Thừa Thiên - Huế: Cá bị bệnh ghẻ lở, giải pháp khắc phục

Tại vùng đầm phá huyện Phú Vang, tỉnh TT – Huế, nhiều ao đầm nuôi trồng thủy sản, tình trạng cá bị ghẻ lở đang diễn ra trên diện rộng, tôm cua chậm phát triển.

cá bống bị ghẻ
Cá bống ở đầm phá huyện Phú Vang, Tỉnh TT – Huế bị ghẻ

Sau thời điểm mưa lũ muộn cuối năm 2016 tại khu vực miền trung, các ao đầm ở khu vực đầm phá tam giang, tỉnh TT – Huế độ mặn giảm rõ rệt. Đặc biệt hơn, vào những ngày đầu năm mới 2017, do ảnh hưởng nhiều đợt không khí lạnh, khiến tình hình mưa trên địa địa bàn vẫn còn tương đối cao, khiến độ mặn ao hồ bị giảm hẳn, gây ảnh hưởng lớn đến nuôi trồng thủy sản. Nhiều loại cá như cá đối, cá dìa, cá nâu bị ghẻ lở. Tôm sú, cua thịt bị còi cọt chậm phát triển.

Theo ông Trần Dân, người nuôi trồng thủy sản tại đầm Phú An, huyện Phú Vang cho biết: cuối năm vừa qua, tình trạng cá đối, cá bống thệ bị ghẻ còn ít nhưng đến nay, tình trạng ghẻ đã trở nên nghiêm trọng, 3 ao đầm hơn 5 ha của ông đều bị.

Nguyên nhân

Theo cơ quan chức năng, trong mùa mưa lũ, do những biến đổi bất thường về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa…là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp làm cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển và phát tán, đồng thời gây nên các hiện tượng “sốc môi trường” cho động vật thủy sản, mầm bệnh có nhiều cơ hội xâm nhập vào cơ thể động vật thủy sản để gây bệnh. Trong những ngày mưa lớn kéo dài là điều kiện thuận lợi cho các bệnh do ký sinh trùng (bệnh trùng bánh xe, trùng quả dưa, nấm thủy mi, rận cá, bệnh đóng rong ở tôm…), các bệnh do vi khuẩn, vi rút như bệnh ghẻ hay còn gọi là bệnh đốm đỏ, bệnh viêm ruột...bộc phát và lây lan trên diện rộng.

Để hạn chế tác động xấu của môi trường đến sự phát triển của tôm cá nuôi và nguy cơ thất thoát sản phẩm thủy sản trong đầm, ao nuôi.

Các biện pháp phòng bệnh

Thường xuyên quan sát tình trạng cá, tôm bơi lội trong ao. Khi có hiện tượng cá, tôm nổi đầu cần xác định nguyên nhân. Nếu là do thiếu ô xy, cần giảm lượng thức ăn, thay một phần nước ao, hoặc cấp thêm nước mới vào ao, tiến hành san thưa để giảm bớt mật độ. Đối với ao nuôi sau mỗi lần thay nước người nuôi phải xử lý nước bằng cách tạt vôi bột (vôi nông nghiệp) với liều lượng 3kg/m3 nước để làm cho nước trong sạch. Đồng thời, tiến hành cải thiện chất lượng nước bằng cách tạt các chế phẩm vi sinh theo liều lượng khuyến cáo, duy trì môi trường thích hợp cho tôm, cá sinh trưởng và phát triển ổn định.

Thường xuyên theo dõi mực nước, màu nước trong ao để kịp thời điều chỉnh; Đặc biệt, trong những ngày thời tiết trong giai đoạn chuyển mùa và những ngày chuyển trời để kịp thời điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp, tránh gây lãng phí, ô nhiễm chất lượng nước ao, đầm nuôi.

Bảo đảm môi trường ao nuôi cho cá, tôm trong sạch bằng cách định kỳ bón vôi, khoáng chất, chế phẩm vi sinh cho vuông, ao nuôi, liều lượng tùy theo đối tượng nuôi. Đối với nuôi cá bống tượng, cá chình...do thường xuyên sử dụng thức ăn tươi sống và phải nuôi với thời gian dài từ 8-10 tháng, nên chất lượng vào các tháng cuối chuyển biến xấu. Người nuôi có thể sử dụng các loại hóa chất phổ biến như Zeolite bón vào 3 tháng cuối chu kỳ nuôi để chúng hấp thu các độc tố (NH3, H2S) và kim loại nặng, liều dùng 1-2 kg/100 m3 kết hợp với vôi nông nghiệp CaCO3 với liều lượng 1-2 kg/100 m3 nước, định kỳ 10 ngày/lần.

