Tiền Giang: Để nghề nuôi nghêu phát triển bền vững

Sau thời gian nghêu chết hàng loạt trong những tháng đầu năm 2013, hiện nghêu nuôi ở vùng biển Tân Thành, huyện Gò Công Đông đang phát triển bình thường. Tuy nhiên, người nuôi nghêu không khỏi lo lắng do nguyên nhân gây chết nghêu hàng loạt trong những năm gần đây vẫn chưa được xác định, đồng nghĩa “tai họa” có thể bất ngờ ập xuống bất cứ lúc nào mà người nuôi nghêu không có cách gì để phòng tránh. Do đó, vấn đề quan tâm đầu tư nghiên cứu con nghêu, nhất là về môi trường, dịch bệnh để nghề nuôi nghêu phát triển bền vững là việc làm cần thiết.

Bãi nuôi nghêu
Thiếu đầu tư nghiên cứu con nghêu nên rủi ro của nghề này ngày càng cao.

Rủi ro ngày càng cao

Theo báo cáo kết quả tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế thủy sản tỉnh Tiền Giang, thời điểm năm 2000 - 2001, nghề nuôi nghêu ở Tiền Giang bước vào giai đoạn phát triển ổn định với diện tích 1.800 ha, sản lượng 16.000 tấn nhưng giá nghêu lúc này chỉ ở mức 1.800 - 2.000 đồng/kg.

Đến năm 2005, diện tích nuôi nghêu tăng lên 2.150 ha nhưng nguồn nghêu giống thả nuôi khan hiếm khiến sản lượng nghêu giảm gần 50%, giá nghêu tăng lên 9.000 - 10.000 đồng/kg (cao gấp 5 lần so với năm 2001) nên người nuôi nghêu thời điểm này có thể thu lãi gấp 10 lần so với vốn đầu tư.

Những năm gần đây, giá nghêu giống ngày càng tăng cao, có lúc lên đến hơn 15 triệu đồng/kg (nghêu giống cỡ 1 triệu con/kg) do nhiều địa phương ven biển trong cả nước mở rộng mô hình nuôi nghêu thương phẩm trong khi nguồn giống tự nhiên ngày càng khan hiếm. Chính vì vậy, chi phí đầu tư nuôi nghêu cũng tăng theo thời gian, lợi nhuận trên vốn đầu tư theo đó cũng giảm dần.

Đáng lo ngại hơn, tình hình dịch bệnh trên nghêu ngày càng diễn biến phức tạp, nghêu chết nhiều, thậm chí có hộ nuôi nghêu bị thiệt hại gần như hoàn toàn khiến họ rơi vào cảnh “trắng tay”, còn sản lượng nghêu của tỉnh giảm mạnh.

Theo số liệu thống kê của Chi cục Thủy sản tỉnh, chỉ từ năm 2010 đến nay đã có 3 năm nghêu nuôi trên địa bàn tỉnh chết hàng loạt gây thiệt hại nặng cho người nuôi nghêu. Năm 2010, nghêu chết từ đầu tháng 3 đến giữa tháng 4 trên diện tích 918,37 ha, sản lượng thiệt hại khoảng 12.581 tấn.

Năm 2011, nghêu chết từ đầu tháng 1 đến cuối tháng 4 trên diện tích 1.195 ha, tỷ lệ nghêu chết bình quân 81,9%, sản lượng thiệt hại khoảng 10.578,4 tấn, giá trị thiệt hại 220 tỷ đồng. Năm 2013, từ đầu tháng 2 đến cuối tháng 4, toàn tỉnh có 1.508 ha nghêu bị thiệt hại với tỷ lệ nghêu chết từ 50-100%, sản lượng thiệt hại khoảng 15.000 tấn, giá trị thiệt hại 259 tỷ đồng.

