Thực hiện ấn định thuế đối với mặt hàng trứng Artemia NK

Tổng cục Hải quan vừa có công văn yêu cầu cục hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện ấn định thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế đối với các trường hợp NK mặt hàng trứng Artemia dùng làm thức ăn cho tôm đã khai báo, nộp thuế theo mã hàng khác với mã 0511.91.00.

trứng artemia
Ảnh minh họa

Được biết, yêu cầu này của Tổng cục Hải quan thực hiện theo thông báo ý kiến của Thủ tướng về việc xử lý thuế NK đối với mặt hàng trứng Artemia, trong đó yêu cầu Bộ Tài chính thực hiện theo quy định của pháp luật thuế hiện hành.

Liên quan đến mặt hàng này, thời gian qua có những phản ánh việc chính sách thuế NK đối với mặt hàng trứng artemia dùng làm thức ăn nuôi tôm đã “làm khó con tôm”. Đồng thời, cũng có ý kiến muốn áp thuế NK cho mặt hàng này ở mức 0% để tạo điều kiện cho DN.

Lý giải về các khúc mắc, Bộ Tài chính cho rằng mã số hàng hóa quy định tại Danh mục hàng hóa XK, NK Việt Nam, biểu thuế XK, NK ưu đãi Việt Nam và việc phân loại hàng hóa của Hải quan Việt Nam được tuân thủ hoàn toàn theo Công ước quốc tế về mô tả và mã hóa hàng hóa (Công ước HS), Danh mục thuế quan hài hòa ASEAN (AHTN).

Tham gia quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam đã ký kết là thành viên của Tổ chức Hải quan Thế giới và Tổ chức Hải quan ASEAN, đồng thời đã ký kết Công ước HS. Do vậy, việc phân loại hàng hóa không chỉ được thực hiện thống nhất trong các đơn vị hải quan cả nước mà còn thống nhất với các quốc gia trên thế giới, bảo đảm mỗi mặt hàng chỉ có một mã số.

Căn cứ quy định của pháp luật hiện hành, mặt hàng trứng artemia còn sống, dùng làm thức ăn cho tôm, được phân loại vào nhóm 0511, mã số 0511.99.90, thuế suất thuế NK ưu đãi là 5%. Các quốc gia trên thế giới cũng phân loại thống nhất mặt hàng này vào nhóm 0511.

Trên thực tế, đa số các DN NK mặt hàng này đã phân loại đúng theo mã số 0511.99.90. Theo số liệu báo cáo của cục hải quan các tỉnh, thành phố, từ năm 2009-2015, có khoảng hơn 30 DN NK mặt hàng trứng artemia, trong đó, khoảng hơn 20 DN NK với kim ngạch chiếm 84% tổng số kim ngạch NK mặt hàng này đã khai báo mã số 0511.91.00 (thuế suất 5%). Trong khi đó, có chưa đến 10 DN NK với lượng kim ngạch chiếm 15% tổng số kim ngạch NK mặt hàng này khai báo vào nhóm 23.09 (thuế suất 0%).

Bộ Tài chính cho rằng, việc cơ quan Hải quan truy thu các DN khai báo mã số chưa đúng là đúng quy định của pháp luật và bảo đảm công bằng giữa các DN đã NK mặt hàng này.

Về điều chỉnh giảm mức thuế suất thuế NK trứng artemia từ 5% xuống 3%, Bộ Tài chính cho biết, theo quy định tại Biểu khung thuế suất do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành thì mặt hàng trứng artemia có mức cao nhất là 5%, mức cam kết trần WTO là 5%.

Sau khi nhận được kiến nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) về việc điều chỉnh thuế suất với mặt hàng này, Bộ Tài chính đã dự thảo văn bản và gửi xin ý kiến các Bộ NN&PTNT, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT); UBND các tỉnh, thành phố, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội Thủy sản Việt Nam (VASEP) theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Theo ý kiến của Bộ KH&ĐT thì việc điều chỉnh thuế NK mặt hàng này phải bảo đảm tính khả thi và phù hợp với Nghị quyết số 99/2015/QH13 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2016 là không ban hành chính sách làm giảm thu ngân sách nhà nước. Ngoài ra, đây cũng là mặt hàng trong nước đã sản xuất được...

Tuy vậy, qua số liệu của Tổng cục Thủy sản thì nhu cầu trong nước đối với mặt hàng này khoảng trên 200 tấn trong khi sản xuất trong nước mới đáp ứng 20% nhu cầu, còn lại phải NK.

Do vậy, trên cơ sở ý kiến tham gia của các bộ, ngành, Hiệp hội, Bộ Tài chính thấy cần có mức thuế hợp lý để vừa khuyến khích bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước, vừa khuyến khích mặt hàng tôm giống phát triển nên đã ban hành Thông tư số 98/2016/TT-BTC ngày 29/6/2016 điều chỉnh giảm mức thuế NK trứng artemia từ 5% xuống 3%.

