Tìm lời giải cho giá tôm sinh thái

Ðể tháo gỡ những khó khăn, đi tìm giải pháp nâng cao giá trị con tôm sinh thái tạo được sự hài hoà giữa hộ nuôi tôm sinh thái với đơn vị thu mua. Cà Mau tổ chức Hội thảo về thực trạng và giải pháp nuôi tôm sinh thái theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Tôm sinh thái
Nân cao tìm kiếm giải pháp giá trị con tôm sinh thái. Ảnh: Báo Người lao động

Huyện Ngọc Hiển, Cà Mau có diện tích đất lâm nghiệp kết hợp nuôi thuỷ sản là 53.065ha với 11.379 hộ sản xuất, trong đó nuôi sinh thái 20.000 ha; các tổ chức quốc tế chứng nhận 9.311 ha với 1.821 hộ. Ðã qua, mô hình nuôi tôm sinh thái đạt hiệu quả, năng suất đạt bình quân khoảng 200-220 kg/ha/năm, tăng 20-40 kg/ha/năm so với năm 2021. Thời gian qua, huyện Ngọc Hiển luôn kêu gọi các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm liên kết với các hộ nuôi tôm sinh thái trên địa bàn nhằm bao tiêu sản phẩm, ổn định đầu ra, nâng cao giá trị kinh tế.

Tuy nhiên, ghi nhận thực tế, giá tôm sinh thái hiện nay thu mua còn thấp, người dân chưa hưởng lợi nhiều. Các chính sách hỗ trợ kèm theo trong dịch vụ chăm sóc, bảo vệ rừng chưa được đồng bộ. Hộ nuôi tôm sinh thái kiến nghị đến các đơn vị thu mua cần bao tiêu sản phẩm, thu mua tôm sinh thái cao hơn thị trường từ 3.000 đồng/kg trở lên.

Mô hình nuôi tôm sinh tháiMô hình nuôi tôm sinh thái. Ảnh: Tép Bạc

Ông Bùi Văn Sĩ, hộ nuôi tôm sinh thái ở ấp Tắc Biển, xã Viên An Ðông, cho biết, gia đình bắt đầu nuôi tôm sinh thái năm 2017, với khoảng 6 ha, mỗi năm thu nhập trên 230 triệu đồng. “Việc phát triển mô hình nuôi tôm sinh thái là chủ trương hợp lòng dân, bởi hộ tham gia vào mô hình nuôi tôm sinh thái được hưởng lợi rất nhiều về năng suất tôm nuôi đạt cao, môi trường nước nuôi tôm hạn chế ô nhiễm. Tôi mong đơn vị thu mua Minh Phú hỗ trợ giá thu mua cao hơn giá thị trường, bởi hiện nay giá tôm sú sinh thái được thu mua vẫn ngang bằng giá thị trường, người dân chưa hưởng lợi về giá theo ký kết ban đầu", ông Sĩ mong muốn.

Ðể được chứng nhận về diện tích nuôi tôm sinh thái, hộ dân cần tuân thủ nghiêm ngặt về quy trình nuôi, phải ghi chép đầy đủ, con giống phải đạt chứng nhận sinh thái, môi trường nuôi phải sạch, đảm bảo diện tích rừng che phủ 40%.

Nuôi tôm sinh tháiTôm sinh thái dưới tán rừng Cà Mau. Ảnh: Tép Bạc

“Mô hình nuôi tôm sinh thái là bước đột phá và còn là định hướng quan trọng của Huyện uỷ, UBND huyện để nâng cao năng suất, chất lượng tôm nuôi. Tuy nhiên, mô hình nuôi tôm sinh thái trên địa bàn huyện vẫn còn những khó khăn nhất định, cần sự hỗ trợ từ các ngành chuyên môn để những hộ nuôi tôm sinh thái được hưởng lợi về kinh tế con tôm sinh thái”, ông Lâm Sỹ Em, Phó chủ tịch UBND thị trấn Rạch Gốc, chia sẻ.

