Thừa Thiên Huế tăng cường bảo vệ tôm nuôi trong mùa mưa lũ

Thời điểm này, nuôi tôm chân trắng (NTCT) bắt đầu vào vụ chính. Đây là vụ nuôi hạn chế được dịch bệnh do nắng nóng, giá tôm ổn định. Khó khăn lớn nhất đối với người nuôi là việc xử lý, khắc phục ảnh hưởng mưa lũ.

Thừa Thiên Huế: Bảo vệ tôm nuôi trong mùa mưa lũ
Người dân Phong Hải chăm sóc tôm vụ thu - đông.

Hộ anh Trần Tăng ở xã Điền Hương (Phong Điền) vừa hoàn thành thả nuôi 3 ao tôm chân trắng trên cát ven biển. Theo ông Tăng, bên cạnh những ưu điểm như: ít dịch bệnh, giá tôm ổn định, lãi cao, vụ nuôi này cũng bắt gặp những yếu tố bất lợi do đúng vào mùa mưa lũ khiến môi trường nước thay đổi đột ngột.

Kinh nghiệm từ các hộ NTCT là khi mưa lớn kéo dài cần thường xuyên thăm dò các yếu tố môi trường, nhiệt độ trong nước để có sự bổ sung, xử lý phù hợp. Độ mặn, hay pH giảm xuống ở mức quá giới hạn cho phép thì phải bổ sung nguồn nước biển, bón vôi kịp thời. Các dàn quạt nước thường xuyên hoạt động để tạo dòng chảy, ô xy hòa tan đảm bảo cho tôm phát triển, tránh bị sốc, chết do thiếu ô xy.

Theo ông Tăng, trong quá trình nuôi phải thường xuyên theo dõi khả năng bắt mồi (thức ăn) của tôm. Thông thường tôm hạn chế khả năng bắt mồi, hấp thu thức ăn chủ yếu do hàm lượng ô xy hòa tan thấp hơn giới hạn quy định. Có trường hợp tôm hoàn toàn mất khả năng bắt mồi là do hàm lượng ô xy quá thấp. Việc duy trì thường xuyên các dàn quạt nước trong lúc mưa lớn, kéo dài là điều bắt buộc.


Một số hộ nuôi tôm ở Quảng Công chuẩn bị máy móc ứng phó mưa lũ

Vào thời điểm mưa lớn, kéo dài, anh Võ Khiên ở xã Phong Hải (Phong Điền) thường xuyên kiểm tra nhiệt độ trong ao hồ. Trong điều kiện mưa lạnh, nhiệt độ giảm xuống thấp, tôm sẽ hạn chế khả năng bắt mồi, anh Khiên điều chỉnh lượng thức ăn hợp lý, tránh dư thừa gây ô nhiễm môi trường, tạo khí độc trong nguồn nước. Thông thường nhiệt độ trong ao giảm xuống ở mức từ 18-22oC thì giảm lượng thức ăn khoảng 20-30% so với bình thường.

Ngoài các yếu tố môi trường, trước mùa mưa lũ, ông Võ Văn Chương cũng như các hộ NTCT ở xã Quảng Công (Quảng Điền) gia cố bờ bao vững chắc, dùng lưới che chắn quanh ao hồ tránh tôm bị trôi. Ông Chương thường xuyên theo dõi lượng mưa, mực nước trong ao hồ, nếu quá cao phải tiêu thoát tránh vỡ hồ do ngập nước. Khi tiêu thoát nước trong ao hồ thì phải bổ sung thêm nguồn nước mặn, ổn định độ pH phù hợp.

Ông Lê Duận, Chủ tịch UBND xã Quảng Công thông tin, vào đầu vụ nuôi, chính quyền địa phương phối hợp với các ban, ngành chức năng tổ chức tập huấn, hướng dẫn các biện pháp xử lý môi trường, các biện pháp nuôi tôm trong mùa mưa lũ. Cán bộ phụ trách thủy sản đến tận các hộ nuôi để tuyên truyền, vận động người dân chấp hành tốt khung lịch thời vụ, các quy định, hướng dẫn các quy trình, kỹ thuật nuôi tôm.

Chủ tịch UBND xã Phong Hải tự tin: “Qua 4 vụ nuôi liên tiếp có lãi, cho thấy người dân có nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý, ứng phó quá trình nuôi tôm. Địa phương thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật, quy trình NTCT trong mùa mưa lũ. Đến thời điểm này, hầu hết các hộ trên địa bàn xã đã thả nuôi vụ chính với diện tích khoảng 70 ha.

Thạc sĩ Trần Quốc Sữu, Trưởng phòng Dịch tễ thuộc Chi cục Chăn nuôi-Thú y tỉnh cho rằng, NTCT trong mùa mưa lũ thường xảy ra các hiện tượng, như nhiệt độ, độ pH, ô xy, độ mặn… trong nước giảm nhanh, đột ngột khiến tôm không kịp thích nghi. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời tôm có thể xảy ra một số dịch bệnh do khả năng bắt mồi, tiêu hóa thức ăn, hô hấp kém… Trong điều kiện mưa lớn, kéo dài, người dân cần bón thêm vôi, khoáng, tháo lớp nước bề mặt, đồng thời bổ sung thêm nguồn nước phù hợp giúp ổn định độ kiềm, pH…

Tính đến thời điểm này, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã hoàn thành thả giống NTCT vụ chính với diện tích khoảng 500 ha; trong đó vùng cát ven biển Ngũ Điền gần 400 ha, còn lại các huyện Phú Vang, Phú Lộc, Quảng Điền.

Báo Thừa Thiên Huế
Đăng ngày 14/09/2018
Hoàng Triều
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 21:35 22/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 21:35 22/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 21:35 22/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:35 22/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 21:35 22/12/2024
Some text some message..