Tôm có ngủ không?

Bạn biết không? Tôm đi ngủ là khi chúng bất động và nằm nghiêng một bên trên mặt nước.

tôm có ngủ không
Động vật không xương sống, mà cụ thể là tôm thì có ngủ không?

Ngủ là một hoạt động bình thường của hầu hết các loài động vật. Đó là trạng thái nghỉ ngơi của hệ thần kinh, có liên quan mật thiết đến não. Vậy động vật không xương sống, mà cụ thể là tôm thì có ngủ không? 

Việc quan sát và ghi nhận giấc ngủ ở các loài động vật thủy sản còn rất hạn chế, đa số những loài đã quan sát được đều có liên quan đến các động vật trên cạn như cá heo, cá voi, và mực nang. Dù vậy giấc ngủ ở cá vẫn chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng, có rất ít thí nghiệm về điều này. Tuy nhiên, có một số loài cá bị nghi ngờ là không hề ngủ. Nhưng tôm (động vật không xương sống) đã được chứng minh là cũng có trạng thái ngủ bình thường như các động vật trên cạn khác.

Động vật không xương sống có ngủ thật không?

Các nghiên cứu về giấc ngủ của động vật không xương sống, đặc biệt là côn trùng đã được thực hiện từ đầu thế kỷ 20. Ong là loài được nghiên cứu đầu tiên, chúng trải qua khoảng thời gian ngủ một cách tĩnh lặng, rồi kéo theo sau đó là sự rụng râu. Nhưng cũng không phải tất cả những con ong đều có hành vi ngủ giống nhau. Các ghi chép về hoạt động của não, tim và cơ bắp trong thời gian nghỉ ngơi của ong cho thấy, những cơ quan này đều hạn chế hoạt động trong thời gian chúng ngủ, rõ ràng đây là những khoảng thời gian ngủ thật sự của ong.


Con ong cũng ngủ. Ảnh: Stock

Có nhiều nghiên cứu sâu rộng hơn trên các động vật chân đốt, người ta phát hiện những con vật này trở nên im lặng, yếu ớt vào ban ngày và hoạt động mạnh mẽ vào ban đêm. Những quan sát sâu hơn về bọ cạp và gián có thể kết luận: Ngủ là hành vi phổ biến đối với hầu hết các loài chân đốt. 

Ruồi cũng từng được chứng minh là có trạng thái ngủ, tuy nhiên trạng thái đó là rất ngắn, không có bằng chứng chắc chắn về hoạt động của não lúc này. Trạng thái ngủ của giun tròn đã được khám phá khi chúng ở giai đoạn chuyển tiếp ấu trùng. Đó thực sự là giấc ngủ với tất cả các dấu hiệu ở các loài động vật có vú phức tạp, cũng như các loài chân đốt đơn giản hơn. Điều này chứng minh giấc ngủ đã bắt nguồn từ rất sớm trong quá trình tiến hóa của động vật.

Tôm có ngủ không?

Một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm chứng minh, tôm ngủ là khi chúng bất động và nằm nghiêng một bên trên mặt nước. Khi đó những con tôm này không nhận biết được những con khác đang bơi ngang qua, và cả khi các chuyên gia chạm nhẹ, chúng cũng không có phản ứng. Tuy nhiên, với một kích thích mạnh hơn, thì ngay sau đó chúng lật người lại và bơi đi ngay. Khi ngủ chúng thể hiện 3 trạng thái: Bất động, tăng sự nhạy cảm và khả năng đảo ngược cơ thể nhanh chóng.

tôm thẻ chân trắng
Tôm cũng có trạng thái ngủ giống như những động vật khác. Ảnh: Aquarium Care Basics.

Cấu trúc não của tôm hoàn toàn khác với các động vật có xương sống. Nhưng các thay đổi của não lúc tôm nằm nghiêng chính là trạng thái ngủ, vì nó đáp ứng được tất cả các tiêu chí mô tả trạng thái ngủ giống với các động vật khác. Do đó, trạng thái ngủ không phụ thuộc vào cấu trúc một vùng hay một mạch thần kinh cụ thể, vì chúng đã trải qua nhiều thay đổi trong suốt quá trình tiến hóa. Không thể ngờ rằng những thay đổi tế bào thần kinh đó đến nay vẫn còn tồn tại. 

Giống những loài động vật khác, tôm cũng có thời gian nghỉ ngơi. Và ngủ cũng là một hành vi rất bình thường đối với chúng. Không nhiều quan sát được tiến hành, do đó đến nay vẫn chưa có nhiều thông tin và hình ảnh cụ thể. Nhưng qua nghiên cứu này có thể kết luận, dù tôm không có cấu tạo và chức năng cơ thể giống với các động vật khác, nhưng tôm vẫn ngủ ở những khoảng thời gian nhất định trong ngày.

Đăng ngày 29/07/2021
Hà Tử @ha-tu
Khoa học

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 10:57 26/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 14:00 15/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 15:39 27/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 15:39 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 15:39 27/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 15:39 27/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 15:39 27/11/2024
Some text some message..