Tiền Giang: Gian nan nghề cào mỏ vịt

Mỏ vịt là loài sinh sống dưới những lớp cát pha bùn dọc theo bờ biển. Sự xuất hiện của con mỏ vịt đã góp phần tạo công ăn việc làm cho những người dân ven biển nhờ nghề cào mỏ vịt. Công việc này có phần nặng nhọc, tuy nhiên nhờ giá trị kinh tế mang lại của con mỏ vịt đã giúp không ít người dân ven biển Gò Công thoát nghèo, có cuộc sống ổn định.

ghe cào
Sau một chuyến đi, những người cào mỏ vịt trở về với khoan ghe đầy ắp mỏ vịt.

Nhọc nhằn những chuyến đi

Theo những người cào mỏ vịt thì nghề này đã xuất hiện từ nhiều năm nay, trải qua nhiều thế hệ và được nối tiếp cho đến bây giờ. 12 giờ đêm, chúng tôi có mặt tại cống Rạch Bùn (xã Tân Điền, huyện Gò Công Đông) vào một ngày biển động, cái không khí se se lạnh của những ngày giáp tết hòa cùng những cơn gió biển thổi vào tạo nên một cái lạnh buốt giá, tê người. Thời điểm này, những người cào mỏ vịt đã tụ họp đầy đủ tại bến ghe và chuẩn bị cho chuyến đi đầy gian khó.

Ghe rời khỏi bến, từng đợt sóng “ầm ầm” kéo tới, chiếc ghe dật dờ, chao đảo, nước văng tung tóe vào trong khoang. Do đã quen với cảnh sóng gió nên mọi người ai cũng tỏ ra điềm tỉnh, không chút sợ sệt.

Một anh ngồi phía sau mui ghe cao giọng: “Hôm nay đi ra tận ngoài đảo Long Sơn (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), sóng gió thế này còn dài”. Để có thể ra đến nơi cào mỏ vịt trung bình mỗi chuyến đi phải mất gần 4 giờ, người thợ cào phải chống chịu sự hung tợn của những cơn sóng dữ và cái lạnh run người của gió biển. Cứ thế chiếc ghe ngược sóng, băng băng tiến về hướng mặt trời mọc.

Anh Huỳnh Tấn Lợi (ngụ ấp Nam, xã Tân Điền) cho biết: “Mùa này gió lớn nên biển động, nhiều người không dám đi. Qua tết biển lặng, việc đi cào mỏ vịt khỏe hơn nhiều. Nghề cào mỏ vịt này lúc thì cào ở biển Tân Thành, lúc thì qua Bến Tre, Vũng Tàu, chỗ nào có thì mình đi chứ không cố định một chỗ”.

Đến được nơi cào mỏ vịt trời cũng bắt đầu hửng sáng, biển cũng không còn ồn ào như trước. Thủy triều bắt đầu rút dần về phía xa, những người cào mỏ vịt khẩn trương xách, mang dụng cụ và lội xuống biển bắt đầu công việc.


Không khí náo nhiệt tại bến ghe khi ghe cập bến.

Tương tự như nghề cào nghêu, nghề cào mỏ vịt cũng phụ thuộc hoàn toàn vào con nước. Chính vì vậy, người cào mỏ vịt phải thuộc nằm lòng quy luật lên xuống của thủy triều. Anh Đào Văn Tân (32 tuổi, ngụ ấp Nam, xã Tân Điền) chia sẻ: “Từ tháng 6 - 12 là mùa chính của mỏ vịt, những tháng khác cũng có nhưng ít hơn.

Làm nghề này thì đi theo con nước, mỗi tháng có 2 con nước (15 và 30 âm lịch). Mỗi con nước mình đi bắt khoảng 7 ngày chứ không phải ngày nào cũng đi”. Đến bãi cào mỏ vịt, ai nấy cũng đều làm việc khẩn trương để kịp con nước, người thì cào trên những bãi cát đã lộ rõ mặt, người thì hì hục lặn dưới làn nước biển để cào.

Nghề cào mỏ vịt là một công việc đầy gian khó, do phải đi sớm về khuya, ghe nhỏ lại phải thường xuyên đương đầu với sóng gió, thế nên những người làm nghề này đa phần là nam, rất ít phụ nữ. Dụng cụ để cào mỏ vịt khá đơn giản, nếu cào ở trên bãi cát bùn thì dùng loại như một chiếc xẻng thu nhỏ có chiều dài khoảng 2 tấc, được làm bằng sắt. Khi cào dưới nước thì dùng vợt lưới bằng sắt dài khoảng 5 m để xúc mỏ vịt vào. Do mỏ vịt nằm cách mặt cát khoảng 2 - 3 tấc, thế nên công việc cào cũng không kém phần nặng nhọc, tốn nhiều công sức.