Người nuôi cũng có thể sử dụng vôi bột (Ca) cho vào túi và treo ở gốc ao, phía trên gió hoặc khu vực cho ăn để khử trùng môi trường nước, diệt các tác nhân gây bệnh cho cá nuôi. Liều lượng sử dụng là 2-4 kg vôi/10 m3 nước, treo túi với khoảng cách bằng 1/2-1/3 độ sâu của nước trong ao. Khi vôi tan hết lại tiếp tục treo túi khác.

Tăng cường sức đề kháng cho động vật thủy sản như bổ sung vitamin C trộn vào thức ăn cho cá ăn hàng ngày, sử dụng chế phẩm sinh học probiotic và enzyme tổng hợp để tăng cường tiêu hóa và bảo vệ đường ruột, liều lượng và cách sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Biện pháp trị bệnh cho cá nuôi

- Bệnh trùng bánh xe ở cá:

Dấu hiệu nhận biết: Bệnh này do các loại trùng có hình dạng như bánh xe phát triển cao điểm vào các mùa mưa, lũ. Chúng ký sinh trên da, mang, của cá. Khi cá mới mắc bệnh, mình cá có lớp nhớt màu hơi trắng đục, cá bệnh thường nổi đầu và thích tập trung nơi nước chảy. Đôi khi cá nhô đầu lên khỏi mặt nước và lắc mạnh đầu. Cá bệnh nặng mang cá sưng to, da cá chuyển màu xám, trông lờ đờ, đảo lộn vài vòng rồi chìm xuống đáy ao và chết.

Biện pháp trị bệnh: Dùng nước muối NaCl 2-3% tắm cho cá 5-15 phút, hoặc dùng đồng-sun-phát (CuSO4) nồng độ 3-5 ppm tắm cho cá 5-15 phút hoặc phun trực tiếp xuống ao với nồng độ 0,5-0,7 ppm (0,5-0,7 g/m3 nước). Dùng formalin nồng độ 200-250 ppm (200–250 ml/m3) tắm trong khoản 30-60 phút hoặc nồng độ 20-25 ppm (20–25 ml/m3) phun xuống ao, tắm vào buổi sáng sớm hoặc vào chiều tối.

- Bệnh rận cá:

Dấu hiệu nhận biết: Rận cá thường bám vào toàn thân cá, hút các chất nhờn làm bị đau, ngứa và cá chạy quanh ao một cách bất thường, nếu bám từ hai con trở lên cá sẽ bị chết.

Biện pháp trị bệnh: Để trị bệnh, dùng Iodine với liều lượng 2g/m3 nước, tắm cho cá liên tục 3-5 ngày kết hợp dùng Oxytetracyline 5g trộn vào 1kg thức ăn cho cá ăn liên tục trong 5-7 ngày.

- Bệnh đốm đỏ (còn gọi bệnh ghẻ):

Dấu hiệu nhận biết: Nguyên nhân chính của bệnh này là do cá bị các ký sinh trùng bám vào làm cho cá bị trầy xước, cá bị xây sát ở miệng và đuôi, tạo điều kiện thuận lợi để các vi-rút, vi khuẩn tấn công vào cơ thể cá. Cá bệnh thường xuất hiện với những vết màu trắng xám ở phần đuôi sau đó lan dần lên đến thân là những vết ghẻ lở, cá bơi lội lờ đờ, toàn thân bị đen, cá chết.

Biện pháp trị bệnh: Cách trị bệnh, người nuôi dùng Formol với liều lượng 25 ml/m3 nước, tắm cho cá liên tục 3-5 ngày, kết hợp dùng Oxytetracyline 5g trộn vào 1 kg thức ăn cho cá ăn liên tục trong 5-7 ngày. Ngoài ra, người nuôi nên bổ sung vitamin C 5g/kg thức ăn, cho ăn liên tục 7-10 ngày để tăng cường sức đề kháng, kích thích cá ăn mạnh, tăng cường tiêu hóa thức ăn.

- Bệnh do vi khuẩn:

Dấu hiệu nhận biết: Do vi khuẩn thường tấn công vào hệ thần kinh trung ương nên cá bị bệnh có biểu hiện bên ngoài như hôn mê, mất phương hướng, có thể tổn thương mắt: viêm mắt, lồi mắt, chảy máu mắt, có các vết áp-xe (có thể có mủ), xuất huyết ở quanh miệng, gốc vây hoặc quanh hậu môn, lỗ sinh dục. Ở giai đoạn nặng, trong bụng cá có dịch (chảy ra hậu môn), cá thường bỏ ăn.

