Thủy sản Việt Nam phát triển bền vững để có chỗ đứng tại châu Âu

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU năm 2018 đạt 275,8 nghìn tấn với giá trị 1,4 tỷ USD, đưa EU trở thành thị trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam.

gian hàng thủy sản Việt Nam tại Bỉ
Đại sứ Việt Nam tại Bỉ Vũ Anh Quang (thứ 2 bên phải) thăm gian hàng Việt Nam. (Ảnh: Kim Chung/TTXVN)

Trong 3 ngày từ 7 đến 9-5, các doanh nghiệp Việt Nam đã tham dự Triển lãm thủy sản toàn cầu thường niên Brussels lần thứ 27 tại Vương quốc Bỉ, với phương châm chất lượng sản phẩm, phát triển bền vững và tận dụng lợi thế để thủy sản của Việt Nam chiếm lĩnh thị trường Liên minh châu Âu (EU).

Phóng viên TTXVN thường trú tại Brussels cho hay, tại triển lãm năm nay, 25 gian hàng của các doanh nghiệp Việt Nam giới thiệu đa dạng các loại thủy sản như tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra, cá ngừ, mực, bạch tuộc... cả đông lạnh và các sản phẩm chế biến sẵn.

Ngay từ buổi khai mạc, các gian hàng của Việt Nam đã rất nhộn nhịp và thu hút được đông đảo khách hàng đến tìm hiểu sản phẩm và cơ hội hợp tác làm ăn.

Các doanh nghiệp Việt Nam đã chuẩn bị rất chu đáo cả về hàng hóa, thông tin liên quan cùng các giấy tờ chứng nhận để giới thiệu với khách tham quan và các đối tác.

Bên cạnh đó, với các hoạt động như “Diễn đàn thủy sản Việt Nam-Triển vọng hợp tác” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Đại sứ quán và Thương vụ Việt Nam tại Bỉ cùng Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tổ chức; hay Hội thảo về cá tra và Hội thảo về tôm do VASEP cùng Tổng cục thủy sản và tỉnh Cà mau tổ chức đã góp phần kết nối và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu các mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU.

Trong khuôn khổ triển lãm, phát biểu tại “Diễn đàn thủy sản Việt Nam-Triển vọng hợp tác,” Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến khẳng định chiến lược phát triển các sản phẩm thủy sản mũi nhọn của Việt Nam như cá tra, tôm... theo hướng áp dụng công nghệ hiện đại, tập trung phát triển về chiều sâu, nâng cao chất lượng và giá trị, đa dạng hóa sản phẩm theo từng phân khúc thị trường, đảm bảo an ninh lương thực, dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và thúc đẩy ngành thuỷ sản phát triển bền vững.


Cùng chia sẻ về vấn đề này, trả lời phóng viên TTXVN, bà Tô Thị Tường Lan, Phó Tổng Thư ký VASEP cho biết đối với các sản phẩm cá tra và tôm, các doanh nghiệp Việt Nam đã tuân thủ các tiêu chuẩn nuôi bền vững của thế giới trong việc kiểm soát từ con giống, dây chuyền sản xuất đến thành phẩm cuối cùng.

Đối với sản phẩm đánh bắt, Việt Nam đã tuân thủ quy định về đánh bắt hợp pháp của châu Âu. Còn về nuôi trồng, vấn đề truy xuất nguồn gốc là đặc biệt quan trọng.

Đây cũng là thách thức với các doanh nghiệp vừa và nhỏ để đáp ứng được tiêu chí này. Về phần các doanh nghiệp lớn trong ngành, như các doanh nghiệp hàng đầu về các tra và tôm đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn châu Âu.

Ông Bùi Anh Dũng, Phó Tổng Giám đốc công ty Minh Phú cũng khẳng định việc đảm bảo chất lượng cao và đạt tiêu chuẩn sản xuất bền vững đã giúp doanh nghiệp đứng vững và đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường châu Âu.

Minh Phú đã đáp ứng các tiêu chuẩn cao nhất của EU, đạt được chứng nhận của các tổ chức uy tín như Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản (ASC), Global Gap, chứng nhận về sản phẩm nuôi trồng hữu cơ như EU Bio, Bio Suisse... nên rất tự tin trong việc cạnh tranh tại thị trường châu Âu.

