Tôm thẻ chết hàng loạt ở Nghệ An: Do môi trường hay con giống?

Một tháng trở lại đây, tình hình dịch bệnh trên tôm thẻ chân trắng (TTCT) ở một số vùng nuôi trên địa bàn tỉnh Nghệ An diễn biến khó lường, diện tích nhiễm bệnh tăng nhanh.

đầm tôm
Anh Lê Xuân Hùng thất thần bên 2 đầm tôm.

Thông tin từ Chi cục Thú y Nghệ An cho biết: Dịch bệnh trên TTCT bắt đầu xuất hiện từ ngày 13/4, đến 11/5 đã bùng phát lên gần 14 ha, tập trung ở 5 huyện, thành, thị: TX Hoàng Mai, TP Vinh, Quỳnh Lưu, Diễn Châu và Nghi Lộc.

Xét nghiệm bước đầu có 4,83 ha bị bệnh đốm trắng và 0,35 ha mắc hội chứng hoại tử gan tụy.

Hiện tại, TX Hoàng Mai là địa phương bị thiệt hại nặng nề nhất với diện tích lên đến 10,5 ha (tính đến 13/5), rải rác ở các xã Quỳnh Lộc, Quỳnh Xuân, Quỳnh Liên, Mai Hùng và Quỳnh Dị.

Theo phản ánh của các hộ dân ở xóm 3B, xã Quỳnh Lộc (Hoàng Mai), dịch bệnh năm nay chuyển biến quá nhanh khiến họ trở tay không kịp, nhiều ao đầm mất trắng 100%.

Vụ 1/2015, anh Lê Xuân Hùng ở xã Quỳnh Lộc triển khai nuôi 3 đầm tôm với tổng diện tích 1,5 ha, chi phí con giống, cải tạo ao đầm hết 200 triệu đồng.

Thả được nửa tháng, gia đình anh mới tá hỏa khi nhận thấy trong đầm xuất hiện những dấu hiệu bất thường, nhiều con tôm bị đục cơ, trắng toàn thân, di chuyển lơ lửng trên mặt nước rồi chết đồng loạt sau đó.

“Lo ngại dịch bệnh bùng phát trên diện rộng, tôi lập tức thông báo cho cơ quan chức năng xuống kiểm tra, chẳng hiểu họ xét nghiệm kiểu gì mà kết luận con tôm không có dấu hiệu nhiễm bệnh.

Hiện 2 đầm tôm của gia đình đã chết sạch, bao nhiêu tiền của, công sức đổ hết vào đó giờ không biết phải xoay xở ra sao”, anh Hùng than vãn.

Chung cảnh ngộ còn có hộ anh Nguyễn Văn Chỉnh, nếu như đầu vụ vợ chồng anh hồ hởi bao nhiêu thì lúc này lại chán nản bấy nhiêu. Sau 1 tháng thả nuôi, hàng chục vạn con tôm giống chết như ngả rạ, thiệt hại ước tính hơn 130 triệu đồng.

Trao đổi với PV, anh Chỉnh buồn bã cho biết: “Gia đình tôi có truyền thống nuôi tôm thẻ trên 10 năm nay nhưng chưa bao giờ gặp phải tình cảnh như thế này. Mọi năm nếu có dịch bệnh cũng ở mức độ vừa phải, chúng tôi còn chủ động được chứ mất trắng như năm nay thì chưa từng có tiền lệ...”.

Trong khi đó, theo ông Hồ Nghĩa Bính, Trạm trưởng Trạm thú y Hoàng Mai: “Trong trường hợp các mẫu bệnh phẩm cho kết quả âm tính thì các hộ nuôi không được hỗ trợ kinh phí, vì lý do này mà một số gia đình chậm trễ trong việc báo cáo, điều này khiến công tác kiểm tra, khắc phục gặp nhiều khó khăn.

Hiện tại, TX Hoàng Mai có 1,6 ha tôm nuôi bị bệnh đốm trắng, những vùng nuôi còn lại có thể do mắc hội chứng hoại tử gan tụy”.

Trên địa bàn TX Hoàng Mai vụ này có đến 60% hộ nuôi sử dụng giống của Cty Việt- Úc, những năm trước tôm phát triển nhanh, cho năng suất ổn định nhưng năm nay lại gặp vấn đề.  

“Vụ này gia đình tôi triển khai nuôi 1 đầm tôm với diện tích 4.000 m2, riêng chi phí tiền giống đã ngốn hết 43 triệu đồng. Lúc họ bàn giao giống vợ chồng tôi đã ngờ ngợ vì chất lượng không đồng đều, con to con nhỏ...”, anh Hồ Phúc Văn, trú tại xóm 3B, xã Quỳnh Lộc, cho biết..

Suy đoán của anh Văn không phải vô căn cứ. Theo báo cáo của Trạm Thú y thị xã Hoàng Mai ngày 4/5