Không loài thủy sản nuôi nào sánh bằng

Ông Nguyễn Văn Nhịn (chín Nhịn) có 4 sân nuôi nghêu với diện tích trên 30 ha,  ngụ ở ấp Cầu Muống, xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông cho rằng: “Hiện nay nuôi nghêu vẫn là số 1”. Theo tính toán của ông chín Nhịn, hiện nay vốn đầu tư cho nuôi 1 ha nghêu dao động từ 120 - 150 triệu đồng tùy theo mật độ thả giống.

Năng suất bình quân nghêu nuôi khu vực này dao động từ 15 - 20 tấn/ha, với giá nghêu bình quân chỉ tính khoảng 20.000 đồng/kg thì doanh thu từ 1 ha nghêu từ 300 - 400 triệu đồng. Như vậy, sau khi trừ chi phí, người nuôi nghêu vẫn còn lãi từ 200 - 250 triệu đồng/ha, tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư bình quân 1,5 lần.

Nghề nuôi nghêu không những mang lại lợi nhuận cao, giúp người nông dân vùng biển làm giàu, đóng góp một phần ngân sách địa phương mà quan trọng hơn còn đem lại việc làm cho hàng ngàn người dân lao động ở địa phương và các vùng lân cận với hơn 300 ngàn ngày công lao động mỗi năm.

Chị Trần Thị Ngoan ở ấp Đèn Đỏ, xã Tân Thành cho biết, hiện nay lao động cào nghêu ở khu vực này được chủ sân nghêu trả 120 ngàn đồng/ngày đối với nam, còn nữ được trả 80 ngàn đồng/ngày. “Tới mùa thu hoạch nghêu, hàng ngàn người từ đất liền đổ ra biển cào nghêu trong không khí rất phấn khởi. Gia đình tôi có 3 người đều đi cào nghêu, mỗi ngày cũng kiếm được hơn 300 ngàn đồng, cải thiện đáng kể cuộc sống gia đình”- chị Ngoan cho biết thêm.

Được mùa nghêu. Ảnh: Duy Sơn

Với diện tích nuôi nghêu đạt 2.300 ha (tập trung ở khu vực biển Tân Thành), Tiền Giang chỉ đứng sau Bến Tre về diện tích nuôi nghêu trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Hàng năm, vùng nuôi nghêu này cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt là thị trường xuất khẩu lên đến 17.000 tấn nghêu, góp phần đem lại nhiều ngoại tệ cho đất nước.

Ông Nguyễn Văn Đạo, Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản Gò Đàng cho biết, hiện nay nghêu rất được ưa chuộng tại các thị trường châu Âu, châu Mỹ, châu Á với mức giá xuất khẩu cũng rất hấp dẫn. Cụ thể, giá xuất khẩu nghêu thịt dao động từ 3,5 - 4 USD/kg, nghêu nguyên con khoảng 1,8 - 2 USD/kg...

Cần đầu tư nghiên cứu con nghêu

Thời gian qua, hoạt động nuôi nghêu của bà con ven biển ở tỉnh Tiền Giang cũng như các bãi nghêu khác trong cả nước chủ yếu dựa vào sự đúc kết kinh nghiệm sản xuất qua nhiều năm. Các cơ quan chuyển giao kỹ thuật sản xuất thủy sản ở địa phương dường như cũng chưa có nhiều lớp tập huấn kỹ thuật nuôi đối với đối tượng nuôi này. Việc học tập, nghiên cứu thông qua sách báo, tạp chí, đài truyền hình của bà con nông dân đối với con nghêu là rất hạn chế do tài liệu khoa học đối với loài thủy sản này rất hiếm.

Một chuyên gia về nuôi nghêu của tỉnh cũng cho biết, hiện nay các đề tài nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của con nghêu như môi trường nuôi, tăng trưởng, mầm bệnh, cách phòng, trị bệnh ở nước ta còn rất khiếm tốn. Đến nay, loài thủy sản này vẫn chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, các địa phương chỉ tập trung vào khai thác từ con giống tự nhiên, thả nuôi trong tự nhiên sao cho năng suất đạt được cao nhất, chứ việc đầu tư, nghiên cứu con nghêu là rất hạn chế. Do đó, đến khi có dịch bệnh phát sinh thì chắn chắc thiệt hại xảy ra là rất lớn.

