Tiêu chuẩn chứng nhận cần thiết trong nuôi tôm cá xuất khẩu

Hiện nay các thị trường nhập khẩu tôm của Việt Nam mà đặc biệt 3 thị trường nhập khẩu lớn là Mỹ, Nhật, EU đều rất quan tâm đến các tiêu chuẩn chứng nhận quan trọng hiện nay trong nuôi thủy sản là ASC, Global GAP và BAP. Do đó bài viết xin cung cấp một số thông tin về 3 tiêu chuẩn chứng nhận này cho bà con nuôi tôm tham khảo.

Tiêu chuẩn chứng nhận cần thiết trong nuôi tôm cá xuất khẩu
Tôm thẻ chân trắng. Ảnh: seafoodsustainability.org

Tại sao nuôi tôm cần phải chứng nhận?

Giấy chứng nhận giúp thông tin cho khách hàng về sản phẩm của bạn

Giấy chứng nhận không những là giấy thông hành để xuất khẩu tôm vào các thị trường nước ngoài mà còn là công cụ giúp khách hàng hiểu rõ về sản phẩm.

Tăng giá trị sản phẩm so với những sản phẩm khác trên thị trường.

Đối với tôm xuất khẩu: Tôm khi được chứng nhận BAP đều có Logo BAP để phân biệt và nhận diện thương hiệu đồng nhất trên toàn thế giới. Đây là một loại “tem” chất lượng uy tín ở Mỹ và châu Âu. Do đó những sản phẩm có chứng nhận này sẽ có sức cạnh tranh hơn. Giá tôm bán cao hơn 11% so với tôm không được chứng nhận. 

Đối với thị trường tiêu thụ trong nước: Các trang trại nuôi tôm đạt chứng nhận sẽ dễ dàng liên kết hoặc cung ứng sản phẩm trực tiếp cho các nhà máy chế biến. Chứng nhận giúp người nuôi dễ tiêu thụ sản phẩm đồng thời giảm rủi ro về giá. 

Giúp chứng minh tôm của bạn là sản phẩm tiêu dùng an toàn.

Đánh giá của bên thứ 3 làm tăng thêm tín nhiệm và sự minh bạch cho sản phẩm.

Các tiêu chuẩn thủy sản ngày càng có xu hướng phát triển theo những đòi hỏi đa dạng của người tiêu dùng. Với người tiêu dùng ở Hoa Kỳ, EU hay Nhật Bản, họ luôn có các yêu cầu bắt buộc về an toàn thực phẩm. Hơn 90% các nhà bán lẻ tại thị trường Bắc Mỹ và 75% các nhà bán lẻ tại thị trường EU…yêu cầu thủy sản phải đáp ứng với sự bền vững của môi trường.


(Theo tài liệu đào tạo chứng nhận BAP của VASEP/2012)

Có nhiều tiêu chuẩn chứng nhận đã và đang được áp dụng trong nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam như: SQF, Global GAP, ASC, BAP, Naturland, AquaGAP, VietGAP…Tuy nhiên, các tiêu chuẩn quan trọng được áp dụng phổ biến cho nuôi tôm xuất khẩu hiện nay là ASC, Global GAP và BAP.

Đặc điểm chung của các tiêu chuẩn này là đều tập trung vào (1) đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, (2) an toàn dịch bệnh, (3) an toàn môi trường, (4) an toàn xã hội và (5) truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.

Tiêu chuẩn ASC

ASC là chữ viết tắt của Aquaculture Stewardship Council (Hội Đồng Quản Lý Nuôi Trồng Thủy Sản), là một tổ chức độc lập, phi chính phủ và phi lợi nhuận. ASC được thành lập vào năm 2009 bởi WWF (World Wildlife Fund: Quỹ Động Vật Hoang Dã Thế Giới) và IDH (Dutch Sustainable Trade Initiative: Sáng Kiến Thương Mại Bền Vững Hà Lan), để quản lý các tiêu chuẩn toàn cầu cho việc nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm. Tiêu chuẩn chủ yếu tập trung vào các khía cạnh môi trường và xã hội (xây dựng dựa theo hướng dẫn của tổ chức Liên Minh Quốc Tế Về Công Nhận Và Dán Nhãn Môi Trường & Xã Hội: ISEAL).

