Thừa Thiên- Huế: Vi phạm an toàn hàng hải do việc đặt lưới khai thác tôm hùm

Sau khi lực lượng chức năng ra quân kiểm tra xử lý tình trạng khai thác tôm hùm trái phép tại Cảng  Chân Mây lắng xuống một thời gian, nhưng sau khi rút lui  thì  "ngư tặc" lại lén lút khai thác.

đánh bắt tôm hùm
Đặt lưới để đánh bắt tôm hùm là vi phạm an toàn giao thông hàng hải.

Thiếu đất sản xuất dân khai thác tôm hùm

Mới đây vào đầu tháng 12/2013, do ngư dân thả lưới bắt tôm hùm bông trên luồng tàu ra vào Cảng. Do vậy tàu Taio Frontier (Nhật Bản) tải trọng 35.000DWT không thể cập cảng bốc xếp dăm gỗ xuất khẩu khiến chủ hàng phải nộp phạt khoảng 10.000USD. Trong khi công tác quản lý, kiểm soát còn khó khăn, do lợi nhuận cao, không có đất sản xuất, khiến cả trăm hộ dân trở lại với nghề cũ…

Qua thống kê của UBND xã Lộc Vĩnh, hiện nay có gần 150 hộ dân, chủ yếu tập trung ở thôn Phú Hải 1 và 2, thường xuyên tham gia khai thác tôm hùm bông trong khu vực luồng lạch của Cảng nước sâu Chân Mây, gây khó khăn, trở ngại cho nhiều tàu hàng, tàu du lịch ra vào cảng. Thực tế, trong thời gian qua, đã có nhiều tàu du lịch, tàu lai dắt khi ra vào cảng đã vị vướng đáy lưới của ngư dân “giăng bẫy” trong luồng lạch tàu chạy gây hư hỏng, chậm hành trình của tàu.

Ông Nguyễn Ngọc Chính- Trưởng thôn Phú Hải 1 cho biết: “Nghề khai thác tôm hùm bông của ngư dân ở đây đã có hơn 10 năm nay, nhiều hộ dân trong thôn xem đây là nghề chính. Cứ từ tháng 10 đến tháng 3 (Âm lịch) hàng năm là bước vào vụ khai thác chính. Tôm hùm di trú vào bãi đẻ ven ghềnh đá Dòn (bao quanh núi Dòn), người dân đặt đăng, đáy đánh bắt. Thời gian trước chỉ 1 đến 2 hộ dân, càng ngày do thị trường ở Phú Yên có nhu cầu cao, thương lái đổ về lùng mua, giá tôm hùm con tăng cao (220-250 nghìn/con) nên người dân tập trung khai thác rất đông.”

Theo lời ông Chính, mỗi đêm bình quân mỗi hộ dân khai thác từ 8-10 con tôm hùm. Cá biệt, có hộ dân trúng đậm, một đêm đặt đáy lưới kiếm cả chục triệu đồng mua xe máy như hộ ông Nguyễn Văn Phúc, Hồ Đức Ty. Từ đầu hôm cho đến sáng sớm, qua ghi nhận của chúng tôi, có hàng chục thuyền thúng lớn nhỏ đậu san sát, giăng đáy lưới ken dày để đánh bắt tôm hùm trong luồng lạch cảng Chân Mây. Từ phía trên bờ, cạnh Cảng Chân Mây, có vài lán trại của ngư dân dựng sẵn để khai thác dài ngày.

Ông Trần Ngọc Nam., một hộ dân ở Lộc Vĩnh cho biết: “Trước đây, diện tích mặt nước là của chung, người dân chúng tôi làm chài lưới đã lâu đời, cứ thế mà khai thác tôm cá kiếm kế mưu sinh. Trong khi đất sản xuất bà con quá ít, nhiều công trình thủy lợi bị hư hỏng, ruộng lại bỏ hoang nên người dân như chúng tôi không làm nghề này thì chẳng biết làm nghề chi để kiếm sống nữa.” Ông Bùi Ngọc Ga- Chủ tịch UBND xã Lộc Vĩnh cho biết: “Năm 2002, 2003, địa phương bắt đầu xuất hiện tình trạng khai thác tôm hùm bông khi Cảng Chân Mây đi vào hoạt động.

Năm 2010, 2012, chính quyền địa phương đã tiến hành bắt giữ, tiêu hủy hàng trăm ngư cụ, đáy lừ của các hộ dân vi phạm. Sau một thời gian lắng xuống, đến nay tình trạng khai thác tôm hùm trái phép lại rộ lên. Nguyên nhân do người dân thiếu đất sản xuất, dự án Laguna đã hoàn thành xong giai đoạn 1, số lao động nhàn rỗi, dư thừa nhiều nên bà con trở lại với nghề khai thác tôm hùm.