Ông Võ Văn Mánh có 25 ha nuôi nghêu ở ấp Cây Bàng, xã Tân Thành cho biết, không phải nghêu mới bắt đầu chết trên diện rộng những năm gần đây mà lần đầu tiên nghêu chết cách đây đã hơn 10 năm. Mỗi lần nghêu chết như vậy đều có cán bộ ngành chuyên môn tới tìm hiểu nhưng chưa nghe có kết luận chính thức nguyên nhân nghêu chết do đâu, cách phòng ngừa và điều trị ra sao đến nay vẫn là bài toán chưa có lời giải.

Để nghề nuôi nghêu phát huy hết tiềm năng và phát triển bền vững, thiết nghĩ đã đến lúc cần phải thay đổi tư duy, đầu tư tái tạo lại cho con nghêu từ quy hoạch vùng nuôi, bảo vệ nguồn nghêu giống tự nhiên, tăng cường sản xuất nghêu giống, nghiên cứu kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch cho đến chế biến xuất khẩu một cách bài bản. Trước mắt phải tập trung nghiên cứu, sớm tìm ra tác nhân chính gây chết nghêu hàng loạt trong những năm qua để có biện pháp phòng, trị, giúp người nuôi nghêu yên tâm sản xuất.

Báo Ấp Bắc
Đăng ngày 16/09/2013
THÀNH CÔNG
Nuôi trồng

Làm giàu từ nuôi ốc nhồi thương phẩm

Tận dụng khuôn viên lò gạch thủ công đã đóng cửa, ông Cao Tất Thái (thôn Quý Tân, xã Ia Trok, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) xây dựng bể nuôi ốc nhồi thương phẩm. Mô hình bước đầu đem lại hiệu quả.

Nuôi ốc nhồi thương phẩm.
• 09:48 14/06/2021

Nuôi hàu trên dòng Nhật Lệ

Đoạn sông Nhật Lệ chảy qua thị trấn Quán Hàu, xã Lương Ninh và Võ Ninh (Quảng Ninh) có chiều dài khoảng 3km, được ví như một mỏ hàu khổng lồ trời cho. Hàu có ở nhiều nơi, nhưng có lẽ không đâu ngon bằng con hàu sống ở đoạn sông Nhật Lệ này. Thế nhưng, thứ đặc sản quý này đang ngày càng bị cạn kiệt bởi khai thác quá mức, cho đến khi một số hộ nông dân nơi đây nghĩ ra cách nuôi chúng.

Hàu nuôi.
• 08:26 08/06/2021

Khai thác nghêu ổn định sau đợt nắng nóng

Sau đợt nắng nóng kéo dài hơn 1 tháng từ đầu tháng 3 đến trung tuần tháng 04/2021 đã gây thiệt hại hơn 70 tấn nghêu, trị giá hơn 1 tỷ đồng tại Hợp tác xã (HTX) thủy sản Rạng Đông, xã Thới Thuận, huyện Bình Đại. Nhờ công tác chăm sóc, bảo vệ, quản lý và khắc phục tốt thiệt hại, không lâu sau đó, HTX đã bắt đầu tổ chức khai thác ổn định trở lại.

Nghêu.
• 10:45 07/06/2021

Nuôi ngao vùng bãi triều: Phát triển nghề nuôi ngao theo hướng bền vững

Thiên nhiên ưu đãi vùng ven biển Kim Sơn bằng việc mỗi năm ban cho vùng đất này hàng trăm ha đất lấn biển, lượng phù sa màu mỡ bồi đắp tạo thành những cồn bãi nuôi ngao lý tưởng.

Nuôi ngao.
• 09:45 26/04/2021

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 11:48 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 01:01 26/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 01:01 26/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 01:01 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 01:01 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 01:01 26/04/2024