Tôm hùm giống mất mùa mất giá

Ðã vào chính vụ nhưng đến thời điểm này, ngư dân ở các địa phương ven biển của TP Quy Nhơn, huyện Phù Cát…vẫn trông đợi mùa tôm hùm giống. Song, theo nhận định của ngư dân, năm nay có thể sẽ không có mùa tôm hùm giống.

Ðợi mùa tôm hùm giống
Con tôm hùm nhỏ bằng cây nhang nhưng giá trị kinh tế cao, là nguồn thu nhập chính của ngư dân ven biển để lo Tết cho gia đình.

Năm nay, thời tiết diễn biến thất thường, biển êm ít động nên tôm hùm giống gần như không xuất hiện. Ngồi trên cầu cảng Đề Gi ngóng về phía biển, ngư dân Hồ Bầu, ở thôn An Quang Đông, xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, bộc bạch: “Từ tháng 10 âm lịch, tôi chở mành xuống ghe mà tới giờ ra khơi 5 bữa thì lỗ tổn cả 5, nên đậu bến tới giờ. Thời tiết quá đỗi thất thường, việc biển giả ngày càng khó tính, nhiều người tính chuyện chuyển qua đi bạn cho ghe khác hoặc lên bờ chuyển nghề làm việc khác”.

“Mấy năm gần đây, một số vựa nuôi đã nhập được tôm hùm giống từ Philippines nên tôm trong nước chịu áp lực cạnh tranh rất nặng”


Ngư dân xã Nhơn Lý (TP Quy Nhơn) chuẩn bị ngư lưới cụ để ra khơi đánh bắt tôm hùm giống sau đợt biển động trong những ngày cuối năm 2018.

Còn ông Hồ Trê, người chuyên may mành tôm cũng ở thôn An Quang Đông, cho hay: “Mùa tôm năm ngoái, tôi làm không hết việc, một mình mà may tới 30-40 dàn mành tôm cho các ghe đánh bắt tôm. Năm nay, không có tôm nên nhu cầu may mành cũng không có, tôi chơi không”.

Ông Trần Bá Đăng, Phó Chủ tịch UBND xã Cát Khánh, cho biết: “Toàn xã có hơn 50 ghe thuyền chuyên nghề khai thác đánh bắt tôm hùm giống, tập trung ở thôn An Quang Đông và An Quang Tây. Tình hình thời tiết như vầy, năm nay coi như mất mùa tôm, vào chính vụ mà hầu hết tàu thuyền của ngư dân đều neo bến. Thế nên mấy tuần nay, xã đã phải nghĩ cách để hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn đỏ lửa dịp Tết rồi”.

Không chỉ Cát Khánh, phần lớn ghe thuyền của ngư dân làm nghề đánh bắt tôm hùm giống ở xã Cát Tiến (huyện Phù Cát) cũng đậu bến. Ngư dân Nguyễn Thái Vinh, ở thôn Trung Lương thổ lộ: “Năm ngoái, từ đầu tháng 10 âm lịch là biển động dai dẳng, tôm xuất hiện rất nhiều, người đi tôm vui như hội. Tôm nhiều mà giá lại cao. Năm nay, tình hình ngược lại, biển ít động, tôm đã ít mà giá lại thấp, nên hầu hết ngư dân không ra khơi”.

Dù sản lượng rất thấp nhưng hiện tôm hùm giống lại rớt giá, giá tôm sao (loại tôm có giá trị kinh tế cao) dao động từ 220 - 230 ngàn đồng/con; so với cùng kỳ giảm tới 90.000 - 100 ngàn đồng/con. Bà Võ Thị Thu, một người chuyên mua bán tôm hùm giống ở thôn Trung Lương, lý giải: Tôm rớt giá dù sản lượng thấp là do nhu cầu của người nuôi tôm hùm tại hai tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa sụt giảm mạnh. Nguyên nhân của chuyện sụt giảm bắt nguồn từ việc đợt mưa lũ hồi đầu tháng 12.2018 làm người nuôi tôm thiệt hại nặng, chưa thể sửa lại lồng bè kịp mùa vụ, chưa có nhu cầu tái sản xuất. Mặt khác, mấy năm gần đây, một số vựa nuôi đã nhập được tôm hùm giống từ Philippines nên tôm trong nước chịu áp lực cạnh tranh rất nặng”.

Cùng chung cảnh đợi mùa còn có nhiều ngư dân các xã Nhơn Lý, Nhơn Hải (TP Quy Nhơn). Ông Bùi Văn Sanh, ở thôn Lý Lương (xã Nhơn Lý), cho biết: “Đợt này biển động lại rồi, ngư dân chúng tôi cũng chuẩn bị ngư lưới cụ để khi trời vừa êm là ra khơi ngay. Hy vọng đợt này sẽ có tôm, đối với ngư dân làm nghề này có tôm mới có Tết vui”.

Do chưa có tôm hùm giống nên đến giờ nhiều hộ ngư dân nuôi tôm ủ trong xã cũng chưa thể thả nuôi. Người nuôi tôm ủ cũng sốt ruột đợi tôm hùm giống, nếu có tôm thì họ sẽ bắt đầu thả nuôi mùa vụ mới vào cuối tháng Chạp âm lịch, còn bằng không người nuôi tôm buộc phải tìm nguồn ở các tỉnh phía Bắc như Quảng Ngãi, Huế thậm chí từ Philippines. Khi đó đến tháng Tư (âm lịch) mới có tôm bán cho người nuôi tôm thịt - ông Nguyễn Văn Nghĩa, Chủ tịch Hội Nông dân xã Nhơn Hải, cho biết.

Hiện, Việt Nam chưa có nghiên cứu xác định bãi đẻ của tôm hùm. Người ta chỉ cho rằng nhờ hải lưu đưa tôm hùm con từ ngoài khơi vào bờ nên việc mất hay được mùa rất khó xác định. Chúng tôi khuyến cáo ngư dân nên đánh bắt tôm hùm giống theo phương pháp thả chà để đạt hiệu quả tốt nhất, các phương pháp khai thác khác có hiệu quả thấp, tỉ lệ nuôi sống không cao.

Ông VÕ ĐÌNH TÂM, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản (Sở NN&PTNT)

Báo Bình Định
Đăng ngày 02/01/2019
Đoàn Ngọc Thuận
Đánh bắt

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Tạo thói quen kiểm tra môi trường nước nuôi tôm thường xuyên

Môi trường nước ổn định và sạch sẽ giúp tôm sinh trưởng khỏe mạnh, hạn chế dịch bệnh và mang lại sản phẩm chất lượng cao. Ngược lại, môi trường nước bị ô nhiễm hoặc không đạt chuẩn có thể gây hại cho sức khỏe của tôm, thậm chí làm suy giảm năng suất hoặc dẫn đến thất thoát toàn bộ vụ mùa.

Thăm nhá tôm
• 19:46 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh để trị bệnh cho tôm

Một trong những giải pháp đang ngày càng được nhiều người nuôi tôm áp dụng để kiểm soát và điều trị bệnh chính là sử dụng men vi sinh. Men vi sinh không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn hỗ trợ tôm khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh thường gặp. Việc áp dụng men vi sinh đúng cách có thể mang lại hiệu quả lâu dài, giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm khỏi bệnh tật và nâng cao năng suất nuôi trồng.

Men vi sinh
• 19:46 02/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 19:46 02/12/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:46 02/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 19:46 02/12/2024
Some text some message..