Tôm chân trắng ngày càng được ưa chuộng ở Đức

Năm 2015, Đức là thị trường đứng thứ 2 trong khối EU về NK tôm của Việt Nam. 9 tháng đầu năm 2015, XK tôm Việt Nam sang thị trường Đức đạt 84,4 triệu USD, giảm 16,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Quý I/2015, Đức dẫn đầu khối EU về NK tôm của Việt Nam với 28,4 triệu USD, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2014. Sang quý II và quý III, Đức tụt xuống vị trí thứ 2, nhường vị trí dẫn đầu cho thị trường Anh do kinh tế khó khăn, đồng EUR giảm tác động tới nhu cầu NK tôm. XK tôm Việt Nam sang Đức trong quý III đạt 29,8 triệu USD, giảm 22,8% so với cùng kỳ năm 2014.

tôm thẻ chân trắng

Đức là thị trường “nhạy cảm” với giá vì vậy khi EU rơi vào suy thoái kinh tế thì Đức là nước giảm NK tôm rõ rệt nhất trong khối liên minh này mặc dù kinh tế Đức vững vàng hơn nhiều nước khác như Tây Ban Nha hay Hy Lạp. Kinh tế EU gặp khó khăn, đồng EUR giảm sâu so với USD là nguyên nhân chính khiến nhu cầu NK tôm của Đức giảm.

Người tiêu dùng Đức chịu tác động mạnh bởi giá bán. Đặc tính này cũng phần nào lý giải cho việc tôm chân trắng chiếm tỷ trọng “lấn át” so với tôm sú trong cơ cấu các sản phẩm tôm Việt Nam XK sang Đức.

Năm 2011, tôm chân trắng chiếm 35,7% tổng giá trị XK tôm Việt Nam sang Đức với 40,4 triệu USD. Trong khi đó, tôm sú chiếm tới 56,3% với 63,7 triệu USD. Tuy nhiên, sang năm 2012, tỷ trọng tôm chân trắng đã tăng tới 46,6% trong khi tỷ trọng tôm sú giảm còn 45,5%. Năm 2013, tôm chân trắng chiếm tới 53,4% giá trị XK tôm Việt Nam sang thị trường này trong khi đó tôm sú chiếm gần 40%.

Năm 2014, tôm chân trắng chiếm tới 58% tổng giá trị XK tôm Việt Nam sang Đức trong khi tôm sú chiếm 34,7%. 9 tháng đầu năm 2015, tỷ trọng tôm chân trắng XK sang Đức đạt 73,5% trong khi tỷ trọng tôm sú là 19,9%. Xu hướng này cho thấy tôm chân trắng của Việt Nam ngày càng được ưa chuộng trên thị trường Đức.

Từ 2011-2014, Đức luôn dẫn đầu khối EU về NK tôm Việt Nam. Năm 2014, XK tôm sang thị trường này chiếm tới 20,5% tổng XK tôm Việt Nam sang EU.

Theo dữ liệu từ Trung tâm thương mại quốc tế (ITC), năm 2014, Việt Nam là nhà cung cấp tôm số 1 cho thị trường Đức, chiếm 18,4% tổng NK tôm của Đức. Tôm nguyên liệu đông lạnh là sản phẩm chính NK vào Đức, chiếm 56,4% tổng NK tôm của Đức trong 6 tháng đầu năm nay. Trong đó, Việt Nam dẫn đầu các nước về cung cấp mặt hàng này cho Đức. Sáu tháng đầu năm 2015, giá trị NK tôm đông lạnh nguyên liệu từ Việt Nam vào Đức đạt 27,6 triệu USD, chiếm 19,6% tổng NK mặt hàng này của Đức từ các nước; gấp 1,7 lần giá trị NK từ Ấn Độ, gấp 10 lần giá trị NK từ Indonesia và gấp 12,4 lần giá trị NK từ Thái Lan.

Sáu tháng đầu năm 2015, tổng NK tôm vào Đức đạt 252,8 triệu USD, giảm 18,2%. Tuy nhiên, NK tôm từ Việt Nam vào thị trường này vẫn tăng 12,5% trong khi NK từ Ấn Độ giảm 8,1%; NK từ Thái Lan giảm 64,7%; từ Indonesia giảm 19,8%.

Năm 2014, trung bình 1 người Đức tiêu thụ 14 kg thủy sản, tăng 0,2 kg so với năm 2013. Dự kiến mức ​​tiêu thụ sẽ ổn định trong năm 2015. Năm 2015, các công ty thủy sản Đức có kế hoạch quảng bá để đẩy mạnh tiêu thụ thủy sản, đảm bảo thủy sản nằm trong danh mục chi tiêu hàng ngày của người dân.

Ngày 10/9 Viện Kinh tế Thế giới của Đức (IfW) công bố báo cáo cho thấy, kinh tế Đức vẫn đang duy trì đà tăng trưởng khả quan với mức dự báo tăng trưởng 1,8% trong năm nay, tăng 2,1% trong năm 2016 và đạt mức cao nhất vào năm 2017 với mức 2,3%. Khi kinh tế hồi phục, đồng EUR tăng giá sẽ kéo theo nhu cầu NK thủy sản trong đó có tôm vào Đức. Đây cũng là tín hiệu đáng mừng cho các DN XK tôm Việt Nam vào thị trường này trong thời gian tới.

Vasep, 03/11/2015
Đăng ngày 04/11/2015
Kim Thu
Kinh tế

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 11:49 14/11/2024

Thuế suất cho tôm Việt Nam rẻ hơn nước đối thủ Ấn Độ và Ecuador

Ngày 22/10, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố kết luận cuối cùng trong vụ điều tra chống trợ cấp đối với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam.

Tôm thẻ
• 09:37 12/11/2024

Xuất khẩu thủy sản quý IV: Việt Nam kỳ vọng tăng trưởng vượt trội giữa nhiều thách thức

Ngành thủy sản Việt Nam đang hướng tới một giai đoạn bùng nổ trong quý IV năm 2024, với mục tiêu đầy tham vọng là đạt kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ đô la Mỹ.

Chế biến thủy sản
• 09:47 11/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:17 08/11/2024

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 09:07 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 09:07 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 09:07 15/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:07 15/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 09:07 15/11/2024
Some text some message..