Thu nhập hàng trăm triệu đồng từ nuôi cá cảnh

Trong khi những bạn trẻ cùng trang lứa còn đang loay hoay tìm cho mình một ngành nghề, một công việc ổn định để lập nghiệp thì anh Nguyễn Ngọc Thạch (SN 1996, ở phường Tân An, TP. Buôn Ma Thuột) đang khá thành công với việc kinh doanh cá cảnh.

Kinh doanh cá cảnh đang là một xu thế làm giàu nổi trội trên thị trường hiện nay

Tốt nghiệp Cử nhân Luật Kinh tế nhưng anh Thạch lại chọn nuôi cá cảnh để khởi nghiệp. Được sự hỗ trợ kỹ thuật của kỹ sư thủy sản, anh Thạch vừa nuôi vừa học hỏi rút kinh nghiệm. Lúc đầu vì thiếu vốn, anh cũng gặp không ít khó khăn nhưng từng bước vay thêm từ bạn bè và phát triển từ vài loại cá thông thường dễ nuôi dễ bán, đến nay anh đã có hàng trăm loại cá; trong đó có nhiều loại quý hiếm.

Anh Thạch cũng thường xuyên cập nhật thông tin những dòng cá mới nhất từ bạn bè và trên mạng Internet để nhập về nuôi sinh sản nhân đàn. Nếu năm 2019, anh Thạch có chừng 50 bể cá các loại và 100 cặp cá bố mẹ thì hiện nay quy mô cửa hàng của anh tăng gấp hai lần với hơn 1.000 cặp cá bố mẹ và khoảng 500 sản phẩm cá cảnh đủ kích cỡ. Hiện cửa hàng của anh Thạch đang kinh doanh nhiều loài cá được thị trường ưa chuộng như: cá Koi của Nhật Bản, cá rồng (với 3 màu xanh, đỏ, vàng) của Thái Lan, cá bảy màu Đumbô (hay bảy màu tai voi) và một số dòng cá bảy màu khác có giá khá cao. Đơn cử, giá cá Betta rồng màu đỏ đã trưởng thành giá bán dao động từ 90.000 - 100.000 đồng/con cá đực; cá Betta rồng đuôi tưa bản địa bán với giá từ 130.000 – 180.000 đồng/con. Bình quân mỗi tháng, cửa hàng của anh Thạch xuất bán trên 500 cặp cá thành phẩm. Đặc biệt, dòng cá Koi đạt các tiêu chí của giới chuyên môn cá cảnh thì giá bán có thể lên đến 250.000 đồng/cặp. Ngoài ra, anh còn tư vấn thiết kế hồ cá thủy sinh, cung cấp phụ kiện hồ cá như: cây thủy sinh, lũa, đá... Mỗi tháng, sau khi trừ chi phí, anh Thạch lãi 15 - 20 triệu đồng. Thị trường tiêu thụ cá của anh Thạch là các cửa hàng cá cảnh lớn tại TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Mỗi năm anh lãi 200 triệu đồng, con số này khá ấn tượng đối với một thanh niên vừa khởi nghiệp.


Anh Thạch chăm sóc cá cảnh

Anh Thạch rất tự tin với triển vọng phát triển của nghề nuôi cá cảnh. Theo anh, nuôi cá cảnh không khó, đầu tư vốn không cao nhưng đòi hỏi người nuôi phải nắm vững các quy trình kỹ thuật, nhất là khâu chăm và dưỡng cá bột. Về thức ăn, lựa chọn thức ăn dễ tìm như: loăng quăng, hồng trần, thủy trần, trùn chỉ… Điều quan trọng nữa là các bể cá phải sạch, môi trường nước không bị ô nhiễm, không chứa nhiều clo. Kích thước bể phải phù hợp với lượng cá nuôi, nếu mật độ dày cá dễ bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, bể nuôi còn phải chú ý đến nhiệt độ, ánh sáng và nồng độ oxy cho cá thích nghi.

