Tôm hùm trên vịnh Vân Phong liên tục chết

Người nuôi tôm hùm trên vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) đang điêu đứng vì tôm chết.

Tôm hùm trên vịnh Vân Phong liên tục chết
Do tôm chết nên bán giá rẻ bèo từ vài chục cho đến vài trăm ngàn đồng/kg (tùy loại).

Vấn đề trên được lãnh đạo Phòng Kinh tế huyện Vạn Ninh xác nhận và cho biết, hiện tình hình đã được cải thiện, song vẫn còn tôm chết rải rác.

Theo người nuôi, tôm hùm chết  rải rác từ đầu năm đến nay và tăng lên từ 3-7 con/tuần/lồng trong thời gian từ tháng 5 ở các giai đoạn từ 3 - 10 tháng tuổi, kích cỡ từ 0,3 - 0,7 kg/con. Trong đó, vùng nuôi có tôm bị chết nhiều nhất là khu vực Đầm Môn, xã Vạn Thạnh và xã Vạn Hưng.

Ông Trần Tuấn Minh, một người nuôi tôm hùm ở Vạn Thạnh cho biết, do tôm chết liên tục nên bà con trở nên điêu đứng, lứa tôm này trước nguy cơ thua lỗ. "Thông thường giá tôm thương phẩm từ 1,6-1,7 triệu đồng/kg (loại 1), nay tôm chết bà con bán rẻ từ vài chục cho đến vài trăm ngàn đồng/kg", ông Tuấn buồn bã nói.

Theo Chi cục Thủy sản Khánh Hòa, quan sát bên ngoài cho thấy, tôm hùm chết có dấu hiệu bệnh sữa, đỏ thân và đen mang. Bởi kết quả quan trắc môi trường nước tại vùng nuôi tôm hùm đầu tháng 5 vừa qua của Trung tâm Quan trắc môi trường và Bệnh thủy sản miền Trung (Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III) cho thấy chỉ số môi trường tại vùng nuôi Lạch Cổ Cò (Vạn Thanh) và Xuân Tự (Vạn Hưng) đều nằm trong ngưỡng cho phép.

Trong khi đó, các chỉ tiêu giám sát bệnh trên tôm hùm phát hiện 3/9 (chiếm 33,3%) mẫu dương tính với RLB - bệnh sữa; mật độ vibrio có 2/9 mẫu tôm dương tính với V.alginolyticus gây bệnh đỏ thân.

“Thời gian vừa qua là thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết tại vùng nuôi bất lợi, nắng nóng và có mưa dông làm thay dổi các chỉ tiêu môi trường nước làm giảm sức khỏe tôm nuôi tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh trên tôm phát triển, gây chết tôm tại vùng nuôi”, Chi cục Thủy sản Khánh Hòa nhận định.

Trước tình hình tôm chết, Chi cục Thủy sản đã đề nghị địa phương hướng dẫn, tăng cường quản lý tôm hùm lồng theo công văn số 122/CCTS-NTTS ngày 21/2/2019.

Theo đó, quản lý, tổ chức thực hiện nuôi tôm hùm theo đúng quy hoạch của địa phương. Chỉ đạo, hướng dẫn người nuôi thực hiện biện pháp quản lý môi trường vùng nuôi. Cụ thể, đưa lồng nuôi đến nơi có độ sâu tối thiểu khi thủy triều thấp nhất là 4m ( đối với nuôi lồng găm), 6m (lồng chìm) và 8m (lồng nổi); giảm mật độ tôm nuôi trong lồng, nhất là tôm cỡ 200-400 con g/con.

Quản lý tốt thức ăn và khẩu phần ăn, tránh dư thừa gân ô nhiễm môi trường. Theo dõi thường xuyên sức khỏe tôm nuôi và môi trường hằng ngày, để kịp thời xử lý những biến động; vệ sinh lồng thường xuyên, treo túi vôi xung quanh lồng nuôi, nhằm tạo điều kiện trao đổi nước giữa trong và ngoài lồng nuôi…

Lấy phương châm phòng bệnh là chính khi thủy sản nuôi bị bệnh, thực hiện quy định về phòng chống dịch bệnh theo Thông tư 04/2016 của Bộ NN-PTNT.

Được biết, trên địa bàn huyện Vạn Ninh có 1.148 hộ nuôi trồng thủy sản với 32.339 lồng, tập trung tại các xã Vạn Thạnh, Vạn Hưng và thị trấn Vạn Giã. Trong đó, có 264 hộ nuôi ngoài tỉnh, chủ yếu Bình Định và Phú Yên với 13.256 lồng nuôi, chiếm 40%. Số lồng nuôi tôm hùm hiện nay là 6.044 lồng (không kể các hộ nuôi ngoài tỉnh).

NNVN
Đăng ngày 11/06/2019
Kim Sơ
Dịch bệnh

Xổ ký sinh trùng có ảnh hưởng đường ruột tôm?

Tôm bị ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề thường xảy ra ở các ao nuôi tôm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trưởng thành và năng suất của vụ nuôi.

Đường ruột tôm
• 10:42 08/04/2024

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 13:33 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của nhật bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 13:33 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 13:33 25/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 13:33 25/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 13:33 25/04/2024