Thủy sản Hùng Vương: Thất vọng với kết quả 6 tháng rồi choáng váng với kết quả 9 tháng

Ra đời từ năm 2003 với vốn điều lệ 32 tỷ đồng, đến nay, sau 13 năm hoạt động, CTCP Hùng Vương (mã: HVG) đã nâng vốn điều lệ lên tới gần 2.300 tỷ đồng.

Dương Ngọc Minh
Ông Dương Ngọc Minh

Đại gia thủy sản, giá cổ phiếu chỉ 10.000 đồng

Hùng Vương luôn là đại gia trong ngành thủy sản với kim ngạch xuất khẩu năm 2015 đạt mức 96 triệu USD, chiếm 6% thị phần, đứng thứ 3 sau Vĩnh Hoàn của nữ hoàng cá tra Trương Thị Lệ Khanh và Biển Đông. Trong những năm qua, đại gia này đã mở rộng lĩnh vực sang tôm, thức ăn chăn nuôi và chăn nuôi với mục tiêu tạo nên một hệ thống khép kín.

Tuy nhiên, giá cổ phiếu của Hùng Vương từ tháng 10/2015 đến nay chưa bao giờ vượt quá 16.000 đồng.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 1/8, cổ phiếu HVG giảm 200 đồng xuống còn 10.900 đồng. Tuần trước, HVG đã có 3 phiên tăng giá mạnh (2 phiên tăng trần) từ hiệu ứng kết quả kinh doanh đột biến 9 tháng đầu năm.

Trước đó, với quyết định của HĐQT về việc mua 5 triệu cổ phiếu quỹ để cứu giá cổ phiếu, trong khoảng thời gian giữa tháng 2 đến cuối tháng 3 năm nay, HVG đã thoát khỏi tình trạng "cơm nguội" để đạt được mức tăng trưởng hơn 25% về giá. Tuy nhiên giá cổ phiếu đã nhanh chóng lao dốc từ ngày 24/03 từ mức giá đỉnh 12.600 đồng khi 38 triệu cổ phiếu phát hành để trả cổ tức chuẩn bị đổ vào tài khoản của nhà đầu tư.

Theo báo cáo tài chính mới nhất, tính đến 30/06/2016, giá trị sổ sách của HVG đạt khoảng 15.000 đồng và EPS pha loãng đạt hơn 500 đồng.

Thất vọng với kết quả 6 tháng rồi choáng váng với kết quả 9 tháng

6 tháng đầu niên kim 2015 - 2016 (giai đoạn 1/10/2015 đến 31/3/2016), Hùng Vương công bố kết quả kinh doanh với những con số gây thất vọng.

Theo đó, HVG đạt gần 11.000 tỷ đồng doanh thu thuần và 71,5 tỷ đồng LNTT. Sau soát xét, doanh thu giảm thêm, chỉ còn 8.324 tỷ đồng – tăng 14,5% so với cùng kỳ nhưng lợi nhuận sau thuế sau soát xét giảm tới 45% chỉ còn 32 tỷ đồng.

Kết quả kinh doanh quý 3 tiếp tục gây sốc cho nhà đầu tư nhưng theo chiều hướng ngược lại. Doanh thu trong kỳ đạt 6.612 tỷ đồng, tăng trưởng 45%. Lãi ròng hợp nhất đạt 226,4 tỷ đồng, tăng cao gấp 17 lần so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, trong 9 tháng đầu năm, HVG đạt gần 15.000 tỷ đồng doanh thu thuần - tăng trưởng 26,5%; lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 244 tỷ đồng, tăng trưởng 311,5% so với cùng kỳ năm ngoái, hoàn thành 63% kế hoạch.

Tuy nhiên phải thấy rằng, doanh thu của HVG tăng trưởng mạnh như vậy là nhờ kết quả hợp nhất với CTCP Sao Ta (FMC). Việc hợp nhất được thực hiện từ cuối tháng 5/2015, tức là kết quả kinh doanh 9 tháng của HVG từ 1/10/2015 đến 30/06/2016 có phần của FMC trong khi cùng kỳ thì không. 

Doanh thu nội địa cao gấp 2 lần doanh thu xuất khẩu, tại sao vậy?

9 tháng đầu năm, doanh thu xuất khẩu của HVG đạt 4.668 tỷ đồng còn doanh thu nội địa lớn gấp đôi, đạt 10.268 tỷ đồng.

