Tôm càng xanh xen canh lúa hiệu quả cao

Hàng chục hộ dân ở ấp 9, xã Khánh Thuận, huyện U Minh (Cà Mau) được hỗ trợ thực hiện dự án “Nuôi tôm càng xanh xen canh trong ruộng lúa” với diện tích 50ha.

Tôm càng xanh xen canh lúa hiệu quả cao
Tôm càng xanh xen canh trong ruộng lúa mang lại hiệu quả khá cao

Qua tổng kết cho thấy mô hình đạt hiệu quả khá cao, năng suất đạt trung bình từ 200 – 250kg/ha, lợi nhuận từ 30 – 50 triệu đồng/ha.

Phát huy những hiệu quả đó, cộng với những kinh nghiệm đúc kết được sau vụ nuôi, năm 2017 này, người dân đã mạnh dạn phát triển nhân rộng mô hình, bước đầu đạt được những kết quả hết sức khả quan.

Anh Nguyễn Văn Bằng là một trong những chủ hộ được Sở Khoa học và Công nghệ Cà Mau hỗ trợ thực hiện dự án năm 2016. Do được hỗ trợ con giống và kỹ thuật nên sau khi kết thúc mùa vụ anh còn lãi hơn 40 triệu đồng.

Nhận thấy mô hình đạt hiệu quả nên năm nay với diện tích đất 6ha của gia đình, anh đã mạnh dạn thả nuôi 90.000 con tôm càng xanh toàn đực, đồng thời tranh thủ thời tiết thuận lợi cấy lắp vụ lúa trên đất nuôi tôm. Nhờ áp dụng tốt các tiến bộ kỹ thuật cũng như đúc kết được những kinh nghiệm từ vụ mùa trước nên hiện tại tôm và lúa phát triển khá tốt. Dù mới thả nuôi gần 3 tháng tôm đã đạt trọng lượng khoảng 100 con/kg.

Anh Bằng phấn khởi chia sẻ: “Tôi thấy mô hình nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa mang lại hiệu quả khá cao nên năm nay mạnh dạn thả nuôi. Nhờ thời tiết thuận lợi nên tôm - lúa đang phát triển tốt. Tuy nhiên để con tôm đạt năng suất cao thì mình phải bổ sung thêm thức ăn cho chúng. Tôi đã chuẩn bị sẵn hai bờ khoai mì để làm thức ăn cho tôm, nếu chưa đủ tôi sẽ bổ sung thêm lúa ngâm, gạo lứt, nhằm giúp tôm phát triển một cách tốt nhất”.

Cũng là một trong những hộ tham gia thực hiện mô hình ở ấp 9, xã Khánh Thuận, những ngày này gia đình anh Phạm Văn Liêm đang tất bật cấy lắp vụ lúa trên đất thả nuôi tôm càng xanh. Bởi theo anh Liêm, lúa đóng vai trò rất quan trọng trong nuôi tôm, lúa vừa tạo ra nguồn thức ăn chính cho tôm, lại vừa là nơi trú ngụ cho tôm nên bằng mọi cách anh phải cấy lắp vụ toàn bộ 6ha. Trên diện tích này năm rồi anh thả nuôi 60 ngàn con tôm giống, sau khi thu hoạch còn lãi hơn 70 triệu đồng. Năm nay anh mạnh dạn thả nuôi 90 ngàn con tôm càng xanh toàn đực.

Anh Liêm phấn khởi chia sẻ: “Tôm càng xanh xen canh trong ruộng lúa mang lại hiệu quả khá cao, năm nay nhờ thời tiết ủng hộ nên lúa tốt, tôm cũng phát triển, nếu thời tiết tiếp tục thuận lợi năng suất sẽ cao hơn năm rồi. Tôm hiện đạt trọng lượng khoảng 80 con/kg, sẽ cho thu hoạch trước tết”.

Không chỉ có anh Bằng, anh Liêm, từ hiệu quả của vụ mùa trước nên năm nay người dân trong ấp và các ấp lân cận của xã cũng mạnh dạn đầu tư thực hiện mô hình. Theo báo cáo của xã Khánh Thuận, đến thời điểm này người dân trên địa bàn đã phát triển được hơn 150ha tôm càng xanh xen canh trong ruộng lúa. Trong đó, ấp 9 có 128ha, hầu hết các diện tích tôm nuôi đều phát triển tốt.

Chị Nguyễn Thị Mận, Chi hội trưởng nông dân ấp 9 cho biết: "Năm 2016 được Sở KH-CN chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, bà con đúc kết được nhiều kinh nghiệm trong vụ nuôi nên năm nay làm rất bài bản, hứa hẹn sẽ cho mùa bội thu”.

