Tin vắn ngành thủy sản địa phương trong tuần 11 năm 2018

Những tin vắn địa phương tuần 11 bao gồm: Tuy An: Thành lập ban chỉ đạo quản lý việc nuôi trồng thủy sản, Bạc Liêu: Giá tôm tăng, người nuôi phấn khởi, Cà Mau: Chuẩn bị 70 tấn Chlorine phòng ngừa dịch bệnh, Nhơn Lý: Giá trị đánh bắt hải sản đạt trên 30 tỉ đồng.

Tin vắn ngành thủy sản địa phương trong tuần 11 năm 2018
Giá tôm Bạc Liêu đang tăng nhẹ vào đầu tuần 11 năm 2018.
1.Tuy An: Thành lập ban chỉ đạo quản lý việc nuôi trồng thủy sản

UBND huyện Tuy An vừa thành lập Ban chỉ đạo Rà soát quản lý trật tự xây dựng và việc nuôi trồng thủy sản tại khu vực đầm Ô Loan với 20 thành viên; Tổ công tác rà soát quản lý trật tự xây dựng và việc nuôi trồng thủy sản tại khu vực đầm Ô Loan cấp huyện, với 12 thành viên.

Theo UBND huyện Tuy An, do công tác quản lý đất mặt nước trong khu Di tích danh thắng cấp quốc gia Đầm Ô Loan của chính quyền các xã ven đầm quá lỏng lẻo, nên tình trạng hộ dân lấn chiếm đất để xây dựng nhà ở, nuôi tôm quanh đầm diễn ra khá phổ biến và xảy ra trong thời gian dài. Đến thời điểm này trong khu di tích danh thắng này có 306 trường hợp lấn chiếm, sử dụng đất không đúng mục đích với diện tích 3,5ha và 580 hồ nuôi tôm lấn chiếm hơn 300ha.

Nhằm chấn chỉnh và lập lại trật tự hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản cũng như thực hiện hiệu quả định hướng phát triển bền vững khu vực đầm Ô Loan, từ nay đến hết tháng 4/2018, huyện Tuy An sẽ tập trung kiểm tra, rà soát và thống kê toàn bộ thực trạng nhà ở, hồ nuôi tôm và các công trình xây dựng trái phép khác trên đầm Ô Loan. Địa phương cũng xác định cụ thể thực trạng, thời gian vi phạm của từng đối tượng và tình hình nuôi trồng thủy sản trong khu vực đầm Ô Loan, sau đó sẽ tiến hành phân loại từng trường hợp để có biện pháp xử lý thích hợp theo quy định của pháp luật.

2.Bạc Liêu: Giá tôm tăng, người nuôi phấn khởi

Giá tôm nguyên liệu những ngày qua liên tục tăng, tạo sinh khí phấn khởi cho người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh.

Hiện nay, tôm sú loại 30 con/kg có giá từ 220.000 - 225.000 đồng/kg; loại 40 con giá 195.000 - 200.000 đồng/kg. Giá tôm thẻ ướp đá cỡ 100 con/kg giá 102.000 đồng/kg, tôm thẻ oxy giá 104.000 đồng/kg, loại ướp qua đá 96.000 đồng/kg.

Giá tôm nguyên liệu tăng, nhiều hộ nuôi tôm tranh thủ cải tạo ao đầm để xuống giống kịp thời vụ. Tuy nhiên, bà con cần thực hiện theo khuyến cáo của ngành Nông nghiệp tỉnh về mật độ thả nuôi, kỹ thuật chăm sóc... để có một vụ mùa bội thu.

3. Cà Mau: Chuẩn bị 70 tấn Chlorine phòng ngừa dịch bệnh

Trước diễn biến bất thường của thời tiết và dịch bệnh thời gian qua chi cục thú y tỉnh Cà Mau đã đẩy mạnh công tác quản lý an toàn dịch bệnh trong vùng nuôi tôm nhằm giảm thiểu thiệt hại cho nông dân.