Theo ông Ðoàn Hữu Nghị, Phó giám đốc Trung tâm Ứng dụng khoa học công nghệ (trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ), việc phân phối lợi ích về nuôi tôm sinh thái chưa rõ ràng, chưa kích thích hộ dân phát triển mô hình. “Cụ thể, những hộ trực tiếp nuôi tôm sinh thái, tạo ra sản phẩm hàng hoá nhưng được hưởng lợi rất thấp, chỉ khoảng 0,8% (theo điều tra khoa học của ngành); riêng đối với công ty thu mua tôm sinh thái, họ bỏ ra rất ít (vốn hỗ trợ người dân) nhưng lợi nhuận hơn 54%. Do vậy, để hộ nuôi tôm sinh thái hưởng lợi cần có sự hài hoà với nhau giữa người bán và người mua. Người mua nên chia sẻ lợi nhuận hợp lý cho hộ nuôi tôm sinh thái, có như vậy vùng nuôi tôm sinh thái mới phát huy và giữ vững thương hiệu”, ông Nghị phân tích và đề xuất.

Báo Cà Mau
Đăng ngày 16/11/2022
Chí Hiếu
Kinh tế
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

Tôm càng xanh toàn đực "đẻ" ra tiền, cho hiệu quả bất ngờ

Từ hiệu quả bất ngờ ở những mô hình ban đầu, năm nay, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đã tiếp tục mở rộng diện tích nuôi tôm càng xanh toàn đực.

Tôm càng xanh
• 11:33 31/05/2023

Nuôi trai lấy ngọc, dễ làm kiếm khá

Trong giai đoạn 2017 - 2021, Dự án ’Phát triển nghề nuôi trai cấy ngọc tại Tonga và Việt Nam’ giúp cải thiện phương pháp nuôi, hướng tới phát triển nghề trai ngọc bền vững.

Nuôi trai
• 11:55 29/05/2023

Cá cảnh - ngành nghề chuyên biệt của TP.HCM mở ra cơ hội xuất khẩu

Sáng 27/5, Lễ hội cá cảnh TP.HCM năm 2023 đã khai mạc, thu hút đông đảo khách tham quan trong và ngoài nước, mở ra cơ hội ký kết giao thương.

Gian hàng cá
• 11:48 28/05/2023

Chàng trai gác bằng kỹ sư xây dựng, đầu tư nuôi cá Koi

Gác bằng kỹ sư xây dựng, anh Đỗ Nguyễn Hoàng Khang (26 tuổi, ngụ Q.Cái Răng, TP.Cần Thơ) nuôi cá Koi, thu nhập hơn 200 triệu đồng mỗi năm.

Cá koi
• 11:12 27/05/2023

Di dời đàn cá tra dầu nặng hàng tạ, lớn nhất miền Tây

Ban quản lý Khu du lịch Can Tho Eco Resort vừa di dời đàn cá tra dầu từ ao nuôi qua hồ cảnh quan. Những con cá tra dầu nặng tới hàng trăm kg gây chú ý và thích thú với nhiều du khách.

Cá tra dầu
• 02:29 03/06/2023

Lúng túng xác định chủng loại cá tầm nhập khẩu: Cá nội đang bị bóp nghẹt

Sau 4 lần Chính phủ ra chỉ đạo xử lý tình trạng cá tầm ngoại cách đây hơn 2 năm, đến nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) và Bộ Tài chính vẫn chưa thể xác định được giống và chủng loại cá tầm nhập khẩu.

Cá tầm
• 02:29 03/06/2023

Bình Định: Tăng cường bảo vệ nguồn lợi thủy sản từ vùng khơi đến ven bờ

Hiện nay, cường lực khai thác thủy sản ngày càng tăng, nguồn lợi thủy sản có dấu hiệu suy giảm mạnh, nhiều loài hải sản có nguy cơ cạn kiệt.

Môi trường biển
• 02:29 03/06/2023

Sản xuất sinh khối từ tảo biển

Tảo là loài có vai trò quan trọng đối với các vấn đề về môi trường nhờ khả năng hấp thụ khí CO2 và giảm thiểu lượng khí metan sản sinh trong chăn nuôi.

Rong biển
• 02:29 03/06/2023

Thích ứng kịp thời với thay đổi thị trường thủy sản

Giá trị xuất khẩu thủy sản thu về 3,47 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm, giảm đến 25,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của Bộ NN&PTNT, con số này không có ý nghĩa quá tiêu cực, bởi ngành thủy sản Việt Nam đã có sự tăng trưởng đột phá trong năm 2022.

Chế biến tôm
• 02:29 03/06/2023