Tiềm năng của probiotics nội sinh trên cá

Một báo cáo mới đây cho thấy tiềm năng của probiotics nội sinh đối với sự sống sót của cá khi thử thách với mầm bệnh. Mở ra hướng mới trong việc tìm kiếm probiotics ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản.

Tiềm năng của probiotics nội sinh trên cá
Cá hồi coho. Ảnh: eikojonesphotography

Bệnh do Flavobacterium columnare trên cá


Flavobacterium columnare Nguồn: Aquatic Animal Disease

Vi khuẩn Flavobacterium columnare được mô tả là một trong những bệnh vi khuẩn quan trọng nhất của các loài cá nước ngọt (Arias và cộng sự, 2004), nó ảnh hưởng đến cả cá hoang dã và cá nuôi. Một chủng Flavobacterium columnare có độc lực cao có thể gây tử vong trong vòng 24 giờ ở cá hồi coho, Oncorhynchus kisutch (Walbaum) (Rucker và cộng sự, 1953). Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng F. columnare tồn tại trong thời gian dài trong nước và tìm cơ hội để xâm nhập vào cơ thể vật chủ (Kunttu và cộng sự, 2009, 2012). Trong điều kiện phòng thí nghiệm, F. columnare có thể duy trì khả năng truyền nhiễm trong hơn 5 tháng (Kunttu và cộng sự., 2012). Welker và cộng sự (2005) xác nhận rằng bệnh columnaris có thể được truyền theo chiều ngang và gián tiếp thông qua môi trường nước mà không liên quan đến việc tiếp xúc giữa cá với cá. 

 

Một con cá bị bệnh Columnaris. Jamie Germano/@jgermano1/staff photographer

Khi sống bên ngoài vật chủ, F. columnare sẽ ức chế biểu hiện gen gây độc lực để tiết kiệm năng lượng trước khi xâm nhập vào bộ  máy vật chủ (Kunttu và cộng sự, 2009). Sự xuất hiện của bệnh cơ hội này liên quan trực tiếp đến stress, nhiệt độ cao, mật độ nuôi, v.v... (Suomalainen và cộng sự, 2005). Các triệu chứng của bệnh về columnaris xảy ra trong nội quan hoặc bên ngoài (các tổn thương ở da hoặc mang), và xuất hiện các tổn thương màu xám, vàng hoặc lở loét (Hartman, 2009). Khi hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển, tình trạng nuôi với mật độ cao, chất lượng nước thấp làm gia tăng yếu tố căng thẳng về sinh lý và tổn thương thể chất, từ đó tạo điều kiện cho các mầm bệnh cơ hội phát triển (Derome và cộng sự, 2016). Trong điều kiện như vậy, cá trở nên rất dễ bị bệnh columnaris, gây thiệt hại kinh tế đáng kể cho người nuôi.

Probiotics nội sinh trên cá

Trong những thập kỷ gần đây, công tác phòng chống và kiểm soát dịch bệnh trên động vật nuôi tập trung vào nghiên cứu về thuốc kháng sinh và hóa chất điều trị. Cho đến nay, có nhiều bằng chứng cho thấy việc sử dụng kháng sinh thường xuyên không chỉ dẫn đến sự xuất hiện của các mầm bệnh kháng thuốc mà còn tạo các vi sinh vật gây bệnh mới đồng thời gây ra nguy cơ đáng kể đối với sức khỏe cộng đồng ( Miranda và Zemelman, 2001; Radu và cộng sự, 2003). Do đó, có nhu cầu cấp thiết để phát triển các phương pháp hiệu quả và bền vững để kiểm soát và ngăn ngừa các bệnh cơ hội như F.columnaris, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về nuôi trồng thủy sản thân thiện với môi trường. Trong đó có việc sử dụng probiotics nội sinh, probiotics nội sinh là những vi khuẩn có lợi được hình thành từ những vi khuẩn bản địa có bên trong cơ thể động vật. 

