Thuốc sắc từ cây Sài Hồ trong tôm

Sử dụng các dược liệu y học cổ truyền cho động vật thủy sản có thể giúp cải thiện đáp ứng miễn dịch, bao gồm các phản ứng miễn dịch không đặc hiệu như hoạt động thực bào và các hoạt động có ý nghĩa khác. Trong nghiên cứu này các nhà khoa học đã nghiên cứu thuốc sắc từ cây Sài Hồ trong đáp ứng miễn dịch của tôm thẻ chân trắng.

Thuốc sắc từ cây Sài Hồ trong tôm
Cây Sài Hồ (Bupleurum).Ảnh Internet

Vai trò chiết xuất dược liệu trong nuôi trồng thủy sản

Các dược liệu y học đã được sử dụng như một liệu pháp thay thế ở người trong hàng nghìn năm ở phương Đông và phương Tây. Các nghiên cứu trước đây đã báo cáo tác động của các loại thảo mộc trên động vật, bao gồm việc sử dụng các dược thảo kích thích miễn dịch gần đây trong nuôi trồng thuỷ sản. Trong cá chép (Cyprinus carpio) và cá vàng lớn (Pseudosciena crocea), hoạt động thực bào và hoạt động lyssozyme huyết tương tăng lên đáng kể sau khi sử dụng dược liệu. Chiết xuất ethanol của cây Mảnh cộng - dược thảo truyền thống của Thái Lan Clinacanthus nutans có thể ức chế virus gây bệnh đầu vàng (YHV) .

Thí nghiệm tác dụng của cây Sài Hồ với tôm thẻ chân trắng

Bupleurum (cây sài hồ) hay Bupleurum falcatum, Bupleurum fruticescens là một loài thực vật có hoa trong họ Hoa tán. Trong cuộc điều tra này, sử dụng chiết xuất từ cây Sài hồ (Bupleurum) giúp tăng cường đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu của của tôm thẻ chân trắng đã được kiểm chứng.

Các thông số được kiểm tra bao gồm các hoạt động của prolnoloxidase (proPO), sản xuất oxy phản ứng các loài (ROS), sản xuất anion superoxide (O2-), nitric (NO), tỷ lệ sống (PR), chỉ số sinh lý (PI), hoạt động dismutase superoxide (SOD), tổng số tế bào máu (THC) và số lượng hồng cầu (DHC).  

Thí nghiệm được tiến hành với 5 nghiệm thức 0%, 0,25%; 0,5%; 1% cây Sài Hồ (Bupleurum) và phát hiện các thông số miễn dịch vào ngày 0, 1, 2, 4, 7, 14, 21 và 28.

Kết quả

Hoạt động kích hoạt miễn dịch proPO

Nhóm xử lý 0,5 và 1% Bupleurum, hoạt động của proPO cao hơn đáng kể nhóm chứng (không bổ sung) trong ngày thứ 2 (p <0,05) và nhóm xử lý 0,25 % bupleurum tăng lên đáng kể vào ngày thứ 7 (p <0,05).

Sản xuất ROS

Kết quả thí nghiệm cho thấy nhóm xử lý 1% Bupleurum, tỷ lệ sản xuất ROS cao hơn nhóm đối chứng vào ngày thứ 2 (p <0,05) và nhóm xử lý 0,25% tăng cao vào ngày thứ 4. Nhóm điều trị 0,5% cao hơn nhóm chứng và nhóm 0,25% vào ngày thứ 4 (p <0,05), tuy nhiên không có sự khác biệt đáng kể giữa mỗi nhóm sau ngày quan sát thứ 28.

Sản xuất O2 (ROS)

Kết quả thí nghiệm cho thấy nhóm xử lý với 0,5 và 1% Bupleurum, tỷ lệ sản xuất ROS cao hơn đáng kể so với nhóm đối chứng từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 28 (p <0,05). Nhóm 0,25% Bupleurum cao hơn đáng kể so với nhóm đối chứng vào ngày thứ 4 đến ngày thứ 28 (p <0,05).

Sản xuất NO

Lượng NO cao hơn rõ rệt ở nhóm xử lý 0,5 và 1% Bupleurum so với đối chứng và nhóm 0,25% Bupleurum vào ngày thứ tư (p <0,05). Nhóm xử lý 0,25% Bupleurum cao hơn đáng kể so với nhóm đối chứng vào ngày thứ 7 (p <0,05).

Quan sát SOD

Xử lý 0,25% Bupleurum, hoạt tính SOD cao hơn có ý nghĩa rõ rệt (p <0,05) trong ngày đầu tiên so với đối chứng và các nhóm khác. Nhóm xử lý 0,25% Bupleurum đáng kể so với nhóm đối chứng từ 7 đến 14 ngày (p <0,05) nhưng không khác biệt đáng kể so với các nhóm khác (p> 0,05).

Tổng số tế bào máu (THC)

Vào ngày thứ 14, 0,25% Bupleurum khác biệt có ý nghĩa so với nhóm đối chứng (p <0,05) và thấp hơn so với 1% (p <0,05). Nhóm 1% bupleurum điều trị khác biệt rõ rệt với nhóm chứng và nhóm điều trị khác từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 14 (p <0,05).

Số lượng tế bào hồng cầu (DHC)

Trên quan sát tế bào dạng hạt (GC), nhóm điều trị 1% bupleurum được trình bày với sự khác biệt đáng kể so với đối chứng và các nhóm khác từ ngày 14 đến ngày 28 (p <0,05). Trên tế bào hyalin (HCC), xử lý 0,5% Bupleurum khác biệt có ý nghĩa đối với nhóm đối chứng và các nhóm khác từ ngày thứ 7 và ngày thứ 28 (p <0,05)

Tỷ lệ phát sinh (PR) và chỉ số sinh (PI)

Kết quả thí nghiệm cho thấy rằng xử lý 0,25% Bupleurum hoạt động PR có ý nghĩa rõ rệt (p <0,05) sovới đối chứng và các nhóm khác từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 21 tuy nhiên không có sự khác biệt đáng kể trong ngày thứ 28. Nhóm xử lý 0,5% và 1% cao hơn đáng kể so với nhóm đối chứng (p <0,05)  nhưng vào ngày 14 và 21 không có khác biệt. Trong khi quan sát PI, nhóm xử lý 0,5% Bupleurum đã tăng đáng kể trong ngày thứ hai (p <0,05) so với nhóm đối chứng

Kết luận

Bằng các kết quả trên đã chứng minh rằng việc sử dụng cây Sài Hồ có thể kích thích miễn dịch không đặc hiệu của tôm chống lại mầm bệnh. Các nhà khoa học đề nghị sử dụng cho tôm ăn chiết xuất từ cây Sài Hồ với liều 1%.

Researchgate
Đăng ngày 29/09/2017
TRỊ THỦY Lược dịch
Dịch bệnh

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 16:00 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 10:44 18/11/2024

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 10:15 06/11/2024

Thời điểm giao mùa tôm dễ bị bệnh đốm trắng

Thời điểm giao mùa luôn là lúc dễ xảy ra các vấn đề sức khỏe cho tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng - một căn bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào những thời điểm khí hậu thay đổi thất thường, chẳng hạn như khi mùa mưa bắt đầu hoặc khi trời chuyển sang lạnh.

Tôm đốm trắng
• 09:55 06/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 22:54 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 22:54 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 22:54 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 22:54 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 22:54 25/11/2024
Some text some message..