Tôm nuôi vẫn chưa hết khó

Năm 2011, Sóc Trăng là tâm điểm của dịch bệnh tôm ở ĐBSCL với trên 20.000ha nuôi công nghiệp - bán công nghiệp (CNBCN) bị thiệt hại lên  đến trên 2.000 tỉ đồng. Nhiều nhà khoa học, chuyên gia nước ngoài đến giúp Sóc Trăng tìm nguyên nhân và đưa ra giải pháp. Dù vậy, bước vào vụ nuôi năm 2012 tình hình tôm chết vẫn chưa có hồi kết...

tôm bệnh

Dù thường xuyên kiểm tra dịch bệnh, nhưng tôm nuôi ở Sóc Trăng vẫn thiệt hại nặng. Ảnh: N.H

Mặc dù chỉ thả nuôi trên 68% so với kế hoạch 48.000ha, nhưng năm nay diện tích thiệt hại lên đến gần 12.000ha, chiếm 40% tổng diện tích thả nuôi. Số diện tích còn lại đang có nguy cơ treo ao vì mùa vụ đã kết thúc. Các địa phương thiệt hại nặng là TX.Vĩnh Châu và 2 huyện Trần Đề, Mỹ Xuyên. Ông Trần Văn Tâm ở xã Lai Hòa (TX.Vĩnh Châu) bị thiệt hại 5/10 ao nuôi  ngậm ngùi: “Biết mùa tôm năm nay rất khó khăn, mãi đến cuối tháng 5 tôi mới dám thả nuôi, vậy mà cũng dính!”.

Theo Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2, ngoài các bệnh thông thường  không có thuốc chữa (đốm trắng, đầu vàng, đỏ thân), nguyên nhân dẫn đến tôm chết hàng loạt tại Sóc Trăng còn có chứng viêm gan tụy vẫn chưa tìm ra chủng loại vi rút gây bệnh. Sau thời gian nghiên cứu, các nhà khoa học nhận định mầm bệnh có thể ở nguồn nước, thức ăn, vi sinh, đất bùn đáy ao và khuyến cáo người dân sản xuất theo mô hình bền vững đã được Sở NNPTNT Sóc Trăng xây dựng cách đây 10 năm: Nuôi cá rô phi trong ao tôm để diệt tảo độc, tái tạo môi trường cho ao nuôi; nuôi mật độ thưa. Ông Nguyễn Văn Khởi - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Sóc Trăng - nhận định: “Con tôm hoàn toàn không có kháng thể, chính vì vậy công tác phòng bệnh, tạo môi trường tốt là thành công. Điều đáng buồn là những mô hình do Sở NNPTNT xây dựng người dân không tích cực tham gia. Chúng tôi không thể ép dân làm theo mà chỉ khuyến cáo nên làm, không nên làm”.

Đã vậy, năm nay người nuôi còn lo lắng do giá bán tôm nguyên liệu liên tục giảm. Đầu năm 2012, tôm sú loại 30 con/kg giá 150.000 - 165.000 đồng/kg, nay chỉ còn 120.000 đồng/kg; loại 40 con/kg chỉ còn 85.000 đồng/kg; trong khi giá thành 1kg tôm sú nuôi theo mô hình CNBCN là 115.000 đồng/kg. Vì vậy, hộ nào nuôi không bị thiệt hại (10 ao còn đủ 10) thì mới có lãi, nhưng trên 40.000 hộ tại Sóc Trăng chưa ai nuôi đạt trình độ này.

Tại hội nghị sơ kết 6 tháng nuôi tôm nước lợ năm 2012 (ngày 12.7), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Thành Nghiệp cho rằng, cần phải quy hoạch lại vùng nuôi, vùng sản xuất, chủ động con giống. Đã đến lúc không thể nuôi nhỏ lẻ, nuôi theo phong trào, bởi tôm nuôi sẽ tiếp tục thiệt hại nếu cứ áp dụng cách thức quản lý và sử dụng đất theo như lâu nay...