Anh Thạch chia sẻ, thị trường cá cảnh rất đa dạng và “khó tính” đòi hỏi người kinh doanh phải liên tục cập nhật những dòng cá mới nhất; đồng thời chú trọng hơn nữa trong khâu chăm sóc sản phẩm để đạt chất lượng cao đáp ứng thị hiếu của khách hàng. Anh cũng đang ấp ủ dự định sẽ thành lập câu lạc bộ cá Guppy (là một trong những loại cá nước ngọt phổ biến nhất hiện nay trên toàn thế giới, thuộc họ cá khổng tước) để tập hợp những bạn trẻ có cùng đam mê nuôi cá cảnh.

Báo Đắk Lắk
Đăng ngày 24/02/2021
Đoàn Dũng
Kinh tế
Bình luận
avatar

Sự suy giảm nhu cầu tại Trung Quốc ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu tôm Ecuador

Nhu cầu tiêu thụ tôm của Trung Quốc – một trong những thị trường lớn nhất thế giới – đã chứng kiến sự suy giảm rõ rệt trong thời gian gần đây, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nhà xuất khẩu thủy sản, đặc biệt là Ecuador.

Tôm thẻ
• 09:51 11/09/2024

Việt Nam khẳng định vị thế là "siêu cường tôm" nhờ thị trường Hoa Kỳ

Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là một trong những "siêu cường tôm" toàn cầu nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ của xuất khẩu tôm sang thị trường Hoa Kỳ.

Tôm
• 14:02 09/09/2024

Khả năng phát triển của thực phẩm thủy hải sản sạch Việt Nam trên thị trường Quốc tế

Trong bối cảnh hiện nay, khi người tiêu dùng trên toàn cầu ngày càng chú trọng đến sức khỏe và an toàn thực phẩm, thực phẩm thủy hải sản sạch đã nhanh chóng trở thành xu hướng tiêu dùng mới.

Thủy hải sản
• 09:00 08/09/2024

Giá thủy sản sau lễ Quốc Khánh có còn tăng cao?

Vào dịp lễ Quốc khánh 2/9, thị trường thủy sản tại Việt Nam trở nên sôi động khi nhu cầu tiêu thụ thủy sản tăng mạnh. Đây là thời điểm người dân chuẩn bị cho các bữa ăn gia đình sum họp, nên giá cả của nhiều loại thủy sản cũng có sự biến động đáng kể.

Hải sản
• 09:46 06/09/2024

Giảm lượng khí độc khi mưa kéo dài

Mưa lớn và liên tục không chỉ làm giảm độ mặn của nước mà còn có thể dẫn đến tích tụ khí độc trong ao nuôi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của tôm. Hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng các biện pháp kiểm soát hiệu quả là cần thiết để giảm thiểu rủi ro này.

Ao nuôi
• 10:11 12/09/2024

Người dân thiệt hại nặng nề khi bão đi qua

Bão số 3 (bão Yagi) đổ bộ vào đất liền, gây nhiều thiệt hại đến nuôi thủy sản cho nhiều tỉnh, thành phố vùng Đông Bắc. Các cơn gió mạnh, sóng lớn và mưa lớn kéo dài đã tàn phá nặng nề các cơ sở nuôi trồng thủy sản, gây ra những hậu quả khôn lường.

Tàu thuyền
• 10:11 12/09/2024

Sự bùng phát của bệnh Herpesvirus Koi năm 2024

Bệnh herpesvirus Koi (KHV) là một trong những thách thức lớn nhất đối với ngành nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu. Năm 2024, bệnh này đã bùng phát mạnh mẽ tại nhiều khu vực, gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi cá koi và cá chép.

Cá Koi
• 10:11 12/09/2024

Hiện tượng tôm bị đóng rong trong ao nuôi

Tình trạng tôm đóng rong khi các loại tảo và rong rêu phát triển mạnh mẽ trong ao nuôi, bám chặt vào cơ thể tôm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và giá trị thương phẩm của chúng.

Tôm bị đóng rong
• 10:11 12/09/2024

Tìm hiểu về nguyên nhân tôm bị đường ruột đỏ

Một trong những dấu hiệu bất thường mà người nuôi thường gặp phải là hiện tượng đường ruột tôm chuyển sang màu đỏ. Đây không chỉ là một biểu hiện bề mặt mà còn có thể phản ánh những vấn đề nghiêm trọng bên trong cơ thể tôm, ảnh hưởng đến sự phát triển và năng suất nuôi.

Tôm thẻ
• 10:11 12/09/2024
Some text some message..