Thừa Thiên Huế: Chỉ đáp ứng 10% con giống tại chỗ

Nếu xét về thị trường, cung ứng tôm giống ở Thừa Thiên Huế đang là một thị trường béo bở. Cứ nhìn qua mọi mặt hàng, tất cả đều cạnh tranh rất cao và quyết liệt. Thế mà thị trường cung ứng tôm giống ở ta lại đang “bỏ ngỏ”.

Thừa Thiên Huế: Chỉ đáp ứng 10% con giống tại chỗ
Hình thành được chuỗi liên kết, nuôi tôm sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Ảnh: ĐĂNG TUYÊN

Theo dõi qua báo chí, năm nào tôi cũng nghe điệp khúc: thiếu con giống tại chỗ. Trước đây thì thông tin cho rằng, các cơ sở sản xuất tôm giống trên địa bàn chỉ đáp ứng chừng 30 – 40%. Còn lại, người nuôi phải mua từ các tỉnh khác. Bước vào vụ nuôi năm nay, thông tin từ ngành nông nghiệp Thừa Thiên Huế cho biết, chỉ đáp ứng chừng 10% con giống tại chỗ.

Có mặt hàng nào kinh doanh “sướng” như vậy không? Làm ra được bao nhiêu bán được bấy nhiêu. Vấn đề là tại sao chúng ta cứ kêu về con tôm giống mà không kêu về các con giống khác? Nhiều cơ sở nuôi gà chuyên nghiệp cũng nhập giống từ nơi khác về. Heo giống, bò giống cũng vậy… Ở đây có một điều gì đó cần lý giải cho thấu đáo chứ không phải đã trải qua hàng chục năm nuôi tôm rồi nhưng đến vụ vẫn cứ “kêu” thiếu giống tại chỗ, thiếu giống an toàn...!

Có thể lý do thiếu giống tại chỗ triền miên nằm ở mấy lý do sau và chúng ta phải phân tích hết sức cụ thể những lý do này:

Chúng ta thiếu những nhà sản xuất giống chuyên nghiệp. Tức là phải đầu tư bài bản, kiểm soát tốt mọi khâu trong quá trình nuôi. Trước đây, toàn tỉnh không phải chỉ có 5 cơ sở sản xuất tôm giống như hiện tại mà cả hàng chục cơ sở, nhưng sau đó thì “rơi rớt” dần. Một trong những nguyên nhân chắc chắn là làm ăn thua lỗ. Từ đây chúng ta thấy rằng, sản xuất tôm giống ở trên địa bàn tỉnh là được, nhưng không phải ai làm cũng thành công. Tức là một mặt hàng không dễ. Và ở đây, phải chăng có một điều gì đó trong sự hợp tác. Nói thiếu vốn là hoàn toàn không phải. Xây dựng một cơ sở sản xuất tôm giống cần bao nhiêu tỷ, bao nhiêu chục tỷ đồng? Thừa Thiên Huế không thiếu một nguồn vốn như vậy. Vấn đề là người có kiến thức, đam mê thì không có vốn. Người có vốn thì không quan tâm đến lĩnh vực này mà có thể đầu tư vào những thị trường khác “chắc ăn” hơn, đỡ rủi ro hơn. Nếu mong nâng được lượng tôm giống cung cấp tại chỗ thì phải giải cho được mối quan hệ hợp tác. Phải làm một cách bài bản, khoa học… thì người có vốn mới yên tâm bỏ vốn vào. Nhìn qua các cơ sở sản xuất tôm giống ở Thừa Thiên Huế, thấy quy mô quá nhỏ, chủ yếu là hộ gia đình. Quy mô như vậy làm sao thuyết phục người có vốn?