Báo Lao Động
Đăng ngày 19/07/2012
Nuôi trồng

Hướng dẫn nuôi cá nóc cảnh: Vẻ đẹp độc đáo dưới nước

Cá nóc cảnh là một trong những loài cá độc đáo và thú vị được người chơi cá cảnh yêu thích. Với vẻ ngoài đáng yêu, hình dáng tròn trịa, và khả năng phồng to khi gặp nguy hiểm, cá nóc không chỉ thu hút người chơi bởi sự khác biệt mà còn là một thử thách hấp dẫn trong việc chăm sóc.

Cá nóc cảnh
• 08:00 07/12/2024

Xu hướng nuôi cá Koi trong hồ mini

Cá Koi từ lâu đã được xem là biểu tượng của sự may mắn, thịnh vượng và giàu sang trong văn hóa Á Đông. Với màu sắc sặc sỡ và vẻ đẹp duyên dáng, cá Koi ngày càng trở thành sự lựa chọn yêu thích của nhiều người chơi cá cảnh.

Cá koi
• 10:00 06/12/2024

Sự thích nghi của cơ thể tôm ở các môi trường nước

Tôm là một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, và khả năng thích nghi của cơ thể tôm với môi trường nước là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự sống sót và phát triển của chúng. Mỗi loại tôm, từ tôm thẻ chân trắng đến tôm sú, đều có những cách thích nghi đặc biệt để tồn tại trong các điều kiện khác nhau. Hiểu rõ sự thích nghi này không chỉ giúp người nuôi quản lý ao tôm tốt hơn mà còn giảm rủi ro trong quá trình nuôi trồng.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:46 05/12/2024

Điểm sáng từ mô hình canh tác tôm lúa

Mô hình canh tác tôm-lúa được người dân vùng ven biển ĐBSCL sáng tạo ra, sản xuất ra tôm và lúa sạch. Trong quá trình luân canh tôm-lúa trên cùng một thửa ruộng, người dân đã liên tục xen canh một số loài thủy sản như cua, cá đối; tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cho lợi nhuận cao khoảng 200 triệu đồng/ha/vụ. Diện tích nuôi tôm - lúa ở ĐBSCL dự kiến ​​tăng lên 250.000 ha vào năm 2030, sản lượng tôm thương phẩm đạt 125.000-150.000 tấn.

Tôm càng xanh
• 10:00 05/12/2024

Hướng dẫn nuôi cá nóc cảnh: Vẻ đẹp độc đáo dưới nước

Cá nóc cảnh là một trong những loài cá độc đáo và thú vị được người chơi cá cảnh yêu thích. Với vẻ ngoài đáng yêu, hình dáng tròn trịa, và khả năng phồng to khi gặp nguy hiểm, cá nóc không chỉ thu hút người chơi bởi sự khác biệt mà còn là một thử thách hấp dẫn trong việc chăm sóc.

Cá nóc cảnh
• 12:44 07/12/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 12:44 07/12/2024

Xu hướng nuôi cá Koi trong hồ mini

Cá Koi từ lâu đã được xem là biểu tượng của sự may mắn, thịnh vượng và giàu sang trong văn hóa Á Đông. Với màu sắc sặc sỡ và vẻ đẹp duyên dáng, cá Koi ngày càng trở thành sự lựa chọn yêu thích của nhiều người chơi cá cảnh.

Cá koi
• 12:44 07/12/2024

Tìm hiểu cách trao đổi khí của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh thuộc lớp giáp xác, có cơ chế trao đổi khí phức tạp và thích nghi tốt với môi trường nước. Quá trình trao đổi khí của tôm diễn ra thông qua các cấu trúc và cơ chế đặc biệt giúp chúng lấy oxy từ nước và thải khí carbon dioxide.

Tôm thẻ
• 12:44 07/12/2024

Sự liên kết giữa các giác quan chính của tôm

Mỗi giác quan đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp tôm tìm thức ăn, tránh kẻ thù và duy trì các hoạt động sinh tồn khác. Sự liên kết giữa các giác quan này tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh, giúp tôm phát triển và thích nghi trong môi trường khắc nghiệt.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:44 07/12/2024
Some text some message..