Tình hình xuất khẩu cá tra và nguy có thiếu hụt nguyên liệu nửa đầu năm 2022

Tại một số thị trường lớn, nhu cầu nhập khẩu cá tra đang trở lại mức trước đại dịch COVID-19 như Mỹ và Trung Quốc. Trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu của thị trường EU vẫn còn tiếp tục ì ạch khiến cho các thị trường tiềm năng có cơ hội thay thế.

xuất khẩu cá tra
Tín hiệu trái chiều từ các thị trường nhập khẩu cá tra truyền thống. Ảnh thuysan247

Tiêu thụ cá tại Mỹ, Trung Quốc có dấu hiệu phục hồi, EU vẫn ảm đạm

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP) cho biết hiện tại, cả nuôi trồng, vận chuyển và xuất khẩu cá tra của Việt Nam chững, giảm sút so với cùng kỳ năm ngoái.

Ở các thị trường tiêu thụ chính vẫn đang có những tín hiệu trái chiều.

Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của cá tra Việt Nam, sau khi phục hồi vào nửa cuối năm 2020, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Trung Quốc bắt đầu tăng trở lại từ tháng 3-4/2021.Các nhà nhập khẩu cá tra cho biết, giá cá nước ngọt của nước này trong nửa đầu năm nay tăng mạnh, thời tiết ảnh hưởng tới sản lượng nuôi của Trung Quốc do đó cá tra Việt Nam vẫn là sản phẩm thủy sản thay thế hấp dẫn.

Ngoài ra, nhu cầu nhập khẩu cá tra tại Mỹ cũng đã hồi sinh theo ngành dịch vụ thực phẩm (Foodservice) của nước này. Lượng nhập khẩu cá da trơn của Mỹ trong quý đầu tiên của năm 2021 tăng gần gấp đôi so với quý II/2020 và là mức nhập khẩu cao nhất kể từ năm 2018.

Trong khi đó, tại EU, dù Hiệp định EVFTA được đánh giá sẽ đem lại nhiều cơ hội hơn cho các nhà xuất khẩu cá tra, tuy nhiên cho tới năm nay dường như xu hướng này vẫn đang đi ngược lại. Tình trạng ảm đạm tại thị trường EU vẫn tiếp diễn có thể là do nhu cầu từ kênh Horeca giảm, chi phí vận chuyển cũng tăng quá cao trong khi giá nhập khẩu trung bình không tăng được.

Do bị ảnh hưởng bởi COVID-19 và sự giậm chân ở một số thị trường lớn như EU hay ASEAN nên các thị trường mới nổi như: Nga, Ai Cập, Brazil, Mexico… là chất xúc tác giúp lan tỏa các điểm đến cho các lô hàng cá tra Việt Nam xuất khẩu trong năm 2021. Giá nhập khẩu cá tra phile trung bình của một số nước như Mỹ, Brazil, Trung Quốc dự báo vẫn tiếp tục tăng ổn định cho tới cuối năm 2021.

Nguy cơ thiếu hụt cá tra nguyên liệu nửa đầu năm sau

cá tra
Mặc dù lượng tiêu thụ từ nay đến cuối năm vẫn chưa có nhiều dấu hiệu cho thấy sự bứt phá, tình hình sản xuất đang đối mặt tới nguy cơ thiếu hụt nguyên liệu. Ảnh irishtiomes

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), diện tích nuôi thả cá tra tại ĐBSCL trong các quý III/2021, giảm khoảng 30 - 55% sản lượng so với cùng kỳ năm ngoái, nên trong quý I năm tới, có thể xảy ra tình trạng thiếu nguyên liệu cá tra cho chế biến xuất khẩu.

Thậm chí tình trạng này có thể kéo dài đến hết nửa đầu năm sau. "Cho tới nay, diện tích cá tra nuôi tại ĐBSCL đang giảm, thấp hơn so với kế hoạch ban đầu đã đề ra do vậy nhiều khả năng nửa đầu năm 2022, các nhà chế biến cá tra Việt Nam thiếu hụt nguyên liệu cho xuất khẩu", VASEP nhận định.Dự kiến, sản lượng nuôi cá tra của Việt Nam năm 2021 đạt khoảng 1,5 triệu tấn tương đương so với cùng kỳ năm 2020. Kim ngạch xuất khẩu cá tra ước đạt trên 1,5 tỷ USD.

Giá cá tra nguyên liệu trong nửa đầu năm 2021 tại ĐBSCL thấp và thiếu ổn định. Do đó, VASEP cho rằng cần phải xem xét thêm lượng hàng dự trữ của các nhà xuất khẩu.Cũng trong thời gian này, giá bột cá liên tục tăng khiến cho lợi nhuận của cả người nuôi và doanh nghiệp bị co hẹp cho dù họ đã thay đổi phương thức cho ăn để giữ size cá.

Kể từ cuối tháng 7, khi lực lượng lao động từ TP HCM và một số tỉnh Đông Nam bộ trở về miền Tây sau thời gian dài giãn cách đã khiến COVID-19 len lỏi vào sâu trong các nhà máy chế biến cá tra Việt Nam.

Tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn tiếp tục căng thẳng tại miền Tây - nơi tập trung hầu hết các nhà máy chế biến cá tra Việt Nam, điều này có thể tác động tiêu cực tới hoạt động sản xuất, chế biến và logistics và khả năng mở rộng thương mại toàn cầu của cá tra Việt Nam trong năm tới.

Doanh Nghiệp Niêm Yết
Đăng ngày 15/12/2021
H.Mĩ
Kinh tế

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 10:03 18/12/2024

Người nuôi tôm thẻ Tiền Giang trúng lớn nhờ giá tôm tăng vọt

Cuối năm 2024, giá tôm thẻ tại tỉnh Tiền Giang đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua, mang lại lợi nhuận đáng kể cho người nuôi với mức lãi lên tới 50%. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản địa phương, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh dịp cuối năm.

Tôm thẻ
• 09:44 18/12/2024

Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu: “Cú hích” hay rào cản cho ngành thủy sản Việt Nam?

Vào cuối năm 2024, thông tin về việc Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu đã thu hút sự chú ý lớn từ ngành thủy sản toàn cầu. Là một trong những thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, Mỹ không chỉ mang lại doanh thu khổng lồ mà còn là điểm tựa giúp nâng cao giá trị và thương hiệu cho tôm Việt.

Tôm thẻ
• 10:15 10/12/2024

Xuất khẩu thủy sản gần tới đích 10 tỷ đô

Xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đã đạt gần 9,2 tỷ USD, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đích 10 tỷ USD năm 2024 trong tầm tay.

Tôm đông lạnh
• 11:08 03/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 01:19 21/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 01:19 21/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 01:19 21/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 01:19 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 01:19 21/12/2024
Some text some message..