Tiêu chuẩn BAP

BAP là chữ viết tắt của Best Aquaculture Practices (Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt nhất) của tổ chức Global Aquaculture Alliance (GAA: Liên Minh Thủy Sản Toàn Cầu). GAA là một tổ chức quốc tế, phi chính phủ và phi lợi nhuận, có mục tiêu chính là giúp nuôi thủy sản có trách nhiệm về mặt môi trường và xã hôi. GAA thành lập năm 1997 với 59 thành viên ở châu Mỹ, châu Âu và châu Á. Hiện nay đã có hơn 1.100 thành viên ở 70 quốc gia và đã trở thành tổ chức nổi bật nhất đại diện cho ngành công nghiệp thủy sản toàn cầu. 

Chương trình chứng nhận BAP được thực hiện cho các lĩnh vực khác nhau: từ trại giống và nhà máy thức ăn đến trang trại và nhà máy chế biến. 

Chứng nhận BAP tập trung chủ yếu vào các mảng trách nhiệm với môi trường và xã hội, sức khỏe động vật, an toàn thực phẩm và chương trình truy xuất nguồn gốc tự nguyện đối với các cơ sở thủy sản. Đối tượng tham gia chứng nhận thành công sẽ được cấp nhãn chứng nhận BAP in trên bao bì sản phẩm, thể hiện sự cam kết của nhà sản xuất với khách hàng trong việc cung cấp thủy sản sạch và được khai thác bền vững.

Tiêu chuẩn Global GAP

Global GAP là tổ chức tư nhân thiết lập các tiêu chuẩn tự nguyện cho việc chứng nhận quy trình sản xuất sản phẩm nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản) trên toàn cầu. Tiền thân là Eurep GAP: chính thức ra đời vào năm 2000 bởi các hệ thống siêu thị và những nhà cung cấp lớn ở châu Âu. Tháng 9/2007: đổi tên hành Global GAP để mở rộng và nâng tầm quốc tế. Bộ tiêu chuẩn Global GAP đóng vai trò như là một quyển Sổ tay hướng dẫn về Thực Hành Nông Nghiệp Tốt (GAP) và được thiết kế nhằm cam đoan với người tiêu dùng về: đảm bảo tính an toàn thực phẩm, giảm thiểu sự tác động đến môi trường do các hoạt động nông trại, cung cấp các hướng dẫn về an sinh động vật, đồng thời duy trì nguyên tắc có trách nhiệm đối với sức khỏe và sự an toàn của người lao động.

Một trong những nguyên tắc quan trọng giống nhau giữa 3 tiêu chuẩn ASC, Global GAP và BAP là truy xuất nguồn gốc từ nguyên liệu nuôi trồng đến thành phẩm cũng như việc đảm bảo mức độ an toàn về chất lượng và quá trình sản xuất. Vì vậy việc lựa chọn một thương hiệu thức ăn nuôi tôm uy tín, đảm bảo tính truy xuất nguồn gốc cũng là một trong những yếu tố quan trong của người người nuôi tôm. 


Ocialis - thương hiệu thức ăn thuỷ sản của Neovia là một trong những thương hiệu đạt nhiều tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng như ISO; Global G.A.P; B.A.P. Với các chứng nhận này, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng của thức ăn thủy sản từ khâu nguyên liệu đầu vào đến quá trình sản xuất, lưu trữ và bảo quản thành phẩm.

Ngoài ra, Neovia Việt Nam còn có một phòng phân tích thí nghiệm mang tên Upcience tại Bình Dương. Kể từ khi thành lập năm 2009, Upscience đã phát triển một cách đáng kể về kỹ năng kỹ thuật và Chuyên môn trong xét nghiệm thức ăn Chăn nuôi và trở thành một trong những phòng thí nghiệm tham chiếu trong lĩnh vực này.

