Thừa Thiên-Huế: Chi trả 500 tỷ đồng cho ngư dân bị thiệt hại do sự cố môi trường biển

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Văn Phương, tổng kinh phí bồi thường thiệt hại của các địa phương đã được phê duyệt đến nay là 680,76 tỷ đồng cho 20.018 người.

Thừa Thiên-Huế: Chi trả 500 tỷ đồng cho ngư dân bị thiệt hại do sự cố môi trường biển
Thừa Thiên-Huế: Chi trả 500 tỷ đồng cho ngư dân bị thiệt hại do sự cố môi trường biển

Hiện các địa phương đã chi trả đợt 1, 2 với tổng cộng khoảng 500 tỷ đồng cho 18.162 người, đạt 90%; trong đó, riêng chi trả bồi thường sự cố môi trường biển đợt 2 với số tiền gần 280 tỷ đồng. Các địa phương đang tiếp tục triển khai chi trả đợt 3.

Thị trấn Thuận An là địa phương đầu tiên của huyện Phú Vang vừa hoàn thành chi trả tiền bồi thường đợt 2 cho gần 3.500 người với hơn 60 tỷ đồng.

Sau khi nhận tiền bồi thường, hầu hết ngư dân sử dụng tiền đầu tư nâng cấp, mua sắm ngư lưới cụ; đóng mới 35 tàu đánh bắt xa bờ, 3 tàu vỏ thép. Nhiều làng chế biến hải sản truyền thống được phục hồi, tăng gia sản xuất.

Huyện Phú Lộc tiếp tục chi trả cho 7.484 người với tổng số tiền 149 tỷ đồng. Cụ thể, từ ngày 18 - 21/4 chi trả tại xã Lộc Vĩnh cho 2.003 đối tượng với 37,343 tỷ đồng; ngày 25 - 29/4 chi trả tại thị trấn Lăng Cô cho 2.900 đối tượng với hơn 57 tỷ đồng.

Trước đó, trong các ngày 11 - 12/4, đã thực hiện việc chi trả tại xã Lộc Trì cho 90 đối tượng với 5,058 tỷ đồng và xã Vinh Hải cho 391 người với 6,225 tỷ đồng; chi trả ở xã Lộc Bình cho 349 đối tượng với 6,670 tỷ đồng; chi trả tại xã Vinh Mỹ cho 217 người với 8,162 tỷ đồng; ngày 13 - 15/4, chi trả tại xã Vinh Hiền cho 1.534 người với số tiền 27,688 tỷ đồng.

Sau khi nhận tiền bồi thường sự cố môi trường, hầu hết ngư dân sử dụng tiền đền bù đúng mục đích, đầu tư nâng cấp, mua sắm ngư lưới cụ để đánh bắt trên biển có hiệu quả, ổn định đời sống, phát triển sản xuất đúng hướng.

Để việc chi trả được thực hiện đúng đối tượng, các địa phương vùng bị ảnh hưởng trong tỉnh đã tiến hành áp giá định mức, tổng hợp và niêm yết công khai giá trị bồi thường cho người dân bị thiệt hại.

Xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc có 90 đối tượng là chủ tàu, người lao động đánh bắt, dịch vụ hậu cần, thu mua hải sản trên biển được bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường biển với tổng kinh phí 5,1 tỷ đồng. Chủ tàu Trần Vẹn ở xã Lộc Trì cho biết, được nhận tiền bồi thường đợt đầu, ông đã sửa chữa lại tàu, ngư cụ và mua 5.000 lít xăng để dự trữ cho các chuyến biển.

Số tiền nhận trong đợt 2, ông đầu tư mở rộng quy mô lưới và mua sắm thêm thiết bị câu cá ngừ đại dương để nâng cao năng lực và hiệu quả đánh bắt trên biển.

Chủ tàu Trần Lương, xã Lộc Trì được nhận số tiền bồi thường gần 230 triệu đồng. Trừ tiền nhận đợt trước, lần này ông nhận thêm 115 triệu đồng dành hết vào việc đầu tư nhiên liệu, thu mua hải sản trên biển cho ngư dân. Theo ông Trần Lương, mấy tháng nay, các hoạt động khai thác, thu mua hải sản trở lại bình thường, cộng với việc nhận được tiền bồi thường thiệt hại nên người dân ở đây ai cũng yên tâm.

Hiện các ngành, địa phương tiếp tục tổ chức tốt việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ thiệt hại do sự cố môi trường biển cho người dân đảm bảo chính xác, không để xảy ra tiêu cực; tiếp tục rà soát, thống kê, tổng hợp các đối tượng và khối lượng thiệt hại do ảnh hưởng sự cố môi trường biển theo Quyết định 1880/QĐ-TTg và Quyết định 309/QĐ-TTg để công tác bồi thường thiệt hại chính xác, giúp ngư dân khôi phục sản xuất.

Riêng đối với diện vùng đầm phá theo Quyết định 309/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các huyện, thị xã đang rà soát đối tượng, thống kê và niêm yết công khai danh sách, sau đó trình tỉnh thẩm định, phê duyệt định mức, đề xuất Chính phủ cấp kinh phí bồi thường. Dự kiến trong tháng 6 sẽ triển khai chi trả tiền bồi thường cho đối tượng vùng đầm phá theo Quyết định 309 của Thủ tướng Chính phủ.

TTXVN
Đăng ngày 21/04/2017
Quốc Việt
Nông thôn

Bình Định tổ chức gặp mặt ngư dân đầu xuân 2024

Chiều 23.2, phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định tổ chức buổi gặp mặt 200 chủ tàu và ngư dân trên địa bàn triển khai kế hoạch khai thác hải sản năm 2024 và tuyên truyền động viên ngư dân kiên trì vươn khơi, bám biển khai thác hải sản đạt kết quả cao nhất.

Họp
• 11:12 04/03/2024

Kết quả sản xuất tôm nước lợ năm 2023

Tình hình thời tiết trong năm 2023 tương đối thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản (NTTS).

Tôm thẻ
• 10:16 27/02/2024

Thả 57.400 con cá giống để tái tạo nguồn lợi thủy sản đầm Trà Ổ

Nhằm tích cực tái tạo nguồn lợi thủy sản đầm Trà Ổ, sáng ngày 24.2 tại Nhà máy điện năng lượng mặt trời đầm Trà Ổ ở thôn Mỹ Phú Bắc xã Mỹ Lợi, UBND huyện Phù Mỹ tổ chức Lễ thả 57.400 con cá giống các loại gồm cá Trê lai, cá Trắm cỏ, cá rô đầu vuông, cá mè, cá trôi…

Thả giống
• 10:33 26/02/2024

Cận cảnh: Nuôi cá bằng... smartphone ở Vĩnh Phúc

Mấy năm gần đây, nhờ có sự hỗ trợ, hướng dẫn của các cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Phúc, nhiều nông dân nuôi cá nước ngọt ở các xã, huyện trên địa bàn đã áp dụng phần mềm mới thông qua điện thoại thông minh (smartphone) để chăm sóc vật nuôi hiệu quả hơn.

Điện thoại
• 14:35 05/02/2024

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 03:56 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 03:56 29/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 03:56 29/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 03:56 29/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 03:56 29/03/2024