Biện pháp trị bệnh: Đối với các bệnh do vi khuẩn có thể dùng một số loài kháng sinh như Oxytetramyxin trộn vào thức ăn từ 3-7 ngày, dùng 2-5 g/100kg cá/ngày. Có thể phun xuống ao nồng độ 1-2 ppm, sau đó sang ngày thứ 2 trộn vào thức ăn 4g/100kg cá, từ ngày thứ 3-5 giảm còn một nửa.

Đăng ngày 24/02/2017
Ngọc Phương
Kỹ thuật

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Các loài cá nước ngọt dễ nuôi mang giá trị kinh tế cao hiện nay

Việt Nam là quê hương sinh sống của nhiều loài cá nước ngọt đa dạng và phong phú. Đặc tính của các loại cá nước ngọt là dễ chăm sóc và có giá trị kinh tế cao đối với ngành thủy sản của nước ta. Ngoài ra, thịt của chúng thường mang hương vị đặc trưng, ngon và bổ dưỡng.

Ao cá nước ngọt
• 10:24 14/05/2024

Phân biệt chất lượng màu nước trong nuôi tôm

Dựa vào màu nước trong ao nuôi tôm bà con có thể nhận định được chất lượng nước, cũng như tình trạng ao tôm và đòi hỏi người nuôi phải có kiến thức để từ đó nhận biết chính xác và có phương án điều chỉnh kịp thời để đảm bảo môi trường tốt nhất cho tôm sinh trưởng và phát triển.

Màu nước ao nuôi
• 10:06 14/05/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng, bè trên hồ chứa nước thủy lợi

Sáng ngày 11/4, tại xã Cát Sơn, huyện Phù Cát, Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng, bè trên hồ chứa nước thủy lợi cho 30 hộ nông dân nuôi trồng thủy sản.

Nuôi lồng bè trên biển
• 08:00 11/05/2024

Một số giải pháp kỹ thuật ứng phó với biến đổi khí hậu trong nuôi trồng thủy sản

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia, từ nay đến cuối năm thời tiết tiếp tục thay đổi theo hướng cực đoan, nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, áp thấp nhiệt đới, mưa, bão xảy ra không theo quy luật.

Ao nuôi tôm
• 10:00 08/05/2024

Tôm chậm cứng vỏ do nguyên nhân gì?

Trong các ao nuôi, quá trình lột xác của tôm không chỉ là một sự kiện tự nhiên mà còn là một biểu hiện rõ ràng về sự phát triển và sức khỏe của chúng. Tuy nhiên, mặc dù đã lột xác tôm vẫn không thể nhanh chóng cứng vỏ, tạo ra một tình trạng đầy lo lắng và bất ổn.

Tôm thẻ
• 10:05 15/05/2024

Giảm thiểu các chi phí cho vụ nuôi mới

Nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là tôm, luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro và biến động về giá cả. Do vậy, việc tối ưu hóa chi phí sản xuất đóng vai trò then chốt trong việc gia tăng lợi nhuận và đảm bảo sự bền vững cho vụ nuôi. Làm thế nào để giảm thiểu các chi phí ở vụ nuôi mới? Bà con cùng tìm hiểu nội dung trong bài viết này nhé

Tôm thẻ chân trắng
• 10:05 15/05/2024

Các loài cá nước ngọt dễ nuôi mang giá trị kinh tế cao hiện nay

Việt Nam là quê hương sinh sống của nhiều loài cá nước ngọt đa dạng và phong phú. Đặc tính của các loại cá nước ngọt là dễ chăm sóc và có giá trị kinh tế cao đối với ngành thủy sản của nước ta. Ngoài ra, thịt của chúng thường mang hương vị đặc trưng, ngon và bổ dưỡng.

Ao cá nước ngọt
• 10:05 15/05/2024

Phân biệt chất lượng màu nước trong nuôi tôm

Dựa vào màu nước trong ao nuôi tôm bà con có thể nhận định được chất lượng nước, cũng như tình trạng ao tôm và đòi hỏi người nuôi phải có kiến thức để từ đó nhận biết chính xác và có phương án điều chỉnh kịp thời để đảm bảo môi trường tốt nhất cho tôm sinh trưởng và phát triển.

Màu nước ao nuôi
• 10:05 15/05/2024

Hiện tượng chạy quạt xuất hiện bọt trong ao nuôi tôm

Khi quạt hoạt động trong ao nuôi tôm, một hiện tượng thường gặp là sự xuất hiện của bọt trên mặt nước. Điều này thường gây ra sự tò mò và lo ngại cho những người tham gia trong ngành nuôi trồng thủy sản.

Ao tôm
• 10:05 15/05/2024