Thừa Thiên Huế: Chủ động nguồn giống lươn đồng

Trong khi nguồn lợi lươn đồng tự nhiên bị khai thác ngày càng cạn kiệt, thì Trung tâm Khuyến nông lâm ngư (TTKNLN) tỉnh Thừa Thiên Huế đã nghiên cứu, sản xuất thành công giống lươn này để đưa vào nuôi thương phẩm, mở ra hướng phát triển mới cho người dân.

lươn đồng
Ảnh minh họa: Internet

Chị Nguyễn Thị Thu Giang, Trưởng phòng Kỹ thuật Thủy sản-TTKNLN cho biết, lươn đồng là loài thủy đặc sản nước ngọt có giá trị kinh tế cao, được thị trường ưa chuộng và tiêu thụ mạnh. từ 170 - 180 ngàn đồng/kg. Tuy nhiên, nguồn giống nuôi thương phẩm trên địa bàn tỉnh hiện nay còn hạn chế, chủ yếu nhập từ các tỉnh phía Nam, chất lượng không đảm bảo do vận chuyển đường xa, thời gian kéo dài. TTKNLN cử cán bộ đến Trà Vinh học tập kỹ thuật, kinh nghiệm từ mô hình sản xuất giống và nuôi lươn đồng. Sau 15 ngày học tập, nghiên cứu, cán bộ của trung tâm vào Cần Thơ mua giống lươn bố mẹ đưa về địa phương nuôi thử nghiệm.

Được sự hỗ trợ của Dự án Sáng kiến và Phát triển địa phương thích ứng biến đổi khí hậu với kinh phí hơn 51 triệu đồng, TTKNLN triển khai mô hình sản xuất thí điểm giống lươn đồng. Ông Lê Công Long ở thôn Phú Lương B, xã Quảng An (Quảng Điền) rất phấn khởi khi được TTKNLN và chính quyền địa phương chọn làm thí điểm mô hình sản xuất giống lươn đồng tại vườn nhà.

Tại hộ ông Lê Công Long được xây dựng hai bể nuôi lươn bố mẹ rộng 30 m2/bể, mật độ thả nuôi vỗ 10 con/m2, trọng lượng mỗi con từ 100 - 150g. Sau ba tháng nuôi vỗ, lươn đẻ trứng, sinh sản. Ông Long chia sẻ: “Khâu quan trọng là phải biết xây dựng bể lót bạt, xung quanh dùng bao đựng đất để đắp nhằm bảo vệ bể nuôi và thuận tiện cho việc chăm sóc. Khung bể dùng cây tre làm trụ, đáy bể phải nén kỹ và lót bạt giữ nước và đất. Quanh bể có hệ thống cấp, thoát nước và phun mưa; có hệ thống mái che mát và giảm độ ánh sáng cho bể nuôi. Các khâu quản lý, chăm sóc trứng, cũng như ương lươn bột lên giống cũng khá đơn giản…”.

Theo ông Lê Công Long, nguồn thức ăn cho lươn cũng rất phong phú, dễ tìm kiếm và sản xuất được. Giai đoạn nuôi vỗ, sinh sản, thức ăn cho lươn là cá tạp, ốc bươu vàng và thức ăn công nghiệp. Từ 10 - 30 ngày tuổi, thức ăn chính cho lươn giống từ bột lên hương là moinam, trùn chỉ. Khi lươn đạt kích cỡ 10 - 15cm, trọng lượng 3 - 5g/con thì chuyển sang ương trong bể ngoài trời và thức ăn chính là cá tạp, kết hợp với thức ăn công nghiệp…

Cùng với hộ ông Long, TTKNLN hỗ trợ xây dựng mô hình tại gia đình ông Nguyễn Văn Đặng ở thôn 1, xã Vinh Hà (Phú Vang) với diện tích và mật độ thả giống tương tự. Lươn bố mẹ phát triển rất tốt và sinh sản đúng với quy trình sản xuất, thời gian quy định. Ông Nguyễn Thanh Tuấn, cán bộ TTKNLN, người hướng dẫn kỹ thuật, theo dõi mô hình cho rằng, các hộ nuôi nắm bắt khá tốt các quy trình kỹ thuật nuôi lươn đồng. Người dân thường xuyên theo dõi trứng, thay nước và loại bỏ trứng ung, không để ô nhiễm nguồn nước và làm hỏng các trứng khác. Mặc dù lần đầu tiên sản xuất giống lươn đồng bằng phương pháp bán nhân tạo, người dân chưa có nhiều kinh nghiệm, nhưng tỷ lệ trứng nở lươn bột đợt đầu tiên đạt 55%, đợt hai khá cao từ 80 - 85%, tương ứng với gần 6.000 con. Từ lươn bột, ương nuôi lên lươn hương, đến lươn giống đạt hơn 2.500 con.

Trên cơ sở nguồn giống được sản xuất, cán bộ khuyến nông sẽ tuyển chọn những con giống chất lượng tốt để nuôi, vỗ lên thành giống bố mẹ sinh sản. Một vài năm đến, nguồn giống lươn đồng sẽ đảm bảo cung ứng nhu cầu sản xuất của người dân trên địa bàn tỉnh.

Anh Châu Ngọc Phi, Phó Giám đốc TTKNLN đánh giá, mô hình nuôi lươn đồng nông hộ phù hợp với điều kiện tự nhiên ở Thừa Thiên Huế. Kinh phí đầu tư, kỹ thuật nuôi lươn đồng không quá cao như nhiều đối tượng thủy sản khác, không chiếm nhiều diện tích nên phù hợp với trình độ, điều kiện kinh tế và đất đai vườn nhà của nhiều hộ dân... TTKNLN tiếp tục cử cán bộ thường xuyên về cơ sở, theo dõi, hướng dẫn các hộ dân chăm sóc lươn bố mẹ, sản xuất giống và nuôi thương phẩm.

Báo Thừa Thiên Huế, 02/02/2016
Đăng ngày 03/02/2016
Hoàng Thế
Nuôi trồng

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 10:37 15/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:37 15/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 10:37 15/11/2024

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 10:37 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 10:37 15/11/2024
Some text some message..