Mục tiêu của nghiên cứu này là phát triển một chiến lược probiotic tự nhiên đối với bệnh Columnaris ở cá Walleye. Để làm như vậy, 37 ứng cử viên vi khuẩn đã được phân lập từ da cá walleye khỏe mạnh và hệ vi sinh đường ruột để sàng lọc trong môi trường thí nghiệm với các đặc tính đối kháng của chúng đối với F. columnare. Hai vi khuẩn tiềm năng đã chứng minh hiệu quả cao nhất chống lại F. columnare được thí nghiệm thêm để đánh giá cả sự vô hại và khả năng giảm tỷ lệ chết ở walleye khi gây bệnh thực nghiệm. 


 Pseudomonas fluorescens. Ảnh: OrganicSoilTechnology

Hai chủng vi khuẩn tiềm năng chính là Pseudomonas fluorescens, thuộc lớp Gammaproteobacteria. Các đặc tính đối kháng chống lại vi khuẩn gây bệnh và nấm thường của Pseudomonas đã được ghi nhận ở các loài thủy sinh khác (Gram và cộng sự, 2001; Nayak, 2010). Hơn nữa, một số tác giả kết luận rằng sự hiện diện thường xuyên của chủng này trên da cá thể hiện tiềm năng probiotic đầy hứa hẹn cho cá (Bly và cộng sự, 1997; Gram và cộng sự, 1999). Ví dụ, Pseudomonas aeruginosa và P. aeruginosa YC58 cải thiện sự sống còn của hai loại sò (Pinctada mazatlanica và Crassostrea corteziensis; Aguilar-Macías và cộng sự, 2010; Campa- Cordova và cộng sự, 2011). Các chủng Pseudomonas khác đã được thử nghiệm thành công chống lại các sinh vật gây bệnh khác nhau trong ống nghiệm như Aeromonas hydrophila (Eissa và El-Ghiet, 2011; Samal và cộng sự, 2014) và Vibrio midae (Silva-Aciares et al., 2010). 

 Cá walleye được cải thiện đáng kể tỷ lệ sống  sau 2 tháng sử dụng probiotic cho thấy chiến lược probiotic nội sinh là một con đường đầy triển vọng trong ngành nuôi trồng thủy sản. Các nhóm cá điều trị bằng probiotic từ P. fluorescens cho thấy cải thiện tỷ lệ sống trung bình là cao hơn 53,74% so với cá đối chứng.

Các kết quả trên của các nhà khoa học khẳng định thêm rằng probiotic nội sinh có hiệu quả có thể được phát triển trong tương lai để giảm tỷ lệ chết của cá trong bối cảnh các điều kiện căng thẳng của ngành thủy sản ngày càng gia tăng. Nhìn chung, việc sử dụng các chế phẩm sinh học nội sinh trong nuôi trồng thủy sản cung cấp một công cụ đơn giản để tăng tỷ lệ tồn tại hiệu quả và bền vững trong nuôi trồng thủy sản. Điều này cần được ứng dụng rộng rãi trong tương lai Việt Nam và thế giới. 

Đăng ngày 11/06/2018
TRỊ THỦY Lược dịch
Nguyên liệu

Thức ăn thủy sản không làm từ cá

Trong những năm gần đây, việc phát triển các giải pháp thức ăn thủy sản không làm từ cá đã trở thành một xu hướng mới trong ngành nuôi trồng thủy sản. Với áp lực ngày càng gia tăng về bảo vệ nguồn tài nguyên biển và đáp ứng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, việc tạo ra thức ăn thủy sản thay thế bền vững là một bước tiến quan trọng

thức ăn
• 10:25 29/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 10:17 09/10/2024

Nấm men hỗ trợ phòng bệnh thủy sản

Nấm men là một đối tượng mới với nhiều tiềm năng trong nuôi trồng thủy sản. Giúp giải quyết những khó khăn trong quá trình xữ lí môi trường nuôi, tăng đề kháng hạn chế được dịch bệnh, điều chế các chế phẩm sinh học,... đây được xem là hướng phát triển bền vững đối với nuôi trồng thủy sản hiện nay.

Nấm men
• 09:00 29/09/2024

Nguồn gốc Astaxanthin trong chuỗi thức ăn

Các nguồn astaxanthin tổng hợp và tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến xu hướng của ngành, gây ra một làn sóng trên thị trường dược phẩm dinh dưỡng thế giới về sản phẩm dạng viên nang.

Astaxanthin
• 09:48 10/09/2024

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 01:45 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 01:45 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 01:45 15/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 01:45 15/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 01:45 15/11/2024
Some text some message..