Tìm ra tác nhân gây hoại tử gan tụy trên tôm nuôi

Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết, được sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và các chuyên gia đầu ngành về bệnh học thủy sản, đến nay việc nghiên cứu tác nhân gây ra Hội chứng hoại tử gan tụy cấp (AHPNS) trên tôm nuôi đã có những kết quả ban đầu.

Tôm chết ở một ao tôm tại xã Vĩnh Trạch, Bạc Liêu. (Ảnh: Huỳnh Sử/TTXVN)
Tôm chết ở một ao tôm tại xã Vĩnh Trạch, Bạc Liêu. (Ảnh: Huỳnh Sử/TTXVN)

Theo nghiên cứu, tác nhân gây bệnh được xác định do vi khuẩn Vibrio parahaemolytics.

Vi khuẩn này đã bị nhiễm bởi một loại thể thực khuẩn (phagc) sinh ra độc tố cực mạnh gây hội chứng AHPNS cho tôm nuôi, đồng thời vi khuẩn này không mang gen TDH (gen gây dung huyết trực tiếp đề kháng với nhiệt độ) có khả năng gây bệnh cho con người.

Để phòng chống Hội chứng AHPNS có hiệu quả và giảm thiệt hại cho người nuôi trồng thủy sản, Cục Thú y đề nghị Chi cục Thú y, Chi cục Thủy sản các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện nhiều biện pháp.

Cụ thể, hướng dẫn các cơ sở nuôi tôm nên mua con giống từ các trại giống uy tín, đảm bảo chất lượng, có chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y; chỉ sử dụng thức ăn đảm bảo chất lượng, đồng thời đảm bảo điều kiện môi trường nuôi tốt, tăng sức đề kháng cho tôm.

Ngoài ra, tôm mới thả phải được giám sát chặt chẽ, khi tôm có dấu hiệu khác thường phải báo ngay cho cơ quan thú y để kịp thời xử lý; đảm bảo thời gian bỏ trống ao định kỳ hoặc chuyển sang nuôi các đối tượng khác để cắt đứt vòng đời tác nhân gây bệnh.

Chi cục thú y, thủy sản và nuôi trồng thủy sản cần quản lý chặt việc vận chuyển tôm giống và tôm thương phẩm trong nước để tránh lây lan mầm bệnh; thực hiện nghiêm việc kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng thuốc, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong nuôi trồng thủy sản phải nằm trong danh mục được phép lưu hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Theo Cục Thú y, từ năm 2011, dịch bệnh mới gây Hội chứng AHPNS ở tôm nuôi đã gây thiệt hại lớn, trên diện tích rộng ở các tỉnh phía Nam, đặc biệt nghiêm trọng là ở Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau.

Dịch bệnh AHPNS tiếp tục xảy ra ở hầu hết các tỉnh ven biển trên cả nước và diễn biến hết sức phức tạp trong năm 2012.

Cục Thú y đang tiếp tục phối hợp với các cơ quan nghiên cứu, chuyên gia trong và ngoài nước, dự án FAO hỗ trợ để nghiên cứu tác nhân, quá trình lan truyền bệnh, quy trình chẩn đoán và biện pháp phòng trị bệnh hiệu quả./.

TTXVN
Đăng ngày 17/05/2013
trung thành
Dịch bệnh

Khắc phục bệnh ăn yếu và mềm vỏ ở tôm

Nuôi tôm siêu thâm canh, công nghệ cao, để tôm khoẻ mạnh, bà con cần quan tâm và chú trọng các yếu tố quan trọng.

Phòng ngừa bệnh ăn yếu và mềm vỏ ở tôm nuôi
• 10:45 05/07/2023

Chẩn đoán bệnh tôm thông qua máy học

Trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence - AI), học máy (machine learning – ML) hay học sâu (deep learning - DL) là những thuật ngữ thường được sử dụng ngày nay.

Mô phỏng
• 10:20 03/07/2023

Giải pháp phòng ngừa EHP trong trại sản xuất tôm giống

EHP - bệnh vi bào từ trùng đang là mối quan tâm lớn đối với người nuôi tôm. EHP không gây chết cấp tính với tỉ lệ cao trong ao nuôi, tuy nhiên chúng ký sinh trong gan tụy tôm, sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan tụy khiến tôm nuôi không đủ dinh dưỡng cho tăng trưởng và lột xác.

