Tôm sạch: Bao giờ?

Tôm bơm tạp chất không phải do người nuôi mà do bộ phận dịch vụ thu mua chứ người nuôi không có sức ngồi đó để bơm tạp chất vào con tôm. – Ông Nguyễn Tất Thắng

Tang vật một vụ bơm chích tạp chất vào tôm. Ảnh: I.T

Vấn nạn của Việt Nam

Phát biểu trong ngày 6 tháng Hai, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói kim ngạch xuất khẩu tôm đến năm 2025 phải đạt 10 tỉ USD, nghĩa là tăng hơn 3 lần so với hiện tại, biến ngành tôm xuất khẩu thành “ngành đầu não” trong nền nông nghiệp Việt Nam.

Mới đây nhất, ngày 26 tháng Hai, tại Hội Nghị Phát Triển Ngành Tôm ở Cà Mau, ông Nguyễn Xuân Phúc còn nói “chính phủ và toàn thể xã hội tuyên chiến với những hành vi bơm tạp chất vào tôm nhằm trục lời bất chính”.
Thực tế là trước khi thủ tướng chính phủ chính thức lên tiếng như vừa nêu thì Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn đã tổ chức một hội nghị, qua đó triển khai đề án kiểm soát tạp chất cũng như dư lượng kháng sinh trong quá trình nuôi tôm khắp cả nước.

Những số liệu từ hội nghị này cho thấy tại Cà Mau năm 2016 có 57 vụ vi phạm với gần 12 tấn tôm chứa tạp chất, tiền xử phạt hành chính 1 tỷ 700 triệu đồng.

Tại Bạc Liêu có 44 vụ vi phạm , gần 7 tấn tôm có tạp chất, tiền phạt 2 tỷ 100 triệu. Tệ nạn bơm tạp chất vào tôm cũng xảy ra tương tự ở Sóc Trăng và An Giang.

Đó là kết quả những đợt kiểm tra không báo trước của liên ngành gồm Cục Quản Lý Chất Lượng Nông Lâm Và Thủy Sản trong Bộ Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn, phối hợp với Cục An Ninh Kinh Tế Nông Lâm Ngư Nghiệp và Bộ Công An, nhắm vào các cơ sở thu gom chế biến tôm tại Cà Mau, Bạc Liêu.

Ai bơm tạp chất vào tôm?

Về hiện trạng tôm tạp chất ở Việt Nam, tiến sĩ Đặng Kim Sơn, viện trưởng Viện Chính Sách và Chiến Lược Phát Triển Nông Thôn, giải thích:

Theo tôi biết bơm vào không phải là kháng sinh hay các chất bẩn mà thường người ta bơm Agar, là chất từ cỏ biển, rong biển mình vẫn dùng để cho vào làm nước giải khát. Họ lấy cái Agar này để bơm vào, vì màu nó trong suốt nên khó phát hiện, nó tích nước nó tăng trọng lên. Trong nhiều trường hợp thì chính cơ sở sản xuất, một số cơ sở sản xuất nhỏ, mà không sản xuất không đăng ký là những đối tượng dễ thực hiện hành vi này nhất.

Ngoài ra, trong vấn để bảo vệ chất lượng con tôm thì bơm tạp chất là một chuyện, còn có chuyện trong quá trình nuôi thì thức ăn không sạch hoặc nhiều kháng sinh thì cũng có. Cho nên nói chung phải tiến hành kiểm tra cả qui trình sản xuất.

Ông Ngô Tấn Lực, nguyên viện trưởng Đại Học Tiền Giang, cho rằng tôm bị dính tạp chất là một vấn nạn của Việt Nam trong vòng 20 năm qua:

Đó là một vấn nạn lớn ở Việt Nam thì phải ủng hộ những chủ trương hoặc những chánh sách làm cho nó sạch đi, nếu không đây là một tổn hại rất lớn mà nó ảnh hưởng đến sức khỏe khủng khiếp lắm.

Ông Nguyễn Tất Thắng, một doanh nghiệp nuôi tôm ở Tiền Giang, cho rằng sản xuất tôm sạch là cả một quá trình phấn đấu từ đầu đến cuối:

Tôm bơm tạp chất không phải do người nuôi mà do bộ phận dịch vụ thu mua chứ người nuôi không có sức ngồi đó để bơm tạp chất vào con tôm. Thực tế tôi chỉ là người sản xuất con tôm thôi chứ tôi không phải là người dịch vụ mua đi bán lại. Trước đây người nuôi người ta sợ tôm chết cho nên người ta cho tôm ăn kháng sinh, nhưng tới giờ phút này nếu nuôi tôm mà cho ăn kháng sinh thì chắc chắn không bán được vì tất cả các nhà máy đi mua tôm người ta đều kiểm nghiệm kiểm tra. Chỉ có tôm không có kháng sinh mới bán được cho nhà máy.

