Tình hình thủy sản nước ta gần đây
Hiện nay, nuôi trồng thuỷ sản đang từng bước trở thành một trong những ngành sản xuất hàng hoá chủ lực, phát triển rộng khắp theo hướng đầu tư vào các loại thủy sản có giá trị cao, có khả năng xuất khẩu, mang lại hiệu quả cao.
Theo VASEP, sản xuất thủy sản quý I/2023 có nhiều biến động do thị trường xuất khẩu giảm mạnh ở những tháng đầu. Tuy nhiên, hoạt động khai thác thủy sản được duy trì ổn định do thời tiết thuận lợi. Nhờ đó, tổng sản lượng thủy sản quý I/2023 ước đạt hơn 1,8 triệu tấn, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản lượng khai thác thủy sản đạt 869,8 nghìn tấn, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt hơn 1,01 triệu tấn.
Giá trị kinh tế và dinh dưỡng thủy sản mang lại
Ngành thủy sản đóng góp rất lớn vào nền kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia ven biển và đảo quốc. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2020, sản lượng thủy sản của Việt Nam đạt hơn 7,7 triệu tấn, trị giá hơn 7 tỷ USD, đóng góp 22% vào tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của cả nước.
Nuôi trồng thuỷ sản đang từng bước trở thành một trong những ngành sản xuất hàng hoá chủ lực
Đến năm 2022, tổng sản lượng thủy sản đạt 9,06 triệu tấn, tăng 3,1% so với năm 2021, tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản tăng 3% so với năm 2021. Đặc biệt, trong năm 2022, lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu thủy sản cán đích ở con số kỷ lục với gần 11 tỷ USD, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm 2021 (8,89 tỷ USD), tăng 22,2% so với kế hoạch.
Không những thế, ngành thủy sản còn cung cấp việc làm cho hàng triệu người dân trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia ven biển, tạo ra nguồn thu nhập giúp họ nâng cao giá trị kinh tế và chất lượng cuộc sống.
Về giá trị dinh dưỡng, thủy sản cung cấp 1 lượng chất dinh dưỡng như protein, canxi, các axit béo, các vitamin và khoáng chất thiết yếu như vitamin B, vitamin D, vitamin A, các nguyên tố vi lượng như kẽm, sắt,…Ngoài ra, còn là nguồn cung cấp Omega – 3 dồi dào, giúp cải thiện nguy cơ mắc bệnh tim mạch, hỗ trợ giấc ngủ và đặc biệt, đối với các chị em phụ nữ Omega – 3 còn giúp làm đẹp làn da.
Ngoài việc bổ sung các vitamin và các khoáng chất thiết yếu thì việc ăn thuỷ sản mỗi ngày còn giúp tăng cường sức khỏe của não bộ, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, hỗ trợ thị lực, ngăn ngừa và điều trị các bệnh trầm cảm ở trẻ em và người lớn.
Thời điểm thích hợp để thưởng thức thủy sản
Tôm thẻ là một thực phẩm đầy thơm ngon và bổ dưỡng
Tôm: Tôm thẻ chân trắng sống trong môi trường nước lợ, thời gian thu hoạch tôm thẻ chân trắng rơi vào khoảng tháng 10 và tháng 12, đây là thời điểm tôm được xem là có chất lượng tốt nhất, đảm bảo được độ tươi ngon, vì chúng phát triển dưới điều kiện tự nhiên, có đầy đủ dinh dưỡng và đáp ứng được tiêu chí của vụ thu hoạch.
Mực: Mùa mực hằng năm kéo dài từ tháng 3 đến tháng 5. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của những người đi biển lâu năm, từ tháng 3, mực tiếp tục sinh sản thêm đợt mới nên tháng 7, tháng 8 ngư dân vẫn có thể đánh bắt. Nói chung, quanh năm ngư dân đều có thể đánh bắt được mực nên mùa nào cũng có thể thưởng thức sự tươi ngon của chúng.
Cua: Những ngày cuối tháng và đầu tháng là thời điểm thích hợp nhất để mua cua, thời điểm này cua sẽ chắc thịt, béo tốt. Tuy nhiên, ở giữa tháng, là thời điểm cua lột vỏ, cua óp, ít thịt nên ăn sẽ không ngon.
Cua ở thời điểm lột xác là lúc có nhiều dinh dưỡng nhất. Vào thời điểm này, cua thịt có nhiều thịt nhất và cua gạch có nhiều trứng nhất (quan sát phần màu vàng ở yếm cua gạch là thấy). Khi cua đẻ xong, lượng dinh dưỡng, thịt, trứng trong cua giảm đi rất nhiều, chỉ còn lại phần vỏ là chính. Nếu được nuôi tiếp thì sẽ trở thành cua gạch hoặc cua thịt chất lượng, còn đem bán thì sẽ là cua óp.
Hàu: Bất kì loại sinh vật nào cũng vậy,khi rời khỏi môi trường sống tự nhiên đều suy giảm sức sống .Với đặc tính của của một loài sinh vật nhuyễn thể , chẳng hạn như hàu sữa khi sống ở môi trường bên ngoài quá lâu thì thịt hàu sẽ ốm và mất sữa dần dần. Mùa hàu bắt đầu vào tháng 2 hoặc tháng 3 âm lịch và kéo dài trong hai tháng, đây được xem là mùa hàu ngon nhất.