Thức ăn thủy sản hướng đến sự bền vững từ việc thay thế bột cá

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Fishes , các nhà nghiên cứu của “F3 Innovation Network” đã tiến hành thử nghiệm trên một số đối tượng nuôi phổ biến và nhận thấy rằng việc loại bỏ hoàn toàn thành phần bột cá và dầu cá khỏi chế độ ăn của các loài cá săn mồi được xem là khả thi.

Thức ăn thủy sản
Ngành nuôi trồng thủy sản đang tiến gần hơn đến việc thay thế các nguyên liệu biển cho một số loại thức ăn thủy sản. Ảnh: thefishsite.com

Đôi nét về bột cá, dầu cá – thành phần quan trọng trong thức ăn thủy sản

Bột cá là thành phần có giá trị nhất trong thức ăn thuỷ sản và, xa hơn nữa, nó là thành phần chủ yếu trong khẩu phần của cá săn mồi và tôm. Nó có vị ngon và chất lượng rất tốt, cung cấp đủ prôtêin với các axít béo thiết yếu. Bột cá chất lượng cao đã có sự ứng dụng rộng rãi trong nuôi trồng thuỷ sản và về mặt thương mại cũng có thể đạt được nếu kiểm soát được chất lượng nguyên liệu thô và điều kiện chế biến một cách nghiêm ngặt. 

Bột cá dựa chủ yếu từ nguồn khai thác ven biển theo mùa, một phần chính sử dụng như phân bón, phần còn lại phơi khô một thời gian dài và được nghiền nát thành bột cá (thức ăn cho động vật), sử dụng chủ yếu trong khẩu phần của gia cầm, lợn và cá - những loài có nhu cầu cao về tỷ lệ protein hơn.

Khoảng 90 % lượng bột cá của thế giới được sản xuất từ các loài cá có dầu như maclerel, pilchard, capelin và manhaden, 10 % còn lại ít hơn từ loài cá thịt trắng, số khác từ cá voi hay các loài có vỏ đá vôi. Toàn bộ cơ thể cá, sau khi loại bỏ nước và một ít dầu sẽ được phơi khô và nghiền thành bột cá. 

Thúc đẩy sự bền vững trong thức ăn thủy sản

Những chuyên gia trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản đã tối ưu hóa các công thức về khẩu phần ăn cho các trại nuôi, từ đó thức ăn thủy sản dạng viên xuất hiện, hỗ trợ cải thiện đáng kể hiệu suất nuôi, đồng thời giảm được 40% chi phí về thức ăn.

Các nguyên liệu từ biển như bột cá, dầu cá và hợp chất vitamin đã làm nên bước ngoặt lớn về thành phần dinh dưỡng cho vật nuôi và tạo cơ sở cho sự bùng nổ lớn cho ngành nuôi trồng thủy sản. Theo thông tin từ dữ liệu sản xuất, cho thấy sự tăng trưởng của ngành đa phần phụ thuộc vào thức ăn thủy sản, đã gây nên áp lực không nhỏ đối với nguồn cung cấp nguyên liệu từ biển.

Ao nuôiCác chuyên gia trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản đã tối ưu hóa các công thức về khẩu phần ăn cho các trại nuôi. Ảnh: thefishsite.com

Các dự báo về kinh tế cho thấy, nếu công thức thức ăn thủy sản vẫn như hiện tại, nhu cầu về thành phần nguyên liệu như dầu cá và bột cá sẽ vượt xa nguồn cung vào năm 2030. Điều này sẽ làm giảm đáng kể việc sử dụng các nguyên liệu từ biển trong hai thập kỷ qua. Nỗ lực thay thế bột cá và dầu cá không chỉ liên quan đến vấn đề về nguồn cung ứng mà còn dấy lên lo ngại vấn đề về môi trường, về sinh thái.

Trong các thử nghiệm gần đây nhất của F3, họ đã tạo ra các công thức thức ăn mới chứa dầu cá hay bột cá và ứng dụng trên 5 loài cá săn mồi gồm có: cá vược miệng rộng (Micropterus salmoides), cá chim (Trachinotus carolinus), cá cam California (Seriola dorsalis), cá cam Nhật (kampachi S. rivoliana) và cá hồng Mỹ (Sciaenops ocellatus). 

Qua các thử nghiệm riêng biệt, các nhà nghiên cứu đã sử dụng thức ăn có chứa các nguyên liệu thay thế như bột đậu nành và bột phụ phẩm gia cầm. Thức ăn thử nghiệm cũng có chứa các thành phần cải tiến như vi tảo và protein đơn bào. Mặc dù có một số khác biệt giữa các kết quả thử nghiệm, nhưng các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng việc loại bỏ hoàn toàn bột cá và dầu cá khỏi chế độ ăn của cá là khả thi. 