Với những kiến thức và kinh nghiệm có được, cộng với thời tiết thuận lợi, tin rằng vụ tôm càng xanh xen canh trong ruộng lúa sẽ tiếp tục thắng lợi, giúp người dân tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình, góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo ở địa phương.

NNVN
Đăng ngày 02/11/2017
Nuôi trồng

Độ mặn ao nuôi tôm tăng cao

Khi độ mặn trong ao nuôi tôm tăng cao bất thường, điều này có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng cho cả sức khỏe của tôm và hiệu suất nuôi trồng. Việc hiểu rõ nguyên nhân, hậu quả và cách quản lý tình trạng độ mặn tăng cao sẽ giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm của mình hiệu quả hơn.

Đo độ mặn
• 10:16 08/10/2024

Thời gian tôm đào thải hết kháng sinh

Một câu hỏi thường gặp của người nuôi tôm là: “Tôm mất bao lâu để đào thải hết kháng sinh sau khi ngưng sử dụng?”. Hiểu rõ về thời gian đào thải kháng sinh sẽ giúp người nuôi đưa ra kế hoạch nuôi phù hợp và đảm bảo tôm sạch kháng sinh trước khi xuất bán.

Tôm thẻ
• 09:51 07/10/2024

Lợi ích của việc ứng dụng nông nghiệp tuần hoàn trong nuôi trồng thủy sản

Nông nghiệp tuần hoàn là một phương thức sản xuất nông nghiệp mà các nguồn tài nguyên, vật liệu và chất thải được tái sử dụng và tái chế để tạo ra một hệ thống nông nghiệp bền vững, giảm thiểu tác động đến môi trường.

Tạt vi sinh
• 11:13 06/10/2024

Cá đối: Loài nuôi ghép mang lại lợi ích cho ao tôm

Cá đối với tập tính là loài ăn tạp, do đó khi kết hợp nuôi trong ao tôm, chúng sẽ sử dụng triệt để chất thải của tôm, thức ăn thừa và cả tảo tàn. Điều này giúp môi trường trong ao tôm được cân bằng, đáy ao tốt, tôm sinh trưởng nhanh và hạn chế được một số dịch bệnh.

Cá đối mục
• 09:29 04/10/2024

Tiềm năng xuất khẩu cá sấu

Xuất khẩu cá sấu có tiềm năng lớn trong lĩnh vực nông nghiệp và chăn nuôi, đặc biệt tại các quốc gia có nguồn tài nguyên động vật phong phú và điều kiện khí hậu phù hợp, như Việt Nam. việc xuất khẩu mặt hàng này mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp và người chăn nuôi, giúp họ phát triển và ổn định đầu ra cho sản phẩm.

Cá sấu
• 13:36 08/10/2024

Bán tín chỉ carbon biển

Trung tâm Hợp tác Quốc tế về Nuôi trồng Thủy sản và Nghề cá Bền vững (ICAFIS) thuộc Hiệp hội Nghề cá Việt Nam, hợp tác với JAPIFoods của Công ty Cổ phần WinEco Việt Nam, đã phát động chương trình “Blue Ocean – Blue Foods”. Sáng kiến ​​này nhằm mục đích tạo ra một bể chứa carbon biển cho ngành thủy sản, giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện môi trường biển và phát triển sinh kế cộng đồng.

Rong biển
• 13:36 08/10/2024

Độ mặn ao nuôi tôm tăng cao

Khi độ mặn trong ao nuôi tôm tăng cao bất thường, điều này có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng cho cả sức khỏe của tôm và hiệu suất nuôi trồng. Việc hiểu rõ nguyên nhân, hậu quả và cách quản lý tình trạng độ mặn tăng cao sẽ giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm của mình hiệu quả hơn.

Đo độ mặn
• 13:36 08/10/2024

Ngư dân Alaska nín thở chờ đợi mùa cua hoàng đế 2024

Ngư dân Alaska đang hồi hộp chờ đợi mùa cua hoàng đế năm 2024 với nhiều lo lắng và kỳ vọng. Sau hai năm liên tiếp bị cấm đánh bắt vì lượng cua hoàng đế suy giảm nghiêm trọng, năm 2023 đã mở cửa trở lại, mang đến những tín hiệu tích cực.

Cua
• 13:36 08/10/2024

Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức bảo vệ rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái đặc biệt ở vùng cửa sông, ven biển với nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng. Hệ sinh thái rừng ngập mặn có vai trò rất quan trọng trong việc ổn định môi trường, ứng phó với tác động cực đoan của biến đổi khí hậu và bảo đảm cân bằng hệ sinh thái.

Rừng ngập mặn
• 13:36 08/10/2024
Some text some message..