Tìm cá ngựa sông

Cá ngựa sông được mệnh danh là loài “bay” cao nhất trong các loài cá nước ngọt, xuất hiện nhiều trong mùa nước nổi. Thế nhưng, những mùa lũ gần đây, loài cá này hiếm dần do môi trường sống bị thu hẹp, nguy cơ tuyệt chủng rất cao.

cá ngựa sông

Nhảy cao như… ngựa

Cánh đồng biên giới Tịnh Biên (An Giang) đã vào mùa nước rút, đập tràn Tha La và Trà Sư chảy cuồn cuộn. Ngồi bên chiếc trẹt nhìn đăm chiêu về luồng đáy của mình, ông Dương Văn Răng (48 tuổi) thở dài: “Xuống luồng đáy được hơn tháng nay, nhưng cá mắm thì dính ít quá! Đã đến thời điểm con nước cá ra mà chỉ dính vài ba ký cá linh, cá chốt, cá rô... Còn những loại cá lớn cũng hiếm dần, cá ngựa hầu như không thấy”. Từ khi con lũ rút đến nay, luồng đáy của của ông Răng chỉ dính được duy nhất một con cá ngựa cỡ 3 ngón tay.

Khoảng 10 năm trước, ông Răng đã cùng cha mình đi đóng đáy tại các khúc kênh bắt dính nhiều cá ngựa. Loài cá này rất khó bắt, nếu là vó gạt thì chỉ cần động nước là nó sẽ “bay” vụt khỏi mảnh lưới. “Hồi đó, mỗi lần kéo vó gạt phải dùng vợt mà canh. Khi ốp gần đến đoạn cuối của luồng vó là cá ngựa bay lên cao khỏi mặt nước khoảng 3-4m. Các loài cá họ chép, thậm chí cá lóc cũng phóng không hơn loài cá ngựa.

Trước đây, lũ về dính đú cả trăm ký cá ngựa, một con cỡ 300- 500gram, có con nặng hơn 1kg, còn nay thì chỉ dính vài ba con nhỏ xíu. Bây giờ loài cá ngựa chỉ còn từ Biển Hồ trôi dạt về, nhưng cũng hiếm gặp lắm” - ông Răng quả quyết.

Ông Trần Văn Bảy ở vàm xáng Vịnh Tre (Châu Phú), người có kinh nghiệm trong nghề chất chà trên sông Hậu cho biết, ông đã giở chà được 2 lần mà chủ yếu dính cá mè vinh, cá linh, cá lăng các loại, riêng đối với cá ngựa thì chưa thấy. “Mấy năm trước, tôi giở chà phải treo lưới cao khỏi mặt nước khoảng 4m để bắt cá ngựa. Nếu mình treo lưới thấp quá thì khó mà bắt loại cá này” - ông Bảy nói.

Cũng theo ông Bảy, cá ngựa là loài nhút nhát và tinh khôn. Mỗi lần lặn bao lưới quanh đóng chà là chúng nhảy vọt ra khỏi lưới. Chắc có lẽ loài cá này bay cao nên ông bà xưa gán cho cái tên “cá ngựa” là như vậy.

Dần tuyệt chủng

Đến láng trại cất sát kênh Vĩnh Tế của ông Nguyễn Văn Siếu (63 tuổi) vào buổi trưa nắng gắt cũng là lúc ông đang cùng những người con trai đổ đú trên đồng về. Khom lưng lựa, phân ra từng loại cá để cân cho thương lái bán buổi chợ chiều, ông Siếu cho biết, mùa lũ này cá linh cũng ít, cá chèn bầu, cá chốt cũng thưa dần, còn cá ngựa thì hiếm hoi mới thấy.

“Năm ngoái, luồng đú của tôi chạy mỗi ngày 200-300kg cá chợ, còn nay thì chỉ vài chục ký là cùng. Cá ngựa năm nay chỉ có vài ba con nhỏ bằng ngón tay. Ngày trước, loài cá ngựa đặt chạy đầy thau, cá ngựa cỡ cườm tay nướng hoặc kho lạt rất ngọt” - ông Siếu nói.

Nhìn dòng nước lũ đang rút dần, ông Siếu tặc lưỡi: “Năm nào cũng vậy, cứ nước lũ lớn hay nhỏ, ai nấy cũng đều đem xuyệt ra đồng bắt cá. Nhưng họ đâu nghĩ rằng vô số cá lớn, cá bé chết yểu dưới nước. Rồi đây, con cá ngựa từng mệnh danh là loài ngang ngược nhờ có bản năng bay cao cũng sẽ đi vào quá khứ nếu người dân đánh bắt vô tội vạ”.

Qua rồi cái thời hoàng kim của cá tôm đầy ắp sông rạch, thậm chí ăn không hết, muốn dự trữ phải cắt đầu làm khô, làm mắm ăn mãn năm. Còn nay thì cá dần cạn kiệt nên hình ảnh con cá ngựa nhảy, lội tung tăng trên mặt nước ngày nào cũng dần đi vào huyền thoại.

Theo Chi cục Thủy sản An Giang: Cá ngựa tên khoa học là Hampala macrolepidota. Đặc điểm phân loại: Cá có các tia vây đều đỏ nhạt; có vệt đen nằm ở giữa đường bên. Cá ngựa dài khoảng 60cm, phân bố ở lưu vực sông Mê Kông, sông Chao Phraya (Thái Lan),…5 năm trước có cá ngựa cỡ cườm tay, còn nay thì hiếm.       