Thiếu cơ sở sản xuất giống chuyên nghiệp nên người nuôi tôm phải tự kết nối để mua giống ở tỉnh khác

Chúng ta đang đề cập và mong muốn, cố gắng làm thế nào để sản xuất tôm giống được nhiều hơn, nhưng liệu có cạnh tranh được không là một vấn đề cần nhìn nhận thấu đáo. Về mặt kinh tế, thường sản xuất quy mô nhỏ thì giá thành cao hơn là sản xuất quy mô lớn và cực lớn. Làm lớn mới tận dụng được lợi thế khoa học kỹ thuật, nhân công và nhiều yếu tố đầu vào khác như điện, nước chẳng hạn. Thậm chí là nguồn cung ứng tôm mẹ ổn định và giá cả cạnh tranh. Nếu như thế thì chúng ta đừng băn khoăn là con giống tại chỗ có đáp ứng được hay không mà vấn đề lại chuyển sang con giống mua từ nơi khác về có an toàn không, chất lượng tốt không?

Đừng có nghĩ rằng chất lượng con giống sản xuất ở những nơi khác không tốt bằng con giống sản xuất tại Thừa Thiên Huế. Họ đã làm cả hàng chục năm qua, quy mô của họ rất lớn, họ cung cấp trên một thị trường rộng lớn. Muốn cạnh tranh và tồn tại, phát triển, họ phải tự lo chất lượng rồi, không cần gì đợi đến chúng ta. Như vậy, vấn đề ở đây là làm sao tổ chức mua con giống về với giá thành rẻ nhất, chất lượng tốt nhất, tin cậy nhất.

Tôi xin nêu một ví dụ : Xã A có 200 ha nuôi tôm gồm 200 hộ gia đình cùng nuôi. Khi cải tạo ao để nuôi vụ mới thì 200 hộ đó làm đồng thời, thống nhất mua con giống ở một vùng nào đó đưa về và nuôi thả một lần. Tôi tin chắc rằng, mua với một số lượng lớn như vậy thì cơ sở cung cấp con giống nào cũng cần chúng ta. Có thể giá mua sẽ rẻ hơn, chi phí vận chuyển sẽ rẻ hơn… Để làm được điều đó cần phải hợp tác. Thậm chí là ký cam kết đặt hàng trước lượng con giống cần mua. Ở đây bà con chúng ta không hợp tác, mạnh ai nấy mua, mạnh ai nấy làm… Cách làm này thấp thoáng tính cò con nhỏ lẻ. Trước đây tôi có nghe đến HTX thủy sản, không biết bây giờ nó còn tồn tại không. Liên minh các HTX phải nghiên cứu để giúp người dân về khâu này – khâu hợp tác, thay vì cứ vào vụ là kêu con giống, rồi tìm cách kêu gọi Nhà nước hỗ trợ cái này cái kia...

Báo Thừa Thiên Huế
Đăng ngày 12/03/2019
Thương Lê
Nông thôn

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 09:57 13/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Mở Shop Cá cảnh - Tép cảnh online nhanh và nhàn tại Farmext eShop

Bạn đang kinh doanh, phân phối giống và các sản phẩm thuộc lĩnh vực Cá cảnh - Tép cảnh? Bạn cần mở shop online nhanh chóng, để có thêm hướng ra cho sản phẩm và tăng thêm thu nhập? Hãy liên hệ với Farmext eShop ngay.

Cá cảnh - Tép cảnh online
• 21:32 20/11/2024

Tự tin thể hiện ý tưởng cùng Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới

Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới là cuộc thi viết được tổ chức bởi Tép Bạc. Cuộc thi dành cho tất các các đối tượng sinh viên đam mê ngành thủy sản tại Việt Nam. Đây là cơ hội để các bạn tự do thể hiện mọi góc nhìn và ý tưởng của mình đối với ngành thủy sản.

Cuộc thi viết
• 21:32 20/11/2024

Đặc điểm sinh sản kỳ thú của rồng lá biển

Rồng lá biển (Phyllopteryx) là một trong những loài sinh vật biển kỳ thú bậc nhất với vẻ ngoài vô cùng độc đáo, khiến chúng dễ bị nhầm lẫn với thực vật hơn là động vật.

Rồng lá biển
• 21:32 20/11/2024

Niềm tự hào của người ươm mầm tương lai

Thuở còn đi dạy, tôi thường lên mạng tìm kiếm tài liệu bổ sung cho các bài giảng của mình. Một lần tình cờ tôi tìm đến trang web có tên rất ngộ nghĩnh và dễ thương: Tepbac.

Anh Trần Duy Phong
• 21:32 20/11/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 21:32 20/11/2024
Some text some message..