Ngoài việc phải đương đầu với những con sóng dữ thì việc cào mỏ vịt cũng tiềm ẩn những mối đe dọa. Mỏ vịt là loài có vỏ ngoài mỏng nhưng sắc, trong quá trình cào, bắt nếu không cẩn thận sẽ rất dễ bị thương. “Do là bãi biển thế nên vỏ các loại ốc, sò… nằm la liệt phía dưới, không mang giày, vớ là không thể nào cào được. Sợ nhất vẫn là loài sâu biển, nó mà búng trúng mình là ngứa không thể chịu được” - anh Phạm Hồng Thái (ngụ ấp Nam, xã Tân Điền) cho biết.

Ổn định cuộc sống

Đối với bất kỳ một công việc nào cũng có cái khó riêng, tuy nhiên chỉ cần có cái tâm với nghề thì nghề sẽ không phụ mình. Đối với những người làm nghề cào mỏ vịt này công việc tuy có phần vất vả, nhưng chính nó đã giúp họ thoát nghèo, từ đó có cuộc sống ổn định hơn. Do đây là công việc khá nặng nhọc, cho nên số người làm nghề cào mỏ vịt không nhiều, hiện chỉ có khoảng 30 người, tập trung ở xã Tân Điền.

Trước kia, do gia đình không có đất sản xuất, vợ chồng anh Phạm Thành Phát (35 tuổi, ngụ ấp Nam, xã Tân Điền) chủ yếu đi làm thuê để kiếm sống. Từ khi anh Phát đi làm nghề cào mỏ vịt cuộc sống gia đình đã đỡ hơn trước, không còn cảnh thiếu trước hụt sau. “Trước kia vợ chồng tôi đi làm thuê quanh năm mà chẳng có dư, từ khi chuyển sang nghề cào mỏ vịt, mỗi ngày kiếm được vài trăm ngàn đồng đủ để trang trải cho cuộc sống” - anh Phạm Thành Phát  cho biết.


Cân mỏ vịt bán cho thương lái.

Hiện tại, mỏ vịt được các thương lái thu mua với giá từ 7.000 - 8.000 đồng/kg. Mỗi chuyến đi cào trung bình 1 người có thể cào được khoảng 50 kg mỏ vịt, có bữa trúng thì cả trăm kg, bữa thất thì vài chục kg. “Nghề này 1 ngày mình làm khoảng 4 tiếng đồng hồ thôi à! Mỗi chuyến đi như vậy kiếm được từ 200 - 300 ngàn đồng, đủ để trang trải cuộc sống. Những lúc hết con nước thì ai thuê gì mình làm nấy, tới con nước thì lại đi cào mỏ vịt” - anh Lợi cho biết.

Đa phần những người làm nghề cào mỏ vịt đều có chung một hoàn cảnh đó là ít đất sản xuất, phải đi làm thuê để kiếm sống. Việc cào mỏ vịt đã đem lại cho họ một nguồn thu khá ổn định, đó là động lực để họ từng ngày rẽ sóng để mưu sinh.

“Nhà tôi còn có cha mẹ đã lớn tuổi và 2 đứa con đang tuổi ăn tuổi học, thu nhập từ nghề này cũng khá hơn so với việc làm mướn. Vợ tôi thì đem mỏ vịt ra chợ bán lẻ nên được giá cao, đời sống gia đình cũng thoải mái” - anh Tân  cho biết.

Sau một ngày mưu sinh vất vả, những người cào mỏ vịt lên ghe thẳng tiến về nhà. Ghe vừa cập bến, hàng chục thương lái đã đứng chờ sẵn, trên ghe là những ánh mắt rạng ngời niềm tin, cùng nụ cười chân chất của người dân miệt biển.

Những khuôn mặt rám nắng bỗng trở nên rạng rỡ khi đứng trước thành quả lao động của mình, cùng với đó là một chút khẩn trương để nhanh chóng được về nhà. Không khí rộn rã bao trùm bến ghe, kẻ cười, người nói vui như ngày hội.

Dường như niềm vui khi được trở về nhà đã giúp họ quên đi những khó khăn, bỏ mặc những cơn sóng biển vẫn ngày đêm gào thét. Đối với họ, động lực để có thể vượt qua những khó khăn trên hành trình mưu sinh đầy vất vả đó chính là gia đình, cố gắng vì một ngày mai tốt đẹp hơn.

Báo Ấp Bắc, 29/01/2016
Đăng ngày 30/01/2016
Minh Thành
Đánh bắt

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 14:49 26/09/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 02:17 25/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 02:17 25/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 02:17 25/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 02:17 25/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 02:17 25/11/2024
Some text some message..