Đối với doanh nghiệp thủy sản, thị trường chính chắc chắn là thị trường nước ngoài bởi nhu cầu nội địa đối với thủy sản nói chung và cá tra fillet đông lạnh nói riêng là không đáng kể so với nhu cầu tại nước ngoài. Khi nhắc đến việc tiêu thụ sản phẩm, Hùng Vương cũng luôn chỉ ra những số liệu về thị trường chính, đó là Tây Âu, Bắc Âu, châu Á, Bắc Mỹ,  Nam Mỹ, Trung Đông …

Theo CTCK HSC, Hùng Vương phân phối hàng hóa thông qua các doanh nghiệp nội khác nhưng mục tiêu cuối cùng của sản phẩm vẫn là thị trường nước ngoài. Với cơ chế thuế quan hiện tại tại một số thị trường chủ chốt thì việc chuyển sang các kênh phân phối thay thế để cuối cùng vẫn đến tay khách hàng mục tiêu, sẽ có những lợi thế nhất định. Ví dụ thuế chống bán phá giá tại Mỹ không áp dụng cho những doanh nghiệp không có hoạt động nhập khẩu vào nước này trong giai đoạn xem xét hành chính. 

Lợi nhuận gộp biên cải thiện, nhưng vẫn là quá thấp so với Vĩnh Hoàn

9 tháng đầu năm, lợi nhuận gộp biên của HVG đã tăng từ 6,8% lên 7,8%. Nguyên nhân chính đến từ lĩnh vực thức ăn chăn nuôi (chiếm 23% doanh thu) và nguyên liệu chế biến TĂCN (chủ yếu là bánh dầu đậu nành, chiếm 18% doanh thu).

Cụ thể, lợi nhuận gộp của mảng thức ăn chăn nuôi đã tăng 36% tương đương 64 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp của tăng từ 4,6% lên 6,8%. LNG của mảng nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi tăng 163% tương đương 205 tỷ đồng, biên LNG tăng từ 4,3% lên 12,1%.

Trong khi đó, biên LNG của mảng thủy sản (chiếm 21% doanh thu) sụt mạnh từ 8,3% xuống còn 3,3%. 

Dù vậy, tỷ suất này vẫn quá thấp khi đặt cạnh Vĩnh Hoàn (VHC). 6 tháng đầu năm, LNG biên của VHC là 16,7%.

Vay nợ lớn

Tính đến 30/06/2016, HVG có 7.541 tỷ đồng vay nợ ngắn hạn và 1.020 tỷ đồng vay nợ dài hạn. Tỷ lệ nợ phải trả/tổng tài sản gần 80%. Các khoản nợ chủ yếu vay tại Ngân hàng BIDV.

Trong năm 2015, HVG đã phát hành thành công 1.300 tỷ đồng trái phiếu không chuyển đổi có thời hạn 3 năm cho 3 tổ chức là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (700 tỷ đồng), Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (300 tỷ đồng), và Ngân hàng TMCP Tiên Phong (300 tỷ đồng).

Với định hướng chiến lược và tình hình đầu tư theo chiến lược này, việc HVG vay nợ lớn là điều dễ hiểu nhưng chi phí lãi vay cũng là một áp lực không nhỏ.

Hùng Vương đang có những đứa con nào?

Trong năm 2015, ngoài việc mua thêm cổ phiếu VTF (CTCP Thức ăn chăn nuôi Việt Thắng), FMC (CTCP Sao Ta), CTCP Chế biến Thủy sản xuất khẩu Tắc Vân để tăng tỷ lệ sở hữu lên lần lượt là 90,28% - 54,28% - 62%, Hùng Vương còn đầu tư thành lập thêm 2 công ty con mới là Công ty Cổ phần Hùng Vương Sông Đốc và Công ty TNHH Chế biến Thủy sản Hùng Vương Bến Tre.

Ngoài ra, cũng nằm trong kế hoạch đầu tư phát triển mở rộng nhưng Hùng Vương chưa thực hiện góp vốn còn có Công ty Cổ phần Hùng Vương Ba Tri (HVT – thành lập tháng 12/2011, hoạt động chính là sản xuất cá giống), tỷ lệ góp vốn theo Giấy phép Đăng ký kinh doanh là 80%.

Tính đến 30/06/2016, Hùng Vương có 12 công ty con và hơn chục công ty liên kết hoạt động chính trong các lĩnh vực: sản xuất con giống - nuôi trồng - sản xuất thức ăn - chế biến thủy sản - chế biến phụ phẩm - xuất khẩu.

Chuyện nuôi heo của đại gia thủy sản

Tháng 10/2015, Hùng Vương công bố chính thức chuyển hướng kinh doanh thêm mảng thức ăn chăn nuôi kết hợp phát triển hệ thống nuôi heo khép kín từ con giống, sản xuất thức ăn, hệ thống trang trại, bao tiêu sản phẩm đến người chăn nuôi.

Dự án này có tổng vốn đầu tư 2.000 tỷ đồng, bao gồm việc xây dựng 2 nhà máy thức ăn gia súc, gia cầm (tại Long An và Bình Định), hệ thống trang trại, nhà máy sản xuất PRemix, thuốc thú y cùng các khâu hậu cần, logistics đi kèm.

Giải thích lý do đầu tư, ông Dương Ngọc Minh cho rằng, nếu chăn nuôi được đầu tư bài bản trên quy mô lớn theo quy trình khép kín, áp dụng kỹ thuật, trang thiết bị công nghệ tiên tiến thì hoàn toàn có thể có giá thành, chất lượng tương đương với các nước phát triển ở châu Âu và Mỹ.

