Tiềm năng kinh tế biển

Nhờ có nhiều yếu tố thuận lợi nên kinh tế biển ở huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) đã và đang có những bước phát triển vững chắc.

nghề nuôi tôm hùm
Nuôi tôm hùm ở Vạn Ninh

Chú trọng ngành nghề về thủy sản

Huyện Vạn Ninh có diện tích mặt nước biển khoảng 690km2. Những năm qua, ngành thủy sản Vạn Ninh đã chú trọng phát triển thế mạnh trong khai thác, nuôi trồng. Với hơn 2.350 tàu cá các loại (tổng công suất 64.426 CV), các ngư dân tích cực bám biển, thúc đẩy khai thác thủy sản trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Nhiều tàu đánh bắt công suất lớn, đánh bắt xa bờ được ngư dân chú trọng đầu tư. Nhờ đó, mỗi năm, sản lượng khai thác thủy sản các loại đạt khoảng 20.000 tấn. Ngoài ra, ở Vạn Ninh có 3 đầm đăng do các hợp tác xã thủy sản quản lý sản xuất, hàng năm có thể khai thác khoảng 100 tấn cá thu, cá ngừ xuất khẩu...

Đối với nuôi trồng thủy sản, huyện đã tập trung nuôi trồng các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao như: tôm hùm, tôm thẻ chân trắng, ốc hương, cá bớp, cá chim... Trong đó, với hơn 10.000 lồng nuôi tôm hùm, hàng năm đã mang về khoảng 350 tấn tôm thương phẩm. Toàn huyện có khoảng 550ha đìa nuôi tôm thẻ chân trắng, sản lượng hàng năm đạt hơn 2.000 tấn. Đây là nguồn nguyên liệu cung cấp ổn định cho các nhà máy chế biến hải sản trong tỉnh. Nghề nuôi ốc hương cũng là một thế mạnh của huyện. Với khoảng 260ha đìa nuôi nằm rải rác ở các xã từ Vạn Thọ đến Vạn Hưng, hàng năm, sản lượng ốc thương phẩm đạt hơn 500 tấn. Ngoài ra, ở Vạn Ninh còn nuôi trồng các loài rong biển, có thể cung cấp cho thị trường khoảng 250 tấn rong khô/năm. Việc nuôi cá bớp và cá chim cũng mang về khoảng 500 tấn/năm... Bằng những bước đi vững chắc, mỗi năm, lĩnh vực thủy sản ở Vạn Ninh có thể thu về hơn 500 tỷ đồng.

Song song với việc phát triển đánh bắt, nuôi trồng, các cấp, ngành ở Vạn Ninh cũng không ngừng tăng cường giải pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản, xóa bỏ khai thác thủy sản bằng các hình thức hủy diệt như: dùng thuốc nổ, chất độc, xiết điện, giã nhủi, giã cào, lồng cào sò... Công tác quy hoạch nuôi trồng thủy sản, đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước cho vùng nuôi, chất lượng con giống, quản lý việc sử dụng thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học ngày càng hợp lý, góp phần đảm bảo chất lượng hàng hóa xuất khẩu, an toàn vệ sinh thực phẩm cho người sử dụng.

Tiềm năng phát triển cảng và du lịch biển

Huyện Vạn Ninh nằm phía bắc Khu kinh tế Vân Phong, có điều kiện vị trí địa lý thuận lợi để phát triển thành một trung tâm kinh tế biển của cả nước. Trong tương lai, khi Khu kinh tế Vân Phong sôi động trở lại, Vạn Ninh sẽ là hạt nhân tăng trưởng kinh tế, trung tâm đô thị - công nghiệp - dịch vụ - du lịch của khu vực Nam Trung Bộ, vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ và là một đầu mối giao lưu quốc tế.

Bên cạnh điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, giao thông vận tải biển, Vạn Ninh còn có lợi thế để phát triển du lịch biển. Với nét hoang sơ ở phía bắc vịnh Vân Phong, biển Vạn Ninh từng được Hiệp hội Du lịch thế giới và Chương trình phát triển của Liên hợp quốc đánh giá là khu du lịch nhiệt đới phức hợp với bãi tắm đẹp. Địa phương có mũi Đôi - Hòn Đầu, nơi cực Đông của Tổ quốc trên đất liền; có bãi Đại Lãnh nép mình dưới chân đèo Cả, từng được vua Minh Mạng chọn làm biểu tượng khắc trên 1 trong 9 đỉnh đồng đặt trước Thế Miếu ở kinh thành Huế; có Hòn Ông, Sơn Đừng, Bãi Cát Thắm... đang là điểm đến hấp dẫn... Ngoài ra, những loại hình du lịch như: Du lịch cảnh quan nghỉ dưỡng ven biển, giải trí cuối tuần, du lịch kết hợp sống chung với cộng đồng dân cư trên các bè nuôi trồng thủy sản, câu cá... cũng đang manh nha phát triển. Theo ông Nguyễn Hồng - Trưởng phòng Kinh tế huyện, hàng năm, du lịch Vạn Ninh thu hút khoảng 15.000 lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, trong đó có 4.000 đến 5.000 lượt khách quốc tế. Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế như: cơ sở hạ tầng (khách sạn, phương tiện đưa đón, cầu cảng, bến đò...) chưa đảm bảo; công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm du lịch, sản phẩm lưu niệm còn yếu... nên ngành Du lịch chưa phát triển đúng tiềm năng.