Theo ông Trương Minh Út – Phó chi cục trường chi cục chăn nuôi và Thú Y tỉnh Cà Mau cho biết: “Trong năm 2018 tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi thâm canh và siêu thâm canh chỉ có 50ha so với 2017 cũng giảm rất nhiều. Với tôm nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến bị bệnh là 800ha so với cùng kỳ 2017 cũng giảm rất nhiều. Đánh giá chung thì quý I 2018 thời tiết cũng khá thuận lợi cho nuôi tôm.”

Chi cục cũng đã chủ động hóa chất diệt khuẩn dự trữ để phòng chống dịch bệnh, hiện nay chi cục đang dự trữ 30 tấn Chlorine và kế hoạch sẽ mua thêm 40 tấn nhằm hỗ trợ người dân hỗ trợ kịp thời.

Từ khi Trung Ương có chính sách hỗ trợ hóa chất cho người nuôi tôm để xử lý dịch bệnh đến nay, chi cục chăn nuôi và thú y tỉnh Cà Mau đã cấp phát miễn phí chlorine để người dân xử lý dịch bệnh trên tôm nuôi, do đó công tác phòng chống dịch bệnh có hiệu quả hơn được người dân đồng tình ủng hộ và mong chờ nguồn hóa chất này để xử lý dịch bệnh.

4.Nhơn Lý: Giá trị đánh bắt hải sản đạt trên 30 tỉ đồng

Từ đầu năm 2018 đến nay, ngư dân xã Nhơn Lý (TP Quy Nhơn) đánh bắt đạt sản lượng 150 tấn hải sản các loại, khai thác 30.000 con tôm hùm giống…; tổng giá trị trên 30 tỉ đồng. Hiện toàn xã có 222 ghe, thuyền, tổng công suất trên 4.000 CV; có 246 thúng gắn máy khai thác tôm hùm giống.

Ông Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch UBND xã Nhơn Lý, cho biết: “Từ Tết Nguyên đán Mậu Tuất đến nay, ngư dân trong xã liên tiếp trúng mùa biển. Bình quân mỗi bạn thuyền thu nhập từ 7 - 10 triệu đồng. Biển được mùa, các ngành nghề liên quan như: thu mua, chế biến hải sản, chế biến nước mắm “ăn nên làm ra”, đã giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa phương”.

Đăng ngày 24/03/2018
TH. Tổng Hợp
Tổng hợp

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 10:11 22/11/2024

Loài cá cảnh kiêu sa trong bể nuôi thủy sinh

Cá thần tiên (Angelfish) là một trong những loài cá cảnh nước ngọt được ưa chuộng nhất trong giới chơi cá cảnh. Với dáng bơi duyên dáng, thân hình dẹt độc đáo, và màu sắc rực rỡ, cá thần tiên không chỉ mang đến vẻ đẹp kiêu sa cho bể thủy sinh mà còn là biểu tượng của sự thanh lịch và tinh tế.

Cá thần tiên
• 10:19 21/11/2024

Đặc điểm sinh sản kỳ thú của rồng lá biển

Rồng lá biển (Phyllopteryx) là một trong những loài sinh vật biển kỳ thú bậc nhất với vẻ ngoài vô cùng độc đáo, khiến chúng dễ bị nhầm lẫn với thực vật hơn là động vật.

Rồng lá biển
• 11:03 20/11/2024

Niềm tự hào của người ươm mầm tương lai

Thuở còn đi dạy, tôi thường lên mạng tìm kiếm tài liệu bổ sung cho các bài giảng của mình. Một lần tình cờ tôi tìm đến trang web có tên rất ngộ nghĩnh và dễ thương: Tepbac.

Anh Trần Duy Phong
• 11:00 20/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 14:42 22/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 14:42 22/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 14:42 22/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 14:42 22/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 14:42 22/11/2024
Some text some message..