Tôm chết do không thực hiện quy hoạch vùng nuôi

Hàng loạt lồng nuôi tôm tại Phú Yên và Khánh Hòa xảy ra hiện tượng tôm chết, kéo dài từ cuối năm ngoái đến nay, gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng.

Tôm chết do không thực hiện quy hoạch vùng nuôi

Thu hoạch tôm (Ảnh KT)

Những ngày này, các vùng nuôi tôm ở thị xã Sông Cầu, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên hay Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa đều gánh chịu nhiều thiệt hại do tôm chết hàng loạt. Mỗi con tôm chết người nuôi mất từ 1 - 1,5 triệu đồng. Nhiều nông dân trở nên trắng tay vì tôm hùm chết kéo dài từ cuối năm ngoái đến nay.

Tại thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên đã có 300.000 con tôm chết, chiếm 1/3 số tôm thả nuôi. Tại huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, tổng mức thiệt hại cũng lên đến hàng trăm tỷ đồng.

Theo Tiến sĩ Võ Văn Nha, chuyên nghiên cứu về tôm hùm ở Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà hiện tượng tôm hùm chết không phải là lần đầu tiên xảy ra ở vùng nuôi tôm hùm Nam Trung bộ, nhưng năm nay phức tạp hơn.

“Hiện nay, tỷ lệ tôm chết là không phải do một loại bệnh, như chết do bệnh sữa, chết do đỏ thân, do đen mang. Tỷ lệ chết khác nhau ở từng vùng”- TS Nha cho biết.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tôm hùm chết là mật độ lồng nuôi quá dày. Từ năm 2006, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa đã quy hoạch vùng nuôi nhưng không khả thi, không có ý nghĩa đối với người nuôi tôm hùm. Bà con quen với cách làm, nơi nào nuôi được mùa, kín gió là năm sau mọi người kéo bè nuôi đến.

Ông Đinh Xuân Để, một chủ nuôi tôm hùm ở xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh than phiền: “Ý thích mình thích đâu thì dắt bè đến đó. Vịnh này êm nên dắt vào nuôi. Họ làm thì mình làm”.Diện tích thả tôm nuôi tăng một cách tự phát dẫn đến môi trường nuôi ô nhiễm. Ông Trương Thái Hùng, Chủ tịch UBND xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa cho biết: “Khu nuôi trồng thủy sản đã được quy hoạch nhưng với mức độ nuôi trồng rất lớn nên ô nhiễm môi trường là có thực”.

Sự phá vỡ quy hoạch vùng nuôi tôm ở huyện Vạn Ninh là điều dễ hiểu, bởi không có ai đứng ra phân chia mặt nước để giao cho từng hộ nuôi tôm hùm. Ông Đặng Tri Thông, chuyên viên Phòng Nông nghiệp, huyện Vạn Ninh, cho biết mỗi lồng tôm trị giá hàng trăm triệu đồng nhưng bà con vẫn nuôi theo kinh nghiệm là chính, việc kiểm soát môi trường nước vùng nuôi hiện nay bị buông lỏng.

“Cái quy hoạch chi tiết vùng nuôi, huyện này đã ban hành rồi, nhưng quá trình triển khai còn nhiều khó khăn. Do đặc thù nghề nuôi là di dời không cố định, ngư dân có xu hướng tập trung vùng kín gió. Dịch bệnh từ năm 2007 đến nay vẫn tiếp diễn chưa xử lý triệt để được”- ông Thông cho biết thêm.

Nuôi tôm hùm đã mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng cho những người nuôi tôm ở vùng ven biển các tỉnh Nam Trung bộ. Thế nhưng công tác quy hoạch, quản lý, định hướng đã không được các địa phương quan tâm. Cho nên, môi trường bị ô nhiễm, dịch bệnh tràn lan, cuối cùng người nông dân gánh chịu thiệt hại.

Đăng ngày 12/03/2012
Theo VOV
Nuôi trồng

Giá cá tra xuất khẩu đầu năm 2025: Tín hiệu tăng trưởng lạc quan

Bước vào đầu năm 2025, thị trường cá tra xuất khẩu đang chứng kiến những tín hiệu tích cực. Sau giai đoạn suy giảm trong năm ngoái do ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu, giá cá tra hiện đang phục hồi ổn định và có xu hướng tăng.

Cá tra
• 11:11 15/01/2025

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 10:20 14/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 10:03 10/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:49 09/01/2025

5 yếu tố "vàng" bà con cần lưu ý khi lựa chọn máy cho tôm ăn

Thức ăn chiếm tới 70% chi phí trong nuôi tôm – và đó cũng là lý do khiến nhiều hộ nuôi đau đầu với bài toán lợi nhuận. Bà con có biết, chỉ cần một chiếc máy cho tôm ăn tự động phù hợp, bạn có thể tiết kiệm hàng chục triệu đồng mỗi vụ, giảm lãng phí, tăng năng suất vượt trội?

Máy cho tôm ăn
• 15:56 15/01/2025

Các biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm

Đối với người nuôi tôm, việc xử lý nước nuôi tôm là rất quan trọng. Khi nguồn nước trong ao luôn sạch, sẽ giúp cho tôm khỏe mạnh, mau lớn và phòng tránh được rất nhiều loại bệnh. Sau đây là biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm vào ao nuôi.

Xử lý nước
• 15:56 15/01/2025

Giá cá tra xuất khẩu đầu năm 2025: Tín hiệu tăng trưởng lạc quan

Bước vào đầu năm 2025, thị trường cá tra xuất khẩu đang chứng kiến những tín hiệu tích cực. Sau giai đoạn suy giảm trong năm ngoái do ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu, giá cá tra hiện đang phục hồi ổn định và có xu hướng tăng.

Cá tra
• 15:56 15/01/2025

Rong biển: Người dọn dẹp tiềm năng cho môi trường thủy sản

Rong biển, một loài thực vật biển đa năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Với khả năng làm sạch môi trường nước và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, rong biển đang trở thành một giải pháp tự nhiên được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng.

Rong biển
• 15:56 15/01/2025

Vẹm xanh: Nhiều công dụng tuyệt vời với sức khức khỏe con người

Vẹm xanh – loài nhuyễn thể hai mảnh từ đại dương – không chỉ là món ăn giàu dinh dưỡng mà còn mang lại nhiều giá trị tuyệt vời cho sức khỏe. Với hàm lượng dinh dưỡng vượt trội, vẹm xanh thực sự xứng đáng được gọi là “siêu thực phẩm” cho sức khỏe.

Vẹm xanh
• 15:56 15/01/2025
Some text some message..