Tiêu chuẩn kỹ thuật nuôi cá nước lạnh

Các tiêu chuẩn này được quy định tại Dự thảo: “Cá nước lạnh - Cá tầm, Cá hồi vân - Cá bố mẹ, trứng thụ tinh, cá bột, cá hương, cá giống - yêu cầu kỹ thuật” do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III biên soạn.

Tiêu chuẩn cá nước lạnh
Ảnh minh họa: BioLib

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật đối với cá tầm Nga (Acipenser gueldenstaedtii Brandt, 1833), cá tầm Siberi (Acipenser baerii Brandt, 1869), cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss Waalbaum, 1792), bao gồm cá bố mẹ, trứng thụ tinh, cá bột, cá hương, cá giống. 

Chọn cá bố mẹ

Cá bố mẹ tuyển chọn để nuôi vỗ thành thục và cho đẻ phải có nguồn gốc rõ ràng, không cận huyết, đáp ứng một số yêu cầu kỹ thuật theo Bảng 1 và Bảng 2:


Cách tiến hành

Xác định tuổi cá bố mẹ căn cứ vào hồ sơ, lý lịch của đàn cá trong quá trình nuôi dưỡng.

Khối lượng: Từng cá thể bố mẹ được đặt vào băng ca (cáng) làm bằng vải mềm, có kích thước 80x60 cm cho cá hồi và 80x100 cm cho cá tầm, dùng cân cân tối đa đến 30 kg, chính xác đến 10 g để xác định khối lượng.

Kiểm tra ngoại hình, màu sắc, trạng thái hoạt động: Quan sát cá đang bơi trong bể, kết hợp quan sát trực tiếp từng cá thể trong điều kiện ánh sáng tự nhiên để đánh giá các chỉ tiêu về ngoại hình, màu sắc, trạng thái hoạt động của cá bố mẹ theo quy định tại Bảng 1 với cá tầm và Bảng 2 với cá hồi vân.

Tình trạng sức khỏe: Kiểm tra dấu hiệu bệnh lý của cá bố mẹ thực hiện theo quy trình kiểm dịch động vật thủy sản và sản phẩm động vật thủy sản do cơ quan có thẩm quyền quy định. Kết hợp đánh giá tình trạng sức khỏe cá bố mẹ bằng cảm quan qua chỉ tiêu trạng thái hoạt động.

Kiểm tra độ thành thục sinh dục

Cá tầm

Đối với cá cái, đánh giá mức độ thành thục bằng phương pháp xác định chỉ số lệch cực của nhân trứng (PI-Polarization Index). Cá tầm cái được lấy mẫu trứng lần đầu để kiểm tra thời điểm trước 1 tháng so với thời gian cá sinh sản sớm nhất theo dự kiến và tiến hành thu mẫu thêm khoảng 2 - 3 đợt vì cá cái thành thục và sinh sản ở nhiều thời gian khác nhau, kéo dài khoảng 3 tháng. Phương pháp xác định chỉ số PI: lấy khoảng 10 trứng cá bằng ống chuyên dùng thông qua một vết chích cỡ 6 - 8 mm trên bụng cá. Sát trùng bằng dung dịch nitrofurazon 4% và khâu vết mổ. Luộc trứng bằng cốc đốt 150 ml chứa nước tinh khiết hoặc dung dịch Leibovitz L15 trong thời gian 5 - 8 phút, làm nguội trứng bằng cách để cốc đốt trong khay có nước đá nghiền nhỏ. Dùng dao lam cắt dọc trứng từ cực động vật qua cực thực vật (chính giữa nhân) sau đó tính chỉ số PI.

Kiểm tra ở cá đực, dùng xilanh có ống hút lấy khoảng 1 ml sẹ, đặt trên lam kính nhỏ vài giọt nước rồi quan sát dưới kính hiển vi có độ phóng đại 1.000 lần để kiểm tra thời gian, trạng thái hoạt động của tinh trùng (đối với cá thành thục tốt: đa số tinh trùng chuyển động tịnh tiến về phía trước, thời gian hoạt động khoảng 5 - 10 phút).

Cá hồi vân

Dùng tay để cảm nhận độ mềm của bụng và độ đàn hồi của da bụng cá. Sử dụng que thăm trứng, lấy trứng cho vào đĩa petri có sẵn nước sạch, quan sát trực tiếp bằng mắt trong điều kiện ánh sáng tự nhiên về màu sắc, hình thái của các hạt trứng. Sau đó, đặt trứng lên lam kính, nhỏ khoảng 3 - 5 giọt dung dịch kiểm tra độ phân cực lên các hạt trứng, quan sát bằng kính lúp hoặc kính hiển vi. Đối với cá đực, dùng tay để cảm nhận độ nhám của vây ngực. Vuốt nhẹ hai bên bụng gần hậu môn cho sẹ chảy ra rồi quan sát. Có thể thăm sẹ bằng ống silicon như đối với cá cái. Sẹ vừa vuốt cho vào bát nước thấy tan nhanh.


