Thực hư việc BKC bị ăn gian chất lượng

BKC là gì? Người nuôi cần lưu ý những gì để sử dụng BKC một cách an toàn và hiệu quả nhất?

BKC
BKC bị ăn gian chất lượng?

BKC là gì? 

BKC (Benzalkonium Chloride) được gọi với tên hóa học đầy đủ là alkyl dimethyl benzyl ammonium chloride, được đưa vào sử dụng năm 1935, là một chất hữu cơ dùng để khử trùng phổ biến và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. 

Thực tế, BKC ít bị ảnh hưởng bởi độ pH môi trường ao nuôi nhưng nước sẽ có độ cứng và đục cao, làm giảm tác dụng của BKC. Nếu sử dụng chung với các chất hữu cơ như: xà phòng, chất tẩy rửa bề mặt tích điện âm sẽ làm giảm hoặc mất đi tác dụng hoạt tính. 

Công dụng của BKC

BKC được biết đến và sử dụng rộng rãi để diệt khuẩn, sát trùng trong các trại nuôi, ao nuôi, bể chứa,...Theo nghiên cứu, việc khử trùng bằng BKC an toàn cho tôm cá nuôi và môi trường sử dụng. Đặc biệt loại BKC 80% còn có chức năng tiêu diệt các loại vi khuẩn, nấm, protozoa và loại trừ mầm bệnh gây hại cho tôm cá và các loài thủy sản như bệnh cụt râu, mòn đuôi, bệnh phát sáng trên tôm. Có thể kết hợp loại BKC 80% và Formalin sẽ mang lại kết quả cao trong việc khử trùng. 

Ngoài ra, BKC còn có tác dụng khử mùi hôi, kích thích tôm lột xác nếu được sử dụng ở liều lượng hợp lý, làm sạch và ổn định nước 

Trong các loại BKC, BKC 80% có tác dụng diệt tảo trong môi trường ao nuôi. Khả năng diệt tảo của loại BKC 80% phụ thuộc vào độ dày của vách tế bào tảo.  

Hạn chế sử dụng BKC trong giai đoạn tôm dưới 10 ngày thì trong giai đoạn này tôm khá mẫn cảm

Những lưu ý khi sử dụng BKC 

Để sử dụng BKC đặt hiệu quả cao nhất, người nuôi cần đặc biệt lưu ý: 

- Sử dụng tốt nhất vào thời điểm nắng gắt như buổi trưa (độ pH > 7), đồng thời bật quạt nước để cung cấp đầy đủ oxy cho tôm 

- Không cấy men vi sinh ngay sau khi sử dụng BKC để sát khuẩn 

- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để tránh sử dụng sai liều lượng gây ảnh hưởng đến tôm cá 

- Tuyệt đối không sử dụng BKC cùng với các loại thuốc diệt khuẩn, khử trùng 

- Hạn chế sử dụng BKC trong giai đoạn tôm dưới 10 ngày thì trong giai đoạn này tôm khá mẫn cảm. Không sử dụng lúc tôm yếu sắp lột vỏ 

- Sau khi sát trùng nước ao nuôi, vi khuẩn sẽ nhanh chóng phát triển trở lại. Do đó, nhằm giảm và giữ cho mật độ vi khuẩn gây bệnh ở mức an toàn, người nuôi cần tạo một quần thể các vi khuẩn có lợi bằng cách sử dụng các sản phẩm vi sinh (theo hướng dẫn của nhà sản xuất) 

- Đeo bảo hộ khi sát khuẩn bằng BKC. Tránh tiếp xúc trực tiếp với da và mắt  

- Tránh xa tầm tay trẻ em. 

Liều lượng sử dụng 

Các sản phẩm BKC thường có nồng độ thay đổi  từ 10% đến 80% tùy theo nhà sản xuất. Nhìn chung, liều lượng sử dụng tùy thuộc vào nồng độ hoạt chất của BKC. Tùy theo mục đích mà BKC được sử dụng ở các liều lượng khác nhau: 

- Xử lý nước trong ao lắng, khử trùng ao trước khi thả nuôi: 1 lít/1.000-2000m3 nước tùy theo độ nhiễm khuẩn của nguồn nước. 

- Sử dụng định kỳ: 1 lít/4000-5000m3 nước, 10-15 ngày sử dụng 1 lần theo đúng liều lượng sẵn có 

- Khi ao bị nhiễm khuẩn: 1 lít/2000-3000m3 nước và tuân theo những lưu ý về cách xử lý. 

- Giảm bớt tảo khi mật độ quá dày: 1 lít/1000m3 nước, không nên sử dụng nhiều hoặc ít hơn vì như vậy sẽ không đạt được hiệu quả tốt. 

- Sát trùng, dụng cụ nuôi: 1ml/1 lít nước, phun lên bề mặt bể ương hoặc ngâm dụng cụ trong 45 phút​  

Diệt khuẩnĐặc biệt loại BKC 80% còn có chức năng tiêu diệt các loại vi khuẩn

Thực hư việc BKC bị ăn gian chất lượng 

Trên thực tế, một số sản phẩm BKC trên thị trường bị ăn gian chất lượng mà nhiều người sử dụng BKC lại không hề hay biết. Cụ thể là các thành phần ghi trên bao bì cao hơn hàm lượng thực tế có trong sản phẩm gây ảnh hưởng đến việc sử dụng và điều chỉnh hàm lượng cần thiết.

Việc sử dụng BKC hàm lượng thấp sẽ không đạt hiệu quả về diệt khuẩn. Đồng nghĩa là chúng ta tốn tiền vô ích. Tuy nhiên, chúng ta không thể nhận diện được BKC nào là chuẩn.  

Do vậy, nếu muốn mua được sản phẩm uy tín, bà con cần lựa chọn những nơi sản xuất uy tín, được nhiều người sử dụng và đánh giá cao để mất tiền oan và giữ an toàn cho ao nuôi. 

Đăng ngày 13/12/2023
Admin @admin
Nguyên liệu

Thức ăn tự chế cho cá cảnh: Đơn giản và hiệu quả

Việc nuôi cá cảnh không chỉ là sở thích mà còn là một cách thư giãn, giúp kết nối con người với thiên nhiên. Một trong những yếu tố quan trọng nhất để nuôi cá cảnh khỏe mạnh chính là chế độ dinh dưỡng.

Cá cảnh
• 10:23 20/01/2025

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 10:25 24/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 10:34 19/12/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 10:09 06/12/2024

Cá lóc cảnh có dễ chăm sóc không?

Cá lóc cảnh đang trở thành một loại cá cảnh được yêu thích nhờ vẻ đẹp mạnh mẽ và tính cách linh hoạt. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn tự hỏi liệu loại cá này có dễ chăm sóc hay không. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Cá lóc cảnh
• 01:28 29/01/2025

Cách kiểm soát lượng thức ăn để giảm chi phí

Việc nuôi tôm một cách hiệu quả và tiết kiệm không chỉ là việc cung cấp đủ thức ăn cho chúng, mà còn là sự kết hợp hài hòa giữa các biện pháp quản lý môi trường, lịch trình cung cấp thức ăn, và sử dụng thông minh nguồn thức ăn tự nhiên và nhân tạo, sử dụng công nghệ mới.

Tôm thẻ
• 01:28 29/01/2025

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 01:28 29/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 01:28 29/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 01:28 29/01/2025
Some text some message..