Tiền Giang: Xiệt điện bắt cá bất kể ngày, đêm

Tình trạng xiệt điện để đánh bắt cá hiện còn phổ biến ở các kinh, rạch vùng Gò Công. Việc đánh bắt này ngoài việc hủy hoại nguồn lợi thủy sản tự nhiên, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro trong quá trình sử dụng.

xiệt điện
Người dân xiệt điện đánh bắt cá kể cả ban ngày.

HOẠT ĐỘNG CẢ NGÀY LẪN ĐÊM

Thời điểm hiện tại đang vào mùa khô, cùng với đó là tình hình hạn, mặn đang trong giai đoạn “khốc liệt” dẫn đến mực nước ở các hệ thống kinh, rạch nội đồng xuống thấp. Đây là thời điểm hoạt động xiệt điện để đánh bắt cá diễn ra mạnh hơn, bất kể cả ngày lẫn đêm.

Chúng tôi về vùng Gò Công vào những ngày cuối tháng 3, lúc mà nhiều kinh, rạch nội đồng đã dần cạn nước. Vừa đổ dốc cầu Bình Thành (xã Bình Xuân, TX. Gò Công), lúc này khoảng 14 giờ, chúng tôi đã bắt gặp ngay 2 người đang xiệt điện dưới kinh. Người phụ nữ chèo xuồng cho người đàn ông xiệt điện.

Xuồng đi tới đâu, những con cá nơi ấy nhảy lên khỏi mặt nước, rồi thả ngửa và chìm dần. Mặc dù thấy chúng tôi ghi hình nhưng họ vẫn thản nhiên tiếp tục công việc. Một lát sau, người đàn ông buông cây xiệt điện xuống cùng người phụ nữ nhanh chóng bơi xuồng bỏ đi.

Chúng tôi tiếp tục men theo những con đường ven kinh và dễ dàng bắt gặp một trường hợp đang xiệt điện tại đoạn kinh giáp ranh 2 xã Bình Phú và Bình Xuân. Lúc này đã khoảng 19 giờ, dưới đoạn kinh nước chỉ còn chừng vài gang tay, trên chiếc xuồng composite là 2 người đàn ông đang xiệt điện.

Chúng tôi dừng xe lại và bắt chuyện với họ: “Mấy anh xiệt được nhiều cá không?”.  “Được có 2 con cá lóc, còn lại là cá sặc, cá phi không hà chú ơi! Mà chú đi đâu đây?”. “Dạ, em chạy xe ngang thấy mấy anh xiệt điện nên dừng lại để mua mớ cá về làm mồi”.

Nghe chúng tôi nói vậy, một anh tên G. (xã Bình Xuân, TX. Gò Công) đáp: “Hôm nay không biết sao, nếu có nhiều thì bán, ít thì để ăn. Lúc này nước cạn người ta xiệt ngày, xiệt đêm, thành ra cá nhỏ cũng khó tìm”.

Theo anh G., hiện tại trên thị trường có bán loại xuồng làm bằng chất liệu composite với thiết kế nhỏ gọn, có thể luồn lách vào hệ thống kinh, rạch, nhờ vậy mà việc xiệt điện trở nên dễ dàng hơn. Xiệt điện có 2 loại, loại đi bộ và loại đi bằng xuồng.

Đối với loại đi bộ (thường sử dụng bình ắc quy 25Ah - 12V) khả năng sát thương kém hơn, vì vậy khó bắt được cá ở những vùng nước sâu so với loại đi bằng xuồng. Anh G. ngồi trên xuồng 2 tay cầm 2 cây vợt vừa kích điện vừa nói với chúng tôi:

“Xiệt của tụi tui đây là loại mạnh nhất, chú em mà muốn xiệt được phải có 1 bình ắc quy và 1 bộ kích điện (thông thường là tự chế) để kích dòng điện lên thành 240V, mạnh hay yếu tùy vào thiết kế số lượng con sò”.


Giới thiệu bộ kích điện dùng để đánh bắt cá cho khách hàng.

Vừa nói, tay anh G. vừa nhấp nhẹ mối điện, âm thanh từ đó phát ra e..e.. làm mấy con cá nổi phình lên mặt nước. Chúng tôi thắc mắc là nếu xiệt điện như vậy, cá, tôm sẽ nổi hết lên mặt nước phải không, anh G. phân bua:

“Khi dính điện, một số nổi lên mặt nước, còn một số sẽ chết dưới bùn. Chú em muốn xiệt được nhiều cá phải nhấp mối điện từ từ, như vậy cá mới ngoi lên, chứ bấm liên tục cá chết biết chỗ nào đâu mà mò”.