Mặc dù áp lực cạnh tranh thịt ngoại rất lớn khi Việt Nam tham gia TPP nhưng HVG xác định dự án đầu tư này sẽ có hướng đi riêng.

Chiều tối 27/7, một chuyên cơ riêng chở 750 con heo giống cụ kỵ (GGP) từ Đan Mạch đã về đến sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM. Đây là lô heo giống đầu tiên do tập đoàn Danbred của Đan Mạch cung cấp cho Hùng Vương. Giá mỗi con là 4000 EUR.

Theo tính toán, Hùng Vương sẽ cung cấp ra thị trường heo thịt, heo giống bố mẹ từ tháng 3/2017 và kế hoạch đến đầu năm 2019 sẽ có 100.000-120.000 con bố mẹ…

Tri Thức Trẻ, 02/08/2016
Đăng ngày 02/08/2016
Mai Linh
Doanh nghiệp

Xuất khẩu cá tra xuống mức thấp nhất năm

Dù vẫn tăng 31% so với cùng kỳ, nhưng kết quả 179 triệu USD kim ngạch xuất khẩu (XK) cá tra trong tháng 10 là mức thấp nhất kể từ đầu năm 2022 tới nay. Mức tăng trưởng XK so cùng kỳ năm trước cũng thấp nhất trong các tháng. Luỹ kế tới hết tháng 10 XK cá tra Việt Nam đạt 2,1 tỷ USD, tăng 75% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cá tra
• 12:03 21/11/2022

Tháng 8/2022, xuất khẩu cá tra hồi phục trở lại

Xuất khẩu cá tra 8 tháng đầu năm nay đã chạm mốc 1,8 tỷ USD – một con số lạc quan cho các doanh nghiệp ngành hàng này. Xuất khẩu cá tra trong 3 tháng gần đây đã tụt dần khỏi mức đỉnh 310 triệu USD hồi tháng 4, nhưng đã có xu hướng hồi phục trở lại từ tháng 8.

Cá tra
• 10:29 26/09/2022

Nâng cao thị phần xuất khẩu cá tra Việt Nam trên toàn thế giới

Tổng sản lượng xuất khẩu cá tra trong tháng 8-2022 vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định, tăng 114% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng nhẹ so với tháng 7-2022, góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu cá tra trong 8 tháng đầu năm nay đạt gần 1,8 tỉ USD, tăng 81% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cá tra
• 10:54 14/09/2022

Lưu giữ cá tra bố mẹ phục vụ cộng đồng

Ngành hàng cá tra Việt Nam hơn 20 năm qua đã chứng kiến biết bao thăng trầm. Nhiều người giàu lên nhờ con cá, nhưng cũng không ít người phá sản vì chúng. Sự khốc liệt của ngành hàng này là vậy.

Cá tra
• 15:21 13/09/2022

Gian hàng Tép Bạc truyền tải thông điệp hay nhất VietShrimp 2024

Vừa qua, hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 5 năm 2024 (VietShrimp 2024) tại Cà Mau đã thành công ngoài mong đợi. Trước khi bế mạc, chiều 21/3, Ban Tổ chức đã trao giải cho 7 gian hàng ấn tượng nhất ở 7 hạng mục.

Tép Bạc được trao giải
• 11:37 27/03/2024

GROBEST Việt Nam ghi dấu tại VietShrimp 2024 với mô hình nuôi tôm công nghệ cao và giải pháp dinh dưỡng toàn diện

Tham dự VietShrimp 2024, Grobest Việt Nam mang đến loạt giải pháp đột phá như mô hình nuôi tôm công nghệ cao và các sản phẩm dinh dưỡng toàn diện nhằm giúp các hộ nuôi giảm chi phí sản xuất trên 1 kg tôm, hướng đến những mùa vụ ““Năng suất cao – Chi phí thấp””.

Grobest
• 10:00 25/03/2024

ASC cấp chứng nhận Tiêu chuẩn Thức ăn chăn nuôi đầu tiên ở Châu Á

Chứng nhận Tiêu chuẩn Thức ăn chăn nuôi ASC uy tín đã được cấp lần đầu tiên ở Châu Á, trong đó Thai Union nhận được chứng nhận duy nhất cho nhà máy thức ăn chăn nuôi Mahachai của họ.

Tôm thẻ
• 10:30 24/03/2024

Khám phá điều thú vị cùng Tép tại Vietshrimp 2024

Vietshrimp 2024, triển lãm quốc tế chuyên ngành tôm lớn nhất Việt Nam, hứa hẹn mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho quý khách hàng. Hãy cùng nhà Tép khám phá những điểm nổi bật của sự kiện này:

Vietshrimp 2024
• 12:34 21/03/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 18:26 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 18:26 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:26 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 18:26 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:26 29/03/2024