Sẽ cưỡng chế nếu tiếp tục vi phạm

Vấn đề thiếu việc làm đang trở nên cấp bách đối với nhiều ngư dân ở xã Lộc Vĩnh. Ông Nguyễn Ngọc Chính- Trưởng thôn Phú Hải 1 giải bày: “Biết khai thác tôm hùm trong Cảng bị tỉnh, huyện cấm, nhưng người dân vốn làm nghề này từ lâu, giờ không có việc làm mới, không tham gia khai thác tôm hùm thì chẳng biết làm nghề gì kiếm sống.” Theo ông Bùi Ngọc Ga- Chủ tịch UBND xã Lộc Vĩnh, hiện nay trên địa bàn xã có 27 dự án lớn nhỏ, đã tiến hành thu hồi 776 ha đất các loại.

  Trong khi đó, số dự án được triển khai thực hiện lại quá ít nên chưa thực sự tạo được nhiều việc làm cho người dân, số lao động nhàn rỗi, không nghề nghiệp khá nhiều. Mặt khác, đặc thù của địa phương cơ cấu nông nghiệp không chủ lực, toàn xã có 1.200 hộ dân nhưng chỉ có 193 ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Vấn đề thiếu đất sản xuất, nhiều công trình thủy lợi bị bồi lắng, đất bỏ hoang đang trở nên nhức nhối ở địa phương.

Để đối phó với tình trạng người dân trở lại với nghề khai thác tôm hùm bông trái phép trong luồng lạch cảng Chân Mây, đã nhiều lần, địa phương Lộc Vĩnh họp các hộ dân, quán triệt chỉ thị 06 của UBND tỉnh T.T. Huế về việc thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về việc đảm bảo an ninh trật tự, an toàn hàng hải khu vực Cảng biển Chân Mây. UBND huyện Phú Lộc cũng đã chỉ đạo UBND xã Lộc Vĩnh phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan để tổ chức họp nhân dân nhằm phổ biến, tuyên tuyền giáo dục pháp luật về các quy định nghiêm cấm việc khai thác thủy sản, đặt đăng, đáy rớ ngư lưới cụ và chướng ngại vật trong vùng nước Cảng biển Chân Mây, vận động nhân dân tự giác tháo dỡ đáy rớ, ngư lưới cụ đang khai thác trái phép trong vùng cảng. Bên cạnh đó, địa phương cũng đề nghị tạo điều kiện được chuyển đổi ngành nghề cho bà con. Vừa qua, nhằm tạo việc làm, Lộc Vĩnh đã trích kinh phí đầu tư, khuyến khích cho 18 hộ dân tham gia khai thác con sứa ở vùng biển của địa phương.

Trong quá trình chuyển đổi tạo việc làm, chính quyền cũng đề xuất việc duy trì đội thường trực tuần tra do đồng chí Phó đội trưởng quản lý Đô thị huyện làm đội trưởng, vì hiện nay, đội tuần tra do thiếu kinh phí đã dừng hoạt động; được cấp kinh phí trang bị tàu thuyền chuyên dụng để quản lý, tháo dỡ ngư cụ vi phạm nhằm nâng cao hiệu quả quản lý khai thác tôm hùm bông của lực lượng chức năng địa phương.

Được biết UBND tỉnh T.T. Huế vừa ký quyết định thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn hàng hải khu vực Cảng Chân Mây. Theo đó, ông Ngô Văn Tuân, Giám đốc Sở GTVT tỉnh làm trưởng đoàn kiểm tra liên ngành. Cùng với đó là đại diện Ban Giám đốc Công an tỉnh; Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Ban Giám đốc Cảng vụ Hàng hải T.T.Huế làm phó đoàn kiểm tra.

Theo ông Trần Bá Trung, Chánh văn phòng Ban ATGT tỉnh T.T.Huế, vừa qua lực lượng chức năng đã xử lý hơn 18 trường hợp vi phạm hành chính về an toàn hàng hải, bắt buộc ngư dân phải ký cam kết không tái phạm., đồng thời xử lý nghiêm những trường hợp tái vi phạm.

Báo Giao Thông Vận Tải, 12/01/2014
Đăng ngày 13/01/2014
Bình Hương
Đánh bắt

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 14:49 26/09/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 08:14 08/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 08:14 08/11/2024

Bạch tuộc Dumbo: Sinh vật dưới nước độc đáo bơi bằng tai

Bạch tuộc Dumbo – một cái tên đáng yêu, đầy gợi nhớ đến chú voi biết bay trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Disney – là một trong những loài sinh vật độc đáo và quyến rũ nhất dưới đáy đại dương. Loài bạch tuộc này không chỉ nổi bật bởi ngoại hình dễ thương mà còn bởi cách di chuyển đặc biệt bằng "tai" của mình.

Bạch tuộc
• 08:14 08/11/2024

Cá mặt quỷ đỏ: Loài cá độc đáo của vùng biển nhiệt đới

Cá mặt quỷ đỏ (Scorpaena) là một trong những loài cá biển nhiệt đới độc đáo và nổi bật nhất với ngoại hình vừa ấn tượng vừa nguy hiểm. Được tìm thấy phổ biến ở các rạn san hô và khu vực biển nông của vùng biển nhiệt đới, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài đáng sợ mà còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như người chơi cá cảnh đam mê tìm kiếm những loài cá lạ. Hãy cùng khám phá về cá mặt quỷ đỏ và lý do tại sao loài cá này lại đặc biệt đến vậy.

Cá mặt quỷ
• 08:14 08/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 08:14 08/11/2024
Some text some message..