Cứ như vậy, anh G. tiếp tục dùng vợt châm điện xuống sông, những con cá bị dính điện được vớt lên nằm cứng đơ trên xuồng. Chúng tôi hỏi đi xiệt điện như thế này có khi nào bị điện giựt không, anh G. đáp: “Có chứ, nhiều khi nó bị chập điện giựt hoài, không cẩn thận là mất mạng”.

SẢN XUẤT “ẨN MÌNH”

Trong vai một người dân, chúng tôi đến một tiệm bán bình ắc quy tại TX. Gò Công để hỏi mua bình xiệt điện. Chúng tôi được người bán hàng đưa xem những loại bình với mức giá khác nhau, tuy nhiên tại đây chỉ bán bình ắc quy chứ không bán bộ kích điện.

Sau khi dò hỏi, chúng tôi được người bán hàng cho biết là dụng cụ để xiệt điện phải đặt mới có và thường các tiệm điện cơ có nhận đặt hàng.

Chúng tôi tiếp tục dò hỏi và được chỉ dẫn tới chỗ anh M. (xã Bình Phú, huyện Gò Công Tây), 1 người có kinh nghiệm trong việc sản xuất dụng cụ xiệt điện. Ngoài việc sửa chữa những đồ điện gia dụng như quạt máy, tivi… anh còn nhận đặt làm bộ xiệt điện khi có nhu cầu.

Khi chúng tôi đến nơi, anh M. đã đi vắng chỉ có vợ anh ở nhà. Chúng tôi đặt vấn đề là muốn đặt làm bộ xiệt điện để đánh bắt cá, chị M. nhanh miệng khoe: “Mấy hôm nay cũng có nhiều người đến đây đặt làm xiệt điện, bây giờ là mùa khô nên nhu cầu đặt hàng nhiều hơn”.

Khi chúng tôi hỏi việc chế tạo bộ kích điện này tại nhà hay sao, chị M. đáp: “Chồng tôi mua đồ về rồi ráp tại nhà, nếu muốn mua bình ắc quy, tụi tôi mua dùm luôn”. Thế rồi chị M. nhanh chóng đem ra 1 bộ kích điện cho chúng tôi xem và nói: “Nè em xem đi, đây là bộ kích điện, còn đây là những con sò, loại này là 12 con”.

Sau khi cho chúng tôi xem bộ kích điện xong, chị M. gọi điện cho chồng mình và đưa điện thoại cho chúng tôi nói chuyện với anh M. để trao đổi về việc đặt làm xiệt điện.

Chúng tôi ngỏ ý muốn đặt làm bộ kích điện loại dùng để đi bộ và được anh M. tư vấn: “Bây giờ làm 20 con sò là khỏi lên đời nữa, 20 con là bắt cá ngon đó, dùng loại bình nhỏ 12 (12V) giá 850.000 đồng.

Còn muốn làm 16 con sò thì rẻ hơn, khoảng 600.000 - 650.000 đồng loại tốt, loại thường chỉ 550.000 đồng”.

Nghe vậy, chúng tôi tiếp tục hỏi sang loại xiệt mạnh hơn đi bằng xuồng, anh M. trả lời:

“Loại đi bằng xuồng xài 24 con sò, 30 con sò là lớn nhất nhưng ở đây người ta chỉ chọn 24 con sò không à, bình nào xài cũng được, bình nhỏ đi mau hết điện thôi.

Cái này giá khoảng 1 triệu đồng là loại ngon đó”. Còn về thời gian để hoàn thành một bộ kích điện, anh M. cho biết là khoảng 2 ngày. Như vậy, chỉ cần có khoảng trên một triệu đồng, đã có thể mua được một bộ dụng cụ xiệt điện.

Việc đánh bắt cá bằng xung điện là một hành vi nguy hại đối với môi trường sinh thái, mà hệ quả chính là nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt. Bên cạnh đó là những cái chết thương tâm do việc đánh bắt cá bằng xung điện dẫn tới. Để giảm thiểu tình trạng này và bảo vệ tốt nguồn lợi thủy sản, đòi hỏi phải có sự chung tay của các cấp, ngành và người dân.

Chỉ thị 01 ngày 2-1-1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản, nêu rõ: “Sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản là hành động hủy diệt nguồn lợi, phá hủy sinh cảnh và gây ô nhiễm môi trường sống của các loài thủy sản, vi phạm nghiêm trọng Pháp lệnh Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản”, và “Nghiêm cấm mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép và sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản ở tất cả các vùng nước”.

Báo Ấp Bắc, 11/04/2016
Đăng ngày 12/04/2016
TL
Đánh bắt

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 14:49 26/09/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 15:16 22/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 15:16 22/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 15:16 22/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 15:16 22/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 15:16 22/11/2024
Some text some message..