Về phía khách hàng, Phó tổng giám đốc công ty Mitsui &Co châu Âu, Javier Cordova cho biết ông chọn đối tác Việt Nam vì các doanh nghiệp đã có sự cải thiện cả về kỹ thuật cũng như chất lượng sản phẩm.

Sản phẩm thủy sản của Việt Nam ngày càng được biết đến rộng rãi ở châu Âu và về phần mình, Mitsui &Co đã mua sản các phẩm tôm của Việt Nam từ nhiều năm nay. Các sản phẩm thủy hải sản của Việt Nam có giá cả cạnh tranh, chất lượng tốt và đây là điều rất quan trọng.

Theo ông, người tiêu dùng châu Âu rất quan tâm đến sức khỏe nên để tăng lượng bán vào thị trường này, Việt Nam cần tăng khả năng truy xuất nguồn gốc, người mua cần biết rõ sản phẩm đến từ đâu, các loại thức ăn chăn nuôi đã được sử dụng không được chứa dư lượng kháng sinh, và tốt nhất là sử dụng thức ăn hữu cơ trong nuôi trồng để phát triển bền vững lâu dài.

Cùng với việc nhấn vào mục tiêu phát triển bền vững, vấn đề đa dạng hóa các mặt hàng thủy sản với giá trị gia tăng cao đang là một xu hướng chung của Triển lãm Brussels năm nay.

Việc ngày càng có nhiều công ty Việt Nam chú trọng vào các mặt hàng thủy sản đã qua chế biến mang hàm lượng giá trị gia tăng cao là một điểm mới tại triển lãm năm nay khi mà nhu cầu về sản phẩm này trên thị trường châu Âu ngày càng tăng.

Bà Trần Hương, công ty Trangs UK Ltd, cho biết Việt Nam có nhiều công ty cung cấp các sản phẩm chế biến sẵn mang giá trị gia tăng nên tính cạnh tranh cao. Doanh nghiệp luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt cả về giá và chất lượng sản phẩm.

Riêng công ty Trangs UK Ltd, từ khi bắt đầu bước chân vào ngành thủy sản, đã xác định là luôn phải thay đổi và làm mới các sản phẩm của mình. Bà Hương đánh giá việc Việt Nam có nguồn nguyên liệu dồi dào về thủy hải sản cũng như về rau củ là thuận lợi lớn cho việc đa dạng sản phẩm, và các doanh nghiệp cần đa dạng hóa để có vị trí vững chắc trên thị trường EU.

Với nhiều hoạt động giới thiệu sản phẩm cùng với các diễn đàn và hội thảo bên lề Triển lãm hàng đầu thế giới này, ngành thủy sản Việt Nam đã chứng tỏ nỗ lực của mình trong việc thúc đẩy quảng bá nhằm tăng cường khả năng chiếm lĩnh thị trường EU.

Thông qua các hoạt động đa dạng và bổ ích này, các nhà quản lý, hoạch định chính sách, các doanh nghiệp, thương nhân cũng như các Hiệp hội ngành hàng của các nước có cơ hội được cung cấp và trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, kết nối hợp tác doanh nghiệp, nhận diện các khó khăn, vướng mắc để tháo gỡ, đồng thời đề xuất các giải pháp bền vững nhằm đẩy mạnh khả năng tiêu thụ, trao đổi các mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU.

EU hiện là một thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng đối với các nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Đây cũng là thị trường chính của thuỷ sản Việt Nam từ hàng chục năm qua và có nhiều triển vọng trong tương lai.

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU năm 2018 đạt 275,8 nghìn tấn với giá trị 1,4 tỷ USD, con số này đưa EU trở thành thị trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam, chiếm trên 16,7% tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này của cả nước.

Bên cạnh đó việc phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do trong thời gian tới đang được kỳ vọng là sẽ có thể giúp gia tăng xuất khẩu các sản phẩm thủy sản của Việt Nam vào thị trường châu Âu thông qua việc cắt giảm thuế.