Bảng 3

Kiểm tra trứng thụ tinh

Hình dạng và màu sắc: Đặt mẫu quan sát ở vị trí có ánh sáng tự nhiên đủ để có thể quan sát trứng bằng mắt thường, qua đó đánh giá về hình dạng và màu sắc của trứng.

Kích thước: Đo đường kính của các hạt trứng tươi thu ở giai đoạn phôi vị trên giấy kẻ ô-li. Hạt trứng đạt kích thước theo quy định là 90% số trứng của mẫu trở lên đạt kích thước được quy định.

Khối lượng: Lấy cốc thủy tinh chứa khoảng 50 - 70 ml nước sạch, cân để xác định khối lượng tiêu chuẩn. Dùng vợt vớt một số lượng trứng sạch nước cho vào cốc rồi cân lên, có thể cân hai lần để đảm bảo độ chính xác. Đếm số lượng trứng rồi chia trung bình để có khối lượng trung bình của trứng cá hồi vân và cá tầm.

Tỷ lệ thụ tinh: Sau khi đưa vào bình ấp 3 - 4 giờ xác định chất lượng trứng, trứng ở giai đoạn IV của bào thai, nhìn dưới kính hiển vi thấy trứng phân chia thành 2 hay 4 tế bào, nếu các tế bào phân chia đều nhau không có màng nhăn là trứng tốt. Đến ngày thứ 3, thứ 4 kiểm tra lần nữa, lúc này trứng phát triển ở giai đoạn thứ 16, thấy noãn hoàng nằm đều phía trên là tốt, những trứng được thụ tinh phát triển còn những trứng không được thụ tinh bị hỏng.

Tỷ lệ nở: Cho trứng vào cốc thủy tinh chứa nước sạch, giai đoạn thu mẫu trứng để kiểm tra tỷ lệ nở là giai đoạn hệ thống thần kinh trung ương của phôi cá đang được phát triển và dễ dàng nhận biết ống thần kinh. Lấy mẫu ngẫu nhiên khoảng 200 trứng, quan sát dưới kính hiển vi, tách những trứng mà phôi không có ống thần kinh để xác định tỷ lệ nở.

Tỷ lệ dị dạng của ấu trùng khi nở: Cho ấu trùng vào cốc thủy tinh chứa nước sạch, đặt các mẫu ở vị trí có ánh sáng tự nhiên đủ để có thể quan sát ấu trùng bằng mắt thường để xác định số ấu trùng dị hình.


Mức độ cảm nhiễm bệnh của trứng: Đặt các mẫu kiểm tra ở vị trí có ánh sáng tự nhiên đủ để có thể quan sát các mẫu trứng bằng mắt thường để xác định những trứng có dấu hiệu bệnh lý, kết hợp đánh giá tình trạng của trứng trong khay ấp bằng cảm quan để đánh giá mức độ cảm nhiễm bệnh của trứng.

TSVN
Đăng ngày 23/03/2018
Diệu Châu Tổng hợp
Kỹ thuật

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Diệt nấm bám trên thiết bị ao nuôi

Trong ao nuôi tôm, các thiết bị như máy sục khí, hệ thống cấp thoát nước, và các công cụ khác rất dễ bị nấm bám trong môi trường nước giàu chất hữu cơ. Nấm không chỉ làm hỏng thiết bị mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nước, gây nguy hiểm cho tôm.

Nấm ao nuôi
• 10:27 30/10/2024

Một số kỹ thuật chọn và thả tôm giống

Trong nuôi tôm việc chọn và thả giống là một kỹ thuật hết sức quan trọng, có thể quyết định tới thành bại của vụ nuôi. Khi chọn tôm giống, người nuôi cần nắm thông tin về nguồn gốc bố mẹ của con giống, quy trình nuôi và các loại thức ăn đã sử dụng để đảm bảo chúng là những con giống chất lượng, khỏe mạnh, có khả năng sống tốt.

Thả giống
• 10:12 28/10/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 02:47 08/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 02:47 08/11/2024

Bạch tuộc Dumbo: Sinh vật dưới nước độc đáo bơi bằng tai

Bạch tuộc Dumbo – một cái tên đáng yêu, đầy gợi nhớ đến chú voi biết bay trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Disney – là một trong những loài sinh vật độc đáo và quyến rũ nhất dưới đáy đại dương. Loài bạch tuộc này không chỉ nổi bật bởi ngoại hình dễ thương mà còn bởi cách di chuyển đặc biệt bằng "tai" của mình.

Bạch tuộc
• 02:47 08/11/2024

Cá mặt quỷ đỏ: Loài cá độc đáo của vùng biển nhiệt đới

Cá mặt quỷ đỏ (Scorpaena) là một trong những loài cá biển nhiệt đới độc đáo và nổi bật nhất với ngoại hình vừa ấn tượng vừa nguy hiểm. Được tìm thấy phổ biến ở các rạn san hô và khu vực biển nông của vùng biển nhiệt đới, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài đáng sợ mà còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như người chơi cá cảnh đam mê tìm kiếm những loài cá lạ. Hãy cùng khám phá về cá mặt quỷ đỏ và lý do tại sao loài cá này lại đặc biệt đến vậy.

Cá mặt quỷ
• 02:47 08/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 02:47 08/11/2024
Some text some message..