An Giang Online/Người lao động,15/11/2013
Đăng ngày 16/11/2013
Thành Chinh
Nông thôn

Top 5 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản năm 2021, Minh Phú tiếp tục giữ ngôi vương

Vượt qua 800 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú giành ngôi vương xuất khẩu thủy sản và xuất khẩu tôm của cả nước, với 395 triệu USD, chiếm gần 4,5% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

xuất khẩu tôm
• 15:39 09/02/2022

Quảng Ninh dừng tiếp nhận hoa quả, thủy sản qua cửa khẩu

Từ ngày 17/1, Quảng Ninh tạm dừng tiếp nhận phương tiện chở hoa quả, thủy sản đông lạnh đến cửa khẩu, lối mở biên giới của tỉnh này để xuất khẩu.

cửa khẩu Bắc Luân II
• 10:12 17/01/2022

Đùi ếch đông lạnh bị châu Âu cảnh báo, mức độ rủi ro nghiêm trọng.

Văn phòng SPS Việt Nam lại tiếp tục nhận được cảnh báo về an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Liên minh châu Âu (EU) đối với sản phẩm đùi ếch đông lạnh xuất xứ từ Việt Nam.

đùi ếch đông lạnh
• 15:21 14/10/2021

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục lao dốc

Xuất khẩu thủy sản tháng 9/2021 chỉ đạt trên 628 triệu USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc sụt giảm tới 50%. Đây là tháng thứ hai liên tiếp xuất khẩu thuỷ sản lao dốc.

chế biến tôm xuất khẩu
• 10:15 08/10/2021

Tình hình thủy sản quý I/2025 tại Bình Định: Tăng trưởng ổn định và triển vọng phát triển bền vững

Trong quý I năm 2025, ngành thủy sản tỉnh Bình Định đã ghi nhận những kết quả tích cực, thể hiện sự phát triển ổn định và tiềm năng tăng trưởng trong năm nay.

Tôm giống
• 14:24 16/04/2025

Nuôi ghép tổng hợp các loài thủy sản – hướng đi bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nước và hiệu quả nuôi trồng thủy sản, mô hình nuôi ghép tổng hợp các loài thủy sản đang được xem là giải pháp khả thi, bền vững, giúp người nuôi thích ứng hiệu quả với những thay đổi của tự nhiên.

Nuôi ghép
• 11:00 15/04/2025

Bình Định: Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2025

Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm; phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn, tăng cường tiêu thụ trong nước, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh về nông lâm thủy sản của tỉnh Bình Định.

Chế biến thực phẩm
• 10:45 08/04/2025

Bình Định tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU

Để chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) lần thứ 5, tỉnh Bình Đinh tiếp tục chỉ đạo tập trung tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Tàu thuyền
• 09:43 04/04/2025

Cộng đồng mạng thích thú trước món cua Dương Quá độc lạ

Gần đây, cộng đồng mạng (CĐM) không khỏi xôn xao khi một món ăn độc đáo, "cua cùi," trở thành chủ đề nóng được chia sẻ rầm rộ. Với tên gọi nghe có vẻ lạ lẫm, món cua này đã khiến không ít người ngạc nhiên bởi không chỉ là món ăn độc đáo mà còn chứa đựng một câu chuyện thú vị và đầy bất ngờ.

Cua
• 00:29 27/04/2025

Siết chặt quản lý khai thác thủy sản năm 2025

Việt Nam là một trong những quốc gia ven biển có ngành thủy sản phát triển mạnh mẽ tại khu vực Đông Nam Á.

Tàu cá
• 00:29 27/04/2025

Ảnh hưởng của bọt khí siêu nhỏ lên tôm thẻ chân trắng

Nuôi tôm tại Việt Nam đối mặt với thách thức lớn từ bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus. Nghiên cứu này đánh giá tiềm năng ứng dụng công nghệ bong bóng nano oxy và ozone trong kiểm soát bệnh, thông qua thí nghiệm so sánh hiệu quả giữa bong bóng thường và bong bóng nano trên tôm thẻ chân trắng. Mục tiêu nhằm tìm giải pháp thay thế kháng sinh, cân bằng giữa hiệu quả diệt khuẩn và an toàn cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 00:29 27/04/2025

Tình hình nuôi trồng và quy hoạch thủy sản Việt Nam năm 2025

Ngành thủy sản Việt Nam từ lâu đã đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, không chỉ cung cấp nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng mà còn tạo ra hàng triệu việc làm và đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, trước những thách thức của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, và yêu cầu ngày càng cao từ các thị trường quốc tế, ngành thủy sản nói chung và lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nói riêng đang đứng trước yêu cầu phải chuyển đổi mạnh mẽ theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 00:29 27/04/2025

Cá Mó - Chiến binh bảo vệ rạn san hô

Trong bức tranh sinh thái biển rộng lớn, cá Mó (Parrotfish) không chỉ là một sinh vật biển rực rỡ sắc màu, mà còn là một mắt xích quan trọng giúp bảo vệ và duy trì sự sống cho các rạn san hô. Tuy nhiên, trước thực trạng đánh bắt quá mức và nhận thức chưa đầy đủ từ cộng đồng, loài cá đặc biệt này đang đứng trước nguy cơ suy giảm nghiêm trọng. Việc hiểu rõ vai trò sinh thái của cá Mó là bước đầu tiên để gìn giữ đại dương.

Cá mó
• 00:29 27/04/2025
Some text some message..