TTXVN/Vietnam+
Đăng ngày 09/05/2019
Theo KIM CHUNG
Kinh tế

Giải pháp hồi phục nhanh chóng sức khỏe tôm, cá sau khi nhiễm bệnh

Để tôm cá nhanh chóng hồi phục sức khỏe thì Khoáng chất và Vitamin chính là chìa khóa để giải quyết bài toán hóc búa này

khoáng cho tôm
• 13:00 09/03/2022

Góc nhìn cho ngành nuôi trồng thủy sản 2022

Báo cáo của Rabobank tại hội nghị GOAL của Liên minh thủy sản Toàn cầu đã chỉ ra những gì mà các tác giả của báo cáo nhận thấy thông qua năm yếu tố quan trọng nhất từ những sự kiện vừa qua của năm 2021. Dưới đây là một số điểm chính ghi nhận từ báo cáo.

tôm hùm
• 07:00 20/01/2022

Bạc Liêu: Ổ dịch Covid-19 tại Công ty thủy sản Tấn Khởi tiếp tục lây lan

Trước tình hình ổ dịch Covid-19 tại Công ty TNHH thủy sản Tấn Khởi ở TX.Giá Rai tiếp tục lây lan trong cộng đồng, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu Lữ Văn Hùng đã trực tiếp làm việc với địa phương để bàn giải pháp sớm khống chế dịch bệnh.

công ty Châu Bá Thảo
• 11:28 22/10/2021

Xuất khẩu thủy sản: Chông chênh con đường hồi phục

Những tháng cuối năm, các doanh nghiệp chế biến thủy sản tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu.

chế biến tôm
• 09:56 19/10/2021

Xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, nhập khẩu nông lâm thủy sản đạt 14,32 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu ngành đạt được 4 tháng là 4,74 tỷ USD, tăng 71,5%.

Tôm thẻ
• 10:18 03/05/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 12:00 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:02 25/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất

Ngày nay, việc nuôi tôm thẻ chân trắng đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Điều này không chỉ bởi giá trị kinh tế cao của loài tôm này, mà còn do thời gian nuôi ngắn và khả năng chịu đựng với độ mặn cao, mở ra cơ hội phát triển mô hình nuôi tôm thẻ với quy mô và chuyên môn ngày càng tốt hơn. Vậy tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất?

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 06:58 07/05/2024

Tình hình tôm chết sớm nghi bệnh mờ đục trên ấu trùng tôm thẻ (TPD)

Theo ghi nhận từ Sở Nông nghiệp và PTNT về việc rà soát, nắm thông tin tình hình tôm nuôi chết sớm nghi do bệnh TPD và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Tôm thẻ
• 06:58 07/05/2024

Tăng cường quản lý nuôi trồng thủy sản trên biển

Theo dự báo Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, hiện tượng El Nino kéo dài từ năm 2023 sẽ duy trì đến tháng 4/2024, sau El Nino suy yếu và có khả năng chuyển sang La Nina vào cuối năm 2024. Vì vậy, hiện tượng nắng nóng tại khu vực Nam Trung Bộ nhiều khả năng đến sớm và xuất hiện nhiều hơn so với trung bình nhiều năm.

Nuôi trồng thủy sản
• 06:58 07/05/2024

Hồ Sông Mây chìm trong màn sương cá chết

Hồ Sông Mây, từng là viên ngọc xanh của Đồng Nai, giờ đây chìm trong màn sương mù dày đặc bởi thảm cảnh cá chết trắng hồ do nắng hạn và thi công. Nỗi đau này là hồi chuông cảnh tỉnh về sự tàn phá của biến đổi khí hậu và những tác động tiêu cực của con người lên môi trường.

Hồ mây cá chết hàng loạt
• 06:58 07/05/2024

Nước mưa ảnh hưởng đến sức khỏe tôm

Các trận mưa bất chợt đã xuất hiện xen kẽ vào chuỗi ngày nắng nóng kéo dài trên các khu vực nuôi. Tuy đã giảm được nhiệt độ môi trường đáng kể, nhưng những trận mưa này cũng đem đến rất nhiều nguy hiểm tiềm tàng cho ao nuôi bà con. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ao tôm
• 06:58 07/05/2024