Tôm đông lạnh có còn giữ nguyên chất dinh dưỡng vốn có?

Ngày này, các loại thực phẩm đông lạnh đã không còn quá xa lạ với người tiêu dùng, đặc biệt đối với các loài thủy hải sản. Vậy tôm đã đông lạnh có còn giữ được các chất dinh dưỡng cũng như an toàn cho sức khỏe con người hay không? Cùng Tép Bạc tìm hiểu chúng ngay dưới bài viết dưới đây nhé!

Tôm sú
Tôm được cấp đông để bảo quản tốt hơn

Những lợi ích dinh dưỡng từ tôm

Tôm có hàm lượng calo thấp nhưng giàu chất dinh dưỡng. Loại hải sản này chủ yếu được tạo thành từ protein và nước. Trung bình, dinh dưỡng 100g tôm nấu chín có:

- Năng lượng: 99 calo

- Chất béo: 0,3 gram

- Carbs: 0,2 gram

- Cholesterol: 189 miligam

- Natri: 111 miligam

- Protein: 24 gram

Ngoài ra, tôm còn mang đến các công dụng quan trọng như:

- Giúp giảm cân

- Chống oxy hóa

- Chứa chất ngăn ngừa bệnh

Tôm đông lạnh có còn chứa chất dinh dưỡng như ban đầu?

Người tiêu dùng có rất nhiều thắc mắc và lo lắng khi mua tôm đông lạnh, hoặc do nhu cầu sử dụng cần bảo quản đông tôm. Vì vậy, họ luôn muốn giải đáp rằng chúng có được giữ nguyên chất dinh dưỡng vốn có. 

Đừng lo nhé, trái với suy nghĩ của rất nhiều người là đồ đông lạnh sẽ bị mất chất, ăn không còn tươi ngon và tốt nhất là không nên dùng cho trẻ em,…Nhưng khoa học đã chứng minh, các thực phẩm đông lạnh không hề mất chất cũng như không mất đi các chất dinh dưỡng, vì khi ở chế độ đông lạnh không có sự trao đổi chất, thực phẩm không bị biến đổi vì đang còn trong trạng thái “ngủ”. 

Vậy nên thực phẩm sẽ luôn giữ được hàm lượng các chất dinh dưỡng như lúc ban đầu, các bà mẹ hoàn toàn có thể chế biến tôm thẻ  đông lạnh cho các bé ăn bình thường.

Hiện nay có 2 hình thức đông lạnh tôm:

- Cấp đông theo cách thông thường bằng cách bảo quản ở tủ đá, tủ đông tại nhà, quán ăn nhỏ lẻ,..

- Cấp đông theo cách sử dụng công nghệ cao

Việc bảo quản tôm đông lạnh nói riêng, các mặt hàng đông lạnh khác nói chung cực kỳ quan trọng. Nhiệt độ bảo quản hay cách thức bảo quản cũng sẽ quyết định đến chất lượng của thực phẩm mang đi bảo quản rất nhiều.

Nhiệt độ bảo quản lý tưởng với mặt hàng đông lạnh đó chính là ở -18 độ C, nếu quá cao hay quá thấp sẽ làm ảnh hưởng đến cấu trúc của thực phẩm đem đi bảo quản, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng, độ tươi ngon, hàm lượng dinh dưỡng.

Tôm đông lạnh

Luôn bảo quản đúng cách, rã đông và chế biến an toàn vệ sinh thực phẩm

Rã đông tôm đúng cách và tươi ngon

Rã đông trong tủ lạnh

Nếu bạn có ý định ngày mai sẽ dùng tôm đông lạnh để nấu ăn thì chỉ cần để tôm vào ngăn mát từ đêm hôm trước. Như vậy, đến ngày hôm sau, tôm đã được rã đông từ từ và hoàn toàn mà không lo bị hỏng vì vẫn được bảo quản bằng độ lạnh hợp lý. 

Đây là cách rã đông tuy mất nhiều thời gian nhất nhưng lại là cách rã đông tốt nhất, đảm bảo giữ nguyên được chất lượng cũng như hương vị của tôm. Rã đông tự nhiên cần phải để trong ngăn mát tủ lạnh chứ không để trong nhiệt độ thường vì sẽ làm ảnh hưởng đến kết cấu của tôm cũng như giúp vi khuẩn dễ xâm nhập hơn.

Rã đông bằng lò vi sóng

Nếu như bạn đang vội, bạn có thể rã đông bằng cách sử dụng lò vi sóng. Bạn chỉ cần đặt tôm lên một chiếc đĩa hoặc một chiếc tô sau đó cho vào lò và chọn chế độ rã đông là xong. Tuy nhiên, sử dụng lò vi sóng sẽ làm giảm mùi vị của tôm khi nấu ăn. 

Một lưu ý bạn nên biết đó chính là sau khi rã đông bằng lò bạn cần chế biến ngay, nếu để thêm ở bên ngoài sẽ làm thực phẩm bị vi khuẩn xâm nhập. Chỉ cần việc cấp đông và rã đông tôm sú đông lạnh hcm đảm bảo đúng cách thì bạn sẽ thấy rằng tôm đông lạnh chẳng thua kém gì tôm tươi sống đâu. 