Tiềm năng sử dụng nguyên liệu thực vật thay cho bột cá 

Các chuyên gia đã nêu bật các loại thức ăn thử nghiệm vừa hạn chế chi phí trong sản xuất vừa giúp cá hoạt động với năng suất tốt nhất. Họ đã chọn các thành phần protein từ các nguồn động vật và thực vật dựa trên tính sẵn có, công dụng và tiềm năng của chúng như một thành phần dinh dưỡng. 

Bột phụ phẩm gia cầm, (được xem như chất thay thế chính cho bột cá) là thành phần chiếm phần lớn trong thức ăn thử nghiệm. Ngoài ra, các lựa chọn được bổ sung để thay thế bột cá bao gồm: bột gluten ngô (CGM), protein ngô cô đặc (CPC) và bột đậu nành. Cả CGM và CPC đều có hàm lượng protein cao và được cho là có mức độ bổ sung cao trong thức ăn thủy sản mà không gây ra các tác động tiêu cực nào về mặt dinh dưỡng của cá. 

Các thành phần thay thế tiềm năng khác bao gồm tảo Spirulina , chứa hơn 55% hàm lượng protein thô và hàm lượng axit béo không bão hòa (PUFA) cao. Khi được sử dụng ở nồng độ cao, các nhà nghiên cứu ghi nhận những tác động có lợi đối với sự phát triển của vật nuôi, thành phần cơ thể, sắc tố, khả năng miễn dịch và năng suất sinh sản. 

Ngoài các thử nghiệm với cá cam Nhật, tất cả các thử nghiệm thức ăn được tiến hành trong bể RAS. Thời gian quan sát thay đổi từ 56 - 126 ngày, các nhà nghiên cứu đã theo dõi các thông số chất lượng nước, nhiệt độ, độ mặn, nồng độ oxy hòa tan và trọng lượng ban đầu của cá. Bên cạnh đó, họ cũng thu thập dữ liệu về hiệu quả sử dụng thức ăn, tỷ lệ chuyển đổi thức ăn, chất lượng cá, các yếu tố dinh dưỡng và tỷ lệ sống. 

Kết quả thu được từ thử nghiệm

CáViệc thay thế bột cá và dầu cá từ các công thức thức ăn cho cá biển sẽ khó khăn hơn so với nước ngọt. Ảnh: thefishsite.com

Dựa trên kết quả phân tích từ thí nghiệm, các nhà khoa học lưu ý rằng các thử nghiệm cho thấy tiềm năng của ngành trong việc giảm đáng kể hay trong một số trường hợp có thể loại bỏ thành phần bột cá, dầu cá trong khẩu phần của các loài cá ăn thịt. Các công thức được tạo ra dựa trên kinh nghiệm của các chuyên gia thay vì dựa trên tỷ lệ cụ thể giữa các thành phần nguyên liệu.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng các công thức tạo ra để thay thế bột cá và dầu cá trong thức ăn thủy sản đối với các loài cá vùng nước mặn có thể sẽ khó áp dụng hơn so với các loài cá vùng nước ngọt. Dựa trên những thông tin từ dữ liệu thử nghiệm, họ cũng đã ghi nhận được một vài sự thay đổi. Tỉ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) có xu hướng cao hơn một chút, ngược lại hàm lượng axit béo trong philê thành phẩm sẽ thấp hơn. 

Kết quả từ thử nghiệm khẩu vị của người tiêu dùng, cho thấy rằng việc lựa chọn các thành phần thức ăn thay thế có thể không làm giảm mức độ hài lòng của người tiêu dùng. Trong số 25 người tiêu dùng được thử nghiệm, 48% ưa thích phi lê cá vược miệng lớn được cho ăn chế độ ăn dựa trên bột cá và dầu cá, 40% cho biết họ thích philê cá được cho ăn theo công thức thí nghiệm và 12% không ưa thích sản phẩm. Tương tự đối với cá cam Nhật, thu về kết quả thuận lợi hơn, với 62% người tham gia nghiên về loại cá được cho ăn theo công thức không có thành phần bột cá, còn lại 19% không thể nhận ra sự khác biệt giữa hai nhóm. 

Đăng ngày 10/07/2023
Nhất Linh @nhat-linh
Nguyên liệu

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 10:34 19/12/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 10:09 06/12/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 10:07 19/11/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 08:00 17/11/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 23:48 22/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 23:48 22/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 23:48 22/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 23:48 22/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 23:48 22/12/2024
Some text some message..