Elanco product
• 17:30 22/03/2023

"Điểm mặt" thủ phạm gây bệnh trên tôm

Nhóm sinh viên của, Trường Đại học Nha Trang vừa hoàn thành đề tài về gen độc và đánh giá tính kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh trên tôm nuôi tại Khánh Hòa. Qua đó, khuyến cáo việc sử dụng kháng sinh đối với nuôi tôm hiện nay.

Thí nghiệm
• 16:05 04/01/2023

Tìm hiểu thêm về ký sinh trùng Gregarine gây bệnh trên tôm

Ký sinh trùng trên tôm là một dạng bệnh phổ biến thường gặp phải trong quá trình nuôi tôm ngày nay, với mật độ nuôi trồng thủy sản ngày một tăng khiến môi trường càng ngày bị ô nhiễm. Đặc biệt, đối với nuôi tôm thâm canh, nếu vệ sinh nước không kỹ sẽ làm ký sinh trùng trong nước phát tán và sinh sôi rất nhanh gây hại cho vật nuôi.

Ký sinh trùng Gregarine
• 11:40 27/11/2023

Trùng loa kèn - Loài ngoại ký sinh trùng gây bệnh trên tôm cá

Vào mùa mưa, các loài tôm cá thường mắc các bệnh do vi khuẩn tấn công vào môi trường ao. Đặc biệt là loài trùng loa kèn, một loài ký sinh trùng sống bám vào thân tôm cá, gây ra không ít thiệt hại cho người nuôi.

Trùng loa kèn
• 10:14 15/11/2023

Phát hiện mới về bệnh trong suốt trên tôm giống

Gần đây nhóm nghiên cứu người Trung Quốc đã có những phát hiện mới về tác nhân gây bệnh trong suốt trên tôm giống, cụ thể là tôm thẻ chân trắng ở giai đoạn PL4 – PL7.

Tôm giống
• 11:36 13/11/2023

Phòng và trị một số bệnh thường gặp trên cá rô phi

Nuôi cá rô phi đem lại nguồn kinh tế ổn định cho người dân. Vì vậy, để có các biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh trên cá một cách chính xác nhất là điều mà mỗi hộ nuôi cần nên đặc biệt chú ý.

Cá rô phi
• 16:44 31/10/2023

Những sai lầm thường gặp về vi khuẩn Vibrio

Vi khuẩn Vibrio là cái tên quá quen thuộc trong ngành nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, để có thể hiểu rõ về các loại bệnh mà chúng có thể gây ra trên tôm là hầu như chưa được phổ biến. Bài viết dưới đây sẽ nói cho bạn biết những sai lần về Vibrio thường gặp trên các ao nuôi tôm.

Vi khuẩn Vibrio
• 02:40 06/12/2023

Thách thức nghề nuôi tôm hiện nay

Ngành  tôm Việt Nam đang đối mặt nhiều thách thức lớn. Thách thức đầu tiên đó là nhu cầu khách hàng ngoài nước mua sản phẩm tôm Việt Nam đang có xu hướng giảm.

Thu hoạch tôm thẻ
• 02:40 06/12/2023

Mùa lạnh có nên kéo mái cho tôm không?

Tôm thuộc loài động vật biến nhiệt, vậy bà con có cần kéo mái cho tôm vào mùa lạnh hay không? Bài viết sau đây sẽ giúp chúng ta làm sáng tỏ vấn đề này nhé!.

Kéo mái nuôi tôm
• 02:40 06/12/2023

Cắt mồi và giảm mồi trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Để có thể quản lý lượng thức ăn mỗi ngày sao cho phù hợp với lượng tôm trong ao, tránh dư thừa thức ăn gây ô nhiễm nguồn nước. Ngoài ra, nếu lượng thức ăn dư nhiều còn ảnh hưởng đến chi phí của người nuôi. Hiện nay, việc cắt mồi hay giảm mồi trong ao nuôi có thể được xem là biện pháp hiệu quả giúp cải thiện việc quản lý lượng thức ăn ổn định nhất.

Tôm thẻ chân trắng
• 02:40 06/12/2023

Môi trường nuôi suy thoái do các nhân tố sinh học gây ra

Trong nhiều năm qua, nuôi trồng thủy sản trong nước ta phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc phát triển nuôi trồng thủy sản nhanh chóng dẫn đến tình trạng môi trường nuôi suy thoái ngày càng trầm trọng. Trong đó các nhân tố sinh học cũng góp phần gây ảnh hưởng không nhỏ.

Ao tôm
• 02:40 06/12/2023