Rã đông bằng nước đá lạnh

Chất lượng của tôm sẽ bị suy giảm nếu như bạn dùng nước nóng để rã đông, sử dụng nước lạnh, thêm chút đá là cách tốt nhất để làm tan tôm khi bạn đang vội nhưng lại không có lò vi sóng. Tuy nhiên bạn không nên để trực tiếp tôm vào nước vì như vậy sẽ khiến tôm bị ra nước khi nấu. 

Bạn nên để tôm trong túi zip thực phẩm đóng kín sau đó đặt túi vào chậu nước với nhiệt độ phòng. Nếu muốn quá trình rã đông diễn ra nhanh bạn có thể thay nước liên tục. 

Cuối cùng thì thắc mắc đã được giải đáp, vì vậy hãy yên tâm sử dụng tôm đông lạnh. Nhưng hãy nên nhớ phải luôn bảo quản đúng cách, rã đông và chế biến an toàn vệ sinh thực phẩm bạn nhé!

Đăng ngày 07/05/2024
Mây @may

Tập hợp ngạnh các loài cá có độc bạn cần để ý

Trong tự nhiên, luôn tồn tại một số loài cá mà ngạnh của chúng chứa nọc độc, gây ra nỗi khiếp sợ cho con người. Sau đây, bài viết sẽ tập hợp ngạnh các loài cá có độc để các bạn để ý, có biện pháp an toàn khi sờ vào nhé!.

Cá có ngạnh độc
• 09:38 24/05/2024

Cholesterol trong tôm và những điều cần biết

Là một trong các loài thủy sản có vỏ được nuôi và tiêu thụ nhiều nhất, cung cấp một lượng lớn các chất dinh dưỡng cho cơ thể con người. Bên cạnh đó, trong tôm cũng chứa hàm lượng cholesterol đáng kể, vậy điều này mang đến tác động tiêu cực hay tích cực?

Tôm
• 10:46 23/05/2024

Tôm đông lạnh có còn giữ nguyên chất dinh dưỡng vốn có?

Ngày này, các loại thực phẩm đông lạnh đã không còn quá xa lạ với người tiêu dùng, đặc biệt đối với các loài thủy hải sản. Vậy tôm đã đông lạnh có còn giữ được các chất dinh dưỡng cũng như an toàn cho sức khỏe con người hay không? Cùng Tép Bạc tìm hiểu chúng ngay dưới bài viết dưới đây nhé!

Tôm sú
• 09:48 07/05/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 11:08 19/04/2024

Những ứng dụng của astaxanthin: Sức khỏe và tăng trưởng

Astaxanthin ngày nay rất được chú ý do có nhiều tác dụng sinh lý ở động vật thủy sinh (Lim và cs., 2018; Lu và cs., 2021). Carotenoid có thể thúc đẩy việc sử dụng chất dinh dưỡng hiệu quả, dẫn đến cải thiện hiệu suất tăng trưởng ở nhiều loài thủy sản (Amar và cs., 2001).

Astaxathin
• 18:22 28/05/2024

Cứu hộ rùa biển và các loài thú biển bị đánh bắt ngoài ý muốn

Vừa qua, tại Khu bảo tồn biển Hòn Cau, Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế ( IUCN) đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Đa dạng sinh học và Loài nguy cấp (CBES) tổ chức tập huấn hoạt động cứu hộ rùa biển và thú biển bị đánh bắt không chủ đích (bycatch) cho 16 khu bảo tồn biển/vườn quốc gia (KBTB/VQG) và đại diện 28 Chi cục Thủy sản các tỉnh/thành ven biển trên cả nước.

Rùa bị đánh bắt ngoài ý muốn
• 18:22 28/05/2024

Cách sử dụng thuốc tím tắm cho cá trước khi thả

Thuốc tím (KMnO4) là một chất khử trùng phổ biến được sử dụng để tắm cho cá trước khi thả vào bể hoặc hồ mới. Việc này giúp loại bỏ các mầm bệnh trên cá, giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh cho cả đàn. Tham khảo bài viết dưới đây để biết được cách sử dụng thuốc tím tắm cho cá trước khi thả nhé!.

Cá nuôi
• 18:22 28/05/2024

Giải thích hiện tượng: Tại sao tôm lại bị cong khi nấu chín?

Tôm là một loại thực phẩm phổ biến và được ưa chuộng trong bữa ăn của nhiều gia đình. Việc nấu tôm đúng cách không chỉ giữ được hương vị thơm ngon mà còn giúp tôm giữ được hình dáng hấp dẫn.

Tôm nấu chín
• 18:22 28/05/2024

Lợn cợn trong đáy ao bạt

Tưởng chừng ở các ao nuôi lót bạt đáy ao thường sẽ rất ít các chất thải lợn cợn, tuy nhiên trên thực tế vì một số nguyên nhân dẫn đến các chất lợn cợn này sẽ hiện hữu trong đáy ao. Chúng không chỉ mang đến nhiều tác hại cho môi nước nước mà còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tôm nuôi.

Ao nuôi tôm
• 18:22 28/05/2024
Some text some message..