Thú nuôi độc lạ: Nuôi cá thòi lòi làm cảnh

Tôi nuôi đàn cá thòi lòi này chủ yếu để làm kiểng, cho bà con cô bác xung quanh đến xem cho vui, chứ không có ý định ăn thịt hay bán. Mỗi ngày mình đều cho nó ăn nên lâu dần cũng cảm mến, ăn thịt sao nỡ.

Thú nuôi độc lạ: Nuôi cá thòi lòi làm cảnh
Những con cá thòi lòi sẽ bơi vào bờ kiếm ăn khi anh Hòa ra dấu, hoặc làm tiếng động. (Ảnh: Chúc Ly).

Đến ấp ấp Tân Hòa, xã Nguyễn Huân (huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau), hỏi nhà anh Hà Văn Hòa thì ai nấy cũng nhiệt tình chỉ dẫn. Bởi từ nhiều năm nay, anh Hòa đã khiến mọi người trong vùng phải trầm trồ thán phục biệt tài “thuần dưỡng” loài cá thòi lòi biển sống trong tự nhiên.

Có mặt tại vuông tôm nhà anh Hòa khi anh đang hì hụt cho đàn cá thòi lòi của mình ăn mồi, anh Hòa bộc bạch: “Nhiều năm trước, tôi tình cờ nhìn thấy 1 con cá thòi lòi trong vuông, nên đã bỏ một con tôm xuống cho nó ăn. Kể từ đó, hầu như ngày nào tôi cũng cho con cá này ăn. Sau khoảng vài tháng cho ăn liên tục, tôi phát hiện không chỉ có một con mà có đến 5, 6 con cá thòi lòi khác cũng đến ăn. Dần dần, sau 8 năm hiện tổng đàn cá thòi lòi tôi nuôi đã lên đến gần 20 con”.


Anh Hòa cho cá thòi lòi ăn hằng ngày. (Ảnh: Chúc Ly).

Theo anh Hòa, hiện con cá lớn nhất trong đàn khoảng 500-600gr, con nhỏ nhất khoảng 100gr. Nhiều con sau thời gian dài, già và chết đi, sau đó những con cá nhỏ hơn đến ăn. Mỗi ngày anh cho cá ăn từ 2-3 lượt, thức ăn chính là tôm, hoặc ba khía, còng.


Đàn cá thòi lòi được anh Hòa thuần dưỡng hiện có gần 20 con. (Ảnh: Chúc Ly).

“Tôi nuôi đàn cá thòi lòi này chủ yếu để làm kiểng, cho bà con cô bác xung quanh đến xem cho vui, chứ không có ý định ăn thịt hay bán. Mỗi ngày mình đều cho nó ăn nên lâu dần cũng cảm mến, ăn thịt sao nỡ. Bây giờ đàn cá này quen hơi tôi rồi, chỉ cần thấy tôi đi ngang hoặc nghe tiếng động gần bãi là chúng lội lại” - anh Hòa chia sẻ.


Sau nhiều năm theo sát, hiện những con cá thòi lòi do anh Hòa nuôi rất dạn người. (Ảnh: Chúc Ly).

Theo nhiều bà con xung quanh, đã có nhiều lần có người ngõ ý bắt cá lên làm thịt nhậu, nhưng anh Hòa gạt ngang và cho biết dù có như thế nào thì anh cũng không cho ai bắt đàn cá thòi lòi này. Cứ như thế, đã 8 năm nay, hằng ngày anh Hòa xem đàn cá thòi lòi như “thú cưng” trong nhà.

Được biết, cá thòi lòi biển là một đặc sản của Cà Mau. Cá thòi lòi sinh sống chủ yếu dưới tán rừng ngập mặn và vùng bãi bồi. Hình dáng cá thòi lòi rất “dị” so với các loài cá thông thường khác bởi đôi mắt lồi ra như 2 hòn bi trên đỉnh đầu, nên có tên gọi “thòi lòi” từ đó; ngoài ra loài cá này còn có thể lặn dưới nước, bò trên cạn và trèo cây nên từng được xem là loài cá kỳ lạ nhất hành tinh.


Con cá thòi lòi lớn nhất trong đàn đã hơn 6 năm tuổi với trọng lượng khoảng từ 500-600gr. (Ảnh: Chúc Ly).

Cá thòi lòi là loài háo ăn nhưng đặc tính nhút nhát. Thông thường, để bắt cá thòi lòi, người dân xứ Đất Mũi thường thụt hang (đào hang) hay cắm câu vào ban ngày, soi đèn vào ban đêm, hoặc đặt bẫy xà di.

Báo Dân Việt
Đăng ngày 11/04/2018
Chúc Ly
Lạ

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 13:53 14/11/2024

Sức bật của tôm tít: Vũ khí sinh tồn lợi hại dưới đại dương

Tôm tít, loài sinh vật biển với dáng hình nhỏ bé nhưng mang trong mình những khả năng đáng kinh ngạc, được ví như “võ sĩ quyền anh” của đại dương. Cùng khám phá sức bật của tôm tít và bí mật về những cú đấm mạnh mẽ đã giúp chúng nổi danh trong thế giới hải sản.

Tôm tít
• 10:44 12/11/2024

Cá mặt quỷ đỏ: Loài cá độc đáo của vùng biển nhiệt đới

Cá mặt quỷ đỏ (Scorpaena) là một trong những loài cá biển nhiệt đới độc đáo và nổi bật nhất với ngoại hình vừa ấn tượng vừa nguy hiểm. Được tìm thấy phổ biến ở các rạn san hô và khu vực biển nông của vùng biển nhiệt đới, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài đáng sợ mà còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như người chơi cá cảnh đam mê tìm kiếm những loài cá lạ. Hãy cùng khám phá về cá mặt quỷ đỏ và lý do tại sao loài cá này lại đặc biệt đến vậy.

Cá mặt quỷ
• 10:22 07/11/2024

Ngắm nhìn loài hải tiêu đáng yêu tựa nhân vật hoạt hình

Nhiều người tự hỏi: “Liệu những nhân vật hoạt hình chúng ta thường thấy có phải là hình mẫu từ thế giới tự nhiên hay không?” Bởi càng ngày chúng ta càng phát hiện nhiều sinh vật biển có ngoại hình độc đáo và chính điều đó khiến chúng trở nên rất “lạc loài” với thế giới thực.

Loài hải tiêu mới
• 10:07 01/10/2024

Sách Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản: Giảm ngay 15% cho 50 khách hàng đầu tiên

Ngành thủy sản hiện nay đang không ngừng phát triển và đổi mới, nhưng một trong những yếu tố cốt lõi giúp các nhà chuyên môn, kỹ thuật viên và sinh viên ngành thủy sản nâng cao kiến thức chính là sở hữu tài liệu chuyên sâu, đáng tin cậy. Hiểu được điều đó, quyển sách "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản" - một tác phẩm được đánh giá cao bởi các chuyên gia đầu ngành, nay đã chính thức tái bản, đáp ứng nhu cầu học tập và ứng dụng thực tiễn trong công việc.

Đặt hàng trước giảm 15%
• 19:41 18/11/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 19:41 18/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 19:41 18/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 19:41 18/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 19:41 18/11/2024
Some text some message..