Hiện nay, thức ăn thủy sản Ocialis được sản xuất tại hai nhà máy hiện đại ở Bình Dương với quy trình sản xuất khép kín và dây chuyền công nghệ cao đạt chuẩn; nguồn nguyên liệu đầu vào sạch, có xuất xứ rõ ràng, không sử dụng kháng sinh hay nguyên liệu cấm theo quy định của Bộ và được kiểm tra vi sinh 100% tại phòng thí nghiệm Upscience – phòng thí nghiệm đạt chứng chỉ ISO 17025 (tiêu chuẩn quốc tế về năng lực phòng thí nghiệm) để đảm bảo nguồn nguyên liệu không bị nhiễm mầm bệnh trước khi được đưa vào sản xuất và trên hết là tất cả các dòng thức ăn Thủy sản Ocialis đều có khả năng truy xuất nguồn gốc giúp Công ty có thể dễ dàng tra cứu và cung cấp thông tin cho Khách hàng một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất.

Ocialis cung cấp đầy đủ các dòng thức ăn chất lượng cao và chuyên biệt cho từng giống loài nuôi như cá tra, cá rô phi, cá điêu hồng, cá lóc, ếch, cá chẽm, cá chim vây vàng, cá mú, cá bớp, cá tầm, tôm thẻ, tôm sú, tôm cá giống…

Để được tư vấn kỹ hơn về sản phẩm Ocialis, vui lòng liên hệ: 

Hotline Anh Ba Chuẩn: 0913 50 89 78
Website: https://ocialis.asia/vi/
Email: [email protected]


Đăng ngày 25/06/2019
Anh Ba Chuẩn
Nuôi trồng

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 09:00 26/01/2025

Tái chế nước thải trong ao nuôi để bảo vệ môi trường

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, vấn đề xử lý nước thải trong ao nuôi đang trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu.

Ao nuôi tôm
• 09:41 24/01/2025

Mẹo nuôi cá cảnh thành công

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui của nhiều người, mà còn mang lại không gian sống sinh động, gần gũi với thiên nhiên. Tuy nhiên, để nuôi một bể cá thành không, chúng ta cần nắm vững một số yếu tố quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu mẹo nuôi cá cảnh trong bài viết dưới đây nhé!.

Cá cảnh
• 10:20 23/01/2025

Đốm trắng hoành hành trở lại trong thời gian gần đây

Trong thời gian gần đây, bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại nhiều địa phương, gây lo ngại cho bà con nuôi tôm. Đây là bệnh do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:11 21/01/2025

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 05:54 26/01/2025

Tổng quan và phân tích thị trường giá cá lóc hiện nay

Cá lóc là một trong những loài cá được yêu thích nhất tại Việt Nam nhờ hương vị đậm đà, dễ chế biến, và giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, giá cá lóc thay đổi đáng kể tùy theo loại, khu vực, và nhiều yếu tố khác

Cá lóc
• 05:54 26/01/2025

Tái chế nước thải trong ao nuôi để bảo vệ môi trường

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, vấn đề xử lý nước thải trong ao nuôi đang trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu.

Ao nuôi tôm
• 05:54 26/01/2025

Không khí nhộn nhịp ở các cảng cá dịp tết Nguyên Đán

Vào những ngày cận kề Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, không khí tại các cảng cá, đặc biệt là cảng cá Thọ Quang (Sơn Trà, TP Đà Nẵng), trở nên nhộn nhịp và sôi động hơn bao giờ hết. Đây là thời điểm các ngư dân miền Trung và các tiểu thương bận rộn với công việc đánh bắt và tiêu thụ hải sản phục vụ nhu cầu của người dân trong dịp Tết.

Chợ hải sản
• 05:54 26/01/2025

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Năm 2025 hứa hẹn là một năm đầy triển vọng đối với ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Với nền tảng vững chắc từ các năm trước và những chiến lược phát triển phù hợp, ngành thủy sản không chỉ duy trì mà còn đẩy mạnh đà tăng trưởng, tạo ra cơ hội lớn cho nền kinh tế quốc gia.

Xuất khẩu thủy sản
• 05:54 26/01/2025
Some text some message..