Thủy sản Bình An sẽ niêm yết cổ phiếu

Được SHB đỡ đầu, dự kiến 3 năm tới, Bianfishco sẽ trở thành công ty đại chúng và niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

bianfishco và shb
Thủy sản Bình An sẽ niêm yết cổ phiếu

Động thái cứu Công ty Thủy sản Bình An (Bianfishco) (trụ sở tại khu công nghiệp Trà Nóc, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ) là một trong những hành động đầu tiên của SHB sau khi nhận sáp nhập Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội (Habubank).

Trước khi sáp nhập vào Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội (SHB), khoản đầu tư của Habubank tại Bianfishco bị “mắc kẹt”. Đây cũng là một trong những lý do đẩy Habubank vào tình trạng khó khăn thời gian qua.

Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch Hội đồng quản trị SHB, thực chất, Bianfishco là một doanh nghiệp thủy sản mạnh, đủ khả năng vượt qua khó khăn hiện tại. “Bianfishco là doanh nghiệp hiếm hoi trong ngành thủy sản được cấp phép xuất khẩu trực tiếp vào thị trường Mỹ, với thuế suất thuế xuất khẩu 0%, được đầu tư máy móc thiết bị hiện đại bậc nhất Việt Nam”, ông Hiển nói.

Bianfishco hoạt động từ năm 2005 và đã đầu tư hệ thống dây chuyền công nghệ chế biến thủy sản (công suất 600 tấn cá/ngày). Bên cạnh đó, Bianfishco cũng đã đầu tư phát triển chuỗi cung ứng khép kín, như nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, vùng nuôi hải sản rộng 100 ha, lập công ty sản xuất nước uống collagen, lập viện nghiên cứu thủy sản… Trong giai đoạn hoạt động ổn định, Bianfishco đạt doanh thu bình quân 100 triệu USD/năm, tạo công ăn việc làm cho 5.000 lao động. Từ năm 2011 đến nay, Bianfishco gặp khó khăn. Hiện số lỗ và nợ quá hạn của Bianfishco ước khoảng 600 tỷ đồng.

Mới đây, Bianfishco đã có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới. Theo đó, SHB là cổ đông sở hữu 25 triệu cổ phiếu, chiếm 50% vốn điều lệ Bianfishco (Bianfishco có vốn điều lệ 500 tỷ đồng), thay thế bà Phạm Thị Diệu Hiền và tham gia tái cấu trúc toàn diện Bianfishco.

SHB sẽ phối hợp với Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC, Bộ Tài chính) tham gia xây dựng phương án tái cấu trúc Bianfishco. Cụ thể, SHB và DATC cùng tham gia quản trị, điều hành mọi hoạt động tại Bianfishco.

Nguồn tin từ SHB cho biết, các chủ nợ là các ngân hàng, tổ chức kinh tế đã đồng ý khoanh nợ, giảm lãi, miễn lãi đối với các khoản nợ của Bianfishco trong khoảng thời gian 3 năm. Riêng BIDV và VDB, sẽ đàm phán để chuyển nợ thành vốn góp khi Bianfishco tăng vốn điều lệ. Dự kiến, khi hoạt động sản xuất, kinh doanh đi vào ổn định, Bianfishco sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông để tăng vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng lên 1.200 tỷ đồng.

Động thái của SHB tham gia tái cơ cấu khoản đầu tư cũ của Habubank tại Bianfishco diễn ra khá nhanh, bởi 2 ngân hàng này mới chỉ chính thức tuyên bố việc sáp nhập hôm 9/8 vừa qua. Theo lộ trình, 20/9 tới là ngày niêm yết bổ sung cổ phiếu hoán đổi từ cổ phiếu HBB cũ sang cổ phiếu SHB.

Đầu Tư
Đăng ngày 29/08/2012
Kinh tế

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:17 08/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 10:52 07/11/2024

Thị trường Ấn Độ: Đối thủ hay cơ hội hợp tác của Việt Nam?

Năm 2024 đánh dấu nhiều thay đổi quan trọng trong ngành thủy sản Ấn Độ, khi quốc gia này ngày càng khẳng định vai trò trong xuất khẩu thủy sản toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam - một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu đang đối diện câu hỏi quan trọng: liệu Ấn Độ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp hay một đối tác chiến lược tiềm năng?

Tôm thẻ
• 09:58 04/11/2024

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Cuối năm là giai đoạn đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, khi nhu cầu nhập khẩu thủy sản trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm đáp ứng dịp lễ, tết.

Chế biến tôm
• 09:43 01/11/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 19:24 09/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 19:24 09/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:24 09/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 19:24 09/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 19:24 09/11/2024
Some text some message..