu quả cao.

Ông Lâm Việt Hải, Chủ tịch Hội Nông dân P.Long Tuyền, cho biết: “Cách làm của anh Bon cho thấy nếu nông dân nhanh nhạy trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chủ động thực hiện các mô hình tổng hợp thì hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn. Mô hình của anh Bon đang được nhiều bà con trong vùng đến học hỏi kinh nghiệm và thực hiện theo”.

Báo Thanh Niên, 12/02/2017
Đăng ngày 12/02/2017
Nguyên Đạt
Nuôi trồng

Từ lão nông nghèo đã trở thành triệu phú nhờ nuôi cá lồng

Nhờ mạnh dạn chuyển sang nuôi cá lồng trên dòng sông Đà, ông Lò Văn Bân đã có cuộc sống sung túc và thoát nghèo…

Ông Bân thoát nghèo nhờ nuôi cá lồng
• 15:46 06/07/2023

Nghề lạ đất Mũi, ngồi nhà trói cua Cà Mau kiếm 300.000 đồng/ngày

Nghề trói cua, lựa cua tại các cơ sở thu mua cua ở Cà Mau đã giúp cho nông dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập khá.

Nghề trói cua Cà Mau
• 11:45 20/04/2023

Hai loại tôm lạ trên thị trường đắt hơn tôm hùm được nhiều người săn lùng

Hai loại tôm lạ này được đánh gia ngon hơn cả tôm hùm. Dù giá cao, chúng vẫn được nhiều người lùng mua thưởng thức.

Tôm tít
• 12:07 15/04/2023

Cà Mau: Giá cua tăng cao, nông dân mừng như "trúng số"

Việc nguồn cung khan hiếm, kéo theo nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng mạnh trong những ngày qua là nguyên nhân khiến giá cua biển ở Cà Mau tăng cao.

Cua tăng giá
• 17:51 21/03/2023

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 10:05 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 11:48 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Ao nuôi tôm
• 10:44 26/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 10:44 26/04/2024

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 10:44 26/04/2024

Một số loại lưới che nắng cho ao tôm tiết kiệm chi phí

Tại các tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đang phát triển mô hình nuôi tôm công nghệ cao, siêu thâm canh, đem lại hiệu quả rõ ràng và mở ra hướng đi mới cho ngành nuôi tôm. Với đặc thù khí hậu nhiệt đới quanh năm tác động lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp để che mát cho ao nuôi trở nên vô cùng quan trọng.

Ao tôm
• 10:44 26/04/2024

Ức chế vi khuẩn gây hại bằng axit hữu cơ

Một giải phải để hỗ trợ loại bỏ kháng sinh trong việc phòng bệnh cho vật nuôi chính là sử dụng axit hữu cơ cho nuôi trồng thủy sản hiện nay. Vậy các lợi ích mà axit hữu cơ mang lại chính là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng Tép Bạc nhé!

Đĩa khuẩn
• 10:44 26/04/2024