Báo Hải Quan, 09/05/2017
Đăng ngày 09/05/2017
Thu Trang
Nuôi trồng

Phân tích lợi ích kinh tế nuôi xa bờ so với nuôi gần bờ

Với lợi thế đường bờ biển dài và nguồn tài nguyên phong phú, Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ hai mô hình nuôi thủy sản chủ đạo: nuôi gần bờ và nuôi xa bờ. Nếu nuôi gần bờ mang lại sự thuận tiện với chi phí đầu tư thấp, thì nuôi xa bờ lại tạo cơ hội gia tăng sản lượng và giá trị xuất khẩu vượt trội.

Nuôi thủy sản xa bờ
• 09:59 04/02/2025

Các biện pháp chống trộm tôm, bảo vệ mùa vụ trong giai đoạn thu hoạch

Giai đoạn thu hoạch là thời điểm quan trọng đối với người nuôi tôm, bởi đây là lúc công sức đầu tư cả mùa vụ được đền đáp. Tuy nhiên, thời điểm này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, đặc biệt là nạn trộm tôm – một vấn đề khiến nhiều hộ nuôi lo lắng. Các vụ trộm không chỉ gây thiệt hại tài chính mà còn làm ảnh hưởng đến tinh thần và hiệu quả sản xuất của người nuôi. Vì vậy, áp dụng các biện pháp chống trộm và bảo vệ mùa vụ là nhiệm vụ cấp thiết.

Ao nuôi tôm
• 09:36 04/02/2025

Cá heo xanh - Giá trị và cơ hội phát triển nghề nuôi đầy tiềm năng

Cá heo xanh, hay còn gọi là cá heo vạch (danh pháp khoa học: Yasuhikotakia modesta), là một trong những loài cá đặc sản được ưa chuộng tại nhiều vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới.

Cá heo xanh
• 10:55 03/02/2025

Các giống cá lóc mới lai tạo tăng trưởng nhanh, ít bệnh, phù hợp xuất khẩu

Cá lóc, hay còn gọi là cá chuối, là một trong những loài cá nuôi phổ biến tại Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á. Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường xuất khẩu, nhu cầu về các giống cá lóc có khả năng tăng trưởng nhanh, ít bệnh và đạt chất lượng cao ngày càng tăng. Trong bài viết này, Tép Bạc sẽ giới thiệu các giống cá lóc lai tạo đột phá, đáp ứng nhu cầu nuôi trồng và xuất khẩu hiện đại.

Cá lóc
• 08:00 29/01/2025

Giải pháp để phát triển thủy sản bền vững

Phát triển thủy sản bền vững là một mục tiêu quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, đảm bảo nguồn lợi thủy sản lâu dài và nâng cao thu nhập cho ngư dân. Dưới đây là một số giải pháp chính để phát triển thủy sản bền vững.

Khai thác thủy sản
• 10:34 06/02/2025

Khó khăn trong việc phát triển thuốc đặc trị cho bệnh EHP

Bệnh EHP là loại vi bào tử ký sinh trong gan tụy của tôm, không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn ảnh hưởng lớn đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi. Dù đã có nhiều nghiên cứu và nỗ lực, việc phát triển thuốc đặc trị cho bệnh này vẫn gặp nhiều khó khăn.

Tôm
• 10:34 06/02/2025

Kiếm soát bệnh vàng mang trên tôm

Bệnh vàng mang hay còn gọi là bệnh đầu vàng (YHD - Yellow Head Virus), bệnh nhiễm giới hạn trên các loài tôm he, trong đó có tôm sú và tôm chân trắng. Bệnh thường bộc phát trên tôm nuôi từ 30 ngày tuổi trở lên, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi thất thường. Hiện bệnh chưa có thuốc điều trị cũng như phương pháp tiêm chủng hữu hiệu, gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Tôm bị vàng mang
• 10:34 06/02/2025

Đánh giá và gợi ý các sản phẩm cần thiết cho bể cá cảnh

Bể cá cảnh không chỉ là một thú vui tao nhã mà còn góp phần làm đẹp không gian sống. Để duy trì một hệ sinh thái bền vững, việc lựa chọn các sản phẩm phù hợp cho bể cá là vô cùng quan trọng. Sau đây là những sản phẩm thiết yếu giúp bạn chăm sóc bể cá một cách hiệu quả.

Bể cá cảnh
• 10:34 06/02/2025

Hiệu quả của các loại thuốc vi sinh trong phòng trị bệnh phân trắng ở tôm

Bệnh phân trắng là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế do tỷ lệ chết cao và giảm năng suất.

Tôm phân trắng
• 10:34 06/02/2025
Some text some message..