Hiện nay, huyện đang tiếp tục cần sự quan tâm của các cấp, ngành để thu hút các doanh nghiệp đầu tư mạnh mẽ hơn nữa vào những lĩnh vực có thế mạnh, góp phần đưa ngành kinh tế biển địa phương ngày càng phát triển.

Báo Khánh Hòa, 21/07/2015
Đăng ngày 23/07/2015
H.Đ
Kinh tế

Nuôi cá chạch lấu mang lại giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ, không chỉ mang lại nguồn thu nhập lớn cho người nông dân mà còn góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Cá chạch lấu
• 10:47 25/10/2024

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam tăng trưởng: Dấu hiệu tích cực cho thị trường khôi phục

Năm 2024 đánh dấu sự phục hồi mạnh mẽ của ngành thủy sản Việt Nam sau hai năm đầy thách thức. Cả về giá trị và khối lượng xuất khẩu đều cho thấy sự tăng trưởng đáng kể, thể hiện nỗ lực bền bỉ của các doanh nghiệp và chính phủ nhằm khôi phục ngành công nghiệp quan trọng này sau giai đoạn suy thoái do đại dịch và biến động thị trường quốc tế.

Thu hoạch tôm
• 10:30 22/10/2024

Thuật ngữ “chống bán phá giá” trong xuất khẩu tôm

Vào tháng 10 năm 2023, quan hệ xuất khẩu tôm giữa Indonesia và Hoa Kỳ đã trải qua căng thẳng do cáo buộc vi phạm chống bán phá giá do Hoa Kỳ đưa ra. Không chỉ Indonesia, cáo buộc này cũng ảnh hưởng đến các quốc gia khác như Ecuador, Việt Nam và Ấn Độ. Vậy, thuật ngữ chống bán phá giá trong xuất khẩu tôm chính xác là gì?

Tôm thẻ
• 09:34 18/10/2024

Giá tôm nguyên liệu xuất khẩu tăng dần ở các thị trường (Mỹ, TQ, EU)

Tình hình giá tôm và xuất khẩu tôm tăng ở một số thị trường như: Mỹ, Trung Quốc, EU,... là một tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản Việt Nam khi bước sang giai đoạn chạy nước rút quý IV.

Tôm thẻ
• 10:17 15/10/2024

Nuôi cá chạch lấu mang lại giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ, không chỉ mang lại nguồn thu nhập lớn cho người nông dân mà còn góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Cá chạch lấu
• 22:30 27/10/2024

Phấn đấu ương dưỡng giống cá tra hao hụt dưới 85%

Ương dưỡng giống cá tra hiện nay, tỷ lệ hao hụt trên 90% và Cục Thủy sản đặt mục tiêu phấn đấu trong thời gian tới giảm xuống dưới 85%, tỷ lệ cá sống đạt 15-20%.

Cá tra giống
• 22:30 27/10/2024

Tối ưu việc cho ăn giúp giảm hao hụt thức ăn khi nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm là yếu tố quan trọng quyết định sự tăng trưởng của tôm. Ngoài ra, chi phí thức ăn cũng chiếm phần lớn lượng vốn mà người nuôi bỏ ra. Chi phí này ảnh hưởng khá lớn đến năng suất và hiệu quả nuôi.

Cho tôm ăn
• 22:30 27/10/2024

Một số cách hạn chế tiếp xúc điện nguy hiểm ở ao tôm khi có mưa

Trong nuôi tôm, an toàn điện luôn là một yếu tố quan trọng, đặc biệt khi mưa gió xuất hiện, làm tăng nguy cơ xảy ra sự cố về điện. Do các thiết bị điện thường được sử dụng quanh ao tôm như hệ thống sục khí, máy bơm nước hay đèn chiếu sáng, người nuôi cần biết cách hạn chế tối đa rủi ro tiếp xúc với điện.

An toàn điện
• 22:30 27/10/2024

Nuôi nước trước, nuôi tôm sau: Bí quyết giúp tăng hiệu quả trong nuôi tôm

Chuẩn bị và quản lý nguồn nước trước khi thả tôm vào ao là một yếu tố vô cùng quan trọng, thậm chí có thể nói là yếu tố quyết định đến sự thành bại của vụ nuôi. Câu nói “nuôi nước trước, nuôi tôm sau” đã trở thành kim chỉ nam cho nhiều người nuôi tôm thành công.

Tôm thẻ
• 22:30 27/10/2024
Some text some message..