Cái thứ hai là bây giờ người ta kiểm tra những đại lý bán thuốc hoặc những doanh nghiệp như bọn tôi vẫn bị kiểm tra thường xuyên. Cái khó là con giống, thứ hai là thức ăn và thứ ba là môi trường, muốn làm được việc đó phải kết hợp với nhiều đối tác. Riêng chỗ tôi, khu vực Tiền Giang chỗ tôi thì người ta đã bảo nhau là nếu như sử dụng kháng sinh thì chắc chắn người ta không bán được tôm vào nhà máy. Tôi thấy nếu muốn làm tôm sạch, nếu mọi người đều quyết tạm và chính phủ quyết tâm thì tôi nghĩ việc đấy không khó.

Theo ông Phan Huy Hoàng, chủ tịch Hội Nghề Cá Quảng Ngãi, Việt Nam cần giải pháp tổng thể mới có thể trị dứt điểm tôm tạp chất nói riêng và thủy sản nhiễm bẩn nói chung vào năm 2018 như tiêu chí đề ra:

Đây là vấn đề vĩ mô của cả một quốc gia, nếu thủ tướng chỉ đạo như thế thì tôi nghĩ từ nay trở đi các địa phương các ngành các cấp phải có nhiều biện pháp để làm sao hạn chế tôm bẩn. Muốn xuất khẩu được thì phải như vậy thôi, các nghành, các cấp, các nhà khoa học rồi nông dân phải làm. Đó là việc phải tuyên truyền, hướng dẫn nông dân về mặt kỹ thuật, nuôi như thế nào cho tốt, không bị dịch bệnh, đủ thứ bài bản lắm.

Làm sao diệt tận gốc?

Tiềm năng phát triển tôm, theo tiến sĩ Đặng Kim Sơn, vẫn là cơ hội tốt mà Việt Nam phải nắm bắt ngay từ lúc này:

Không chỉ là quyết tâm của chính phủ mà đây cũng phải là quyết tâm của doanh nghiệp của nông dân. Một trong những việc quan trọng là phải siết lại kỷ luật về vệ sinh an toàn, về tiêu chuẩn kỹ thuật. Những trường hợp làm ăn gian dối như bơm tạp chất vào trong tôm thì dứt khoát phải loại bỏ bằng được.

Tôi nghĩ quyết tâm của chính phủ là tốt nhưng chưa đủ, cái quan trọng nhất gọi là nghìn tay nghìn mắt để kiểm soát được tình hình sản xuất phải chính là người sản xuất, người lao động và các doanh nhân. Phải hình thành các tổ chức, hiệp hội của chính những doanh nhân, của chính những xí nghiệp chế biến tôm. Phải chính họ tố cáo, phát hiện và xử phạt những hành động sai trái. Cho nên tôi nghĩ việc phân cấp, phân quyền, giao thêm trách nhiệm rồi công nhận các tổ chức kiểm soát của nhân dân là chuyện hết sức quan trọng để giải quyết tận gốc.

Không chỉ là quyết tâm của chính phủ mà đây cũng phải là quyết tâm của doanh nghiệp của nông dân.
– Tiến sĩ Đặng Kim Sơn

Kiểm soát kiểm tra cả qui trình sản xuất, hình thành một chuỗi giá trị để đảm bảo rằng doanh nghiệp nào bán thì cũng có thể truy suất nguồn gốc lại được. Không chỉ người sản xuất mà cả người thu mua, người chế biến mà phải kiểm tra thậm chí cả người cung cấp thức ăn, cả người kiểm soát nguồn nước chảy vào.

Để diệt tận gốc nạn tôm bẩn vào năm 2018 trên phạm vi cả nước, đặc biệt tại địa bàn 4 tỉnh nuôi trồng tôm lớn nhất nước là Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phê duyệt đề án kiểm soát và ngăn chận hành vi bơm tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất.

Theo đề án này, năm 2017 toàn bộ 100% cơ sở nuôi tôm tại Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, phải cam kết không bơm tạp chất vào tôm trước khi tiêu thụ. Bên cạnh đó, 100% cơ sở thu mua, sơ chế và chế biến tôm cũng phải cam kết không làm tôm bẩn, không mua tôm có dính tạp chất.

Ngoài ra, phải tăng cường trách nhiệm của đia phương trong việc xử lý vi phạm và xử phạt hành chính một cách nghiêm khắc và quyết liệt hơn nữa.

phóng viên RFA
Đăng ngày 02/03/2017
Thanh Trúc
Kinh tế

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Xu hướng thị phần doanh nghiệp sản xuất thức ăn tôm 2024

Ngành sản xuất thức ăn cho tôm hiện đang đối mặt với vấn đề phân mảnh và thiếu tính thống nhất trong chuỗi giá trị sản xuất. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu tích cực ở một số quốc gia như Việt Nam, nơi mà ngành này đang dần hướng tới sự thống nhất.

Tôm thẻ
• 08:00 13/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 10:31 25/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 10:31 25/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 10:31 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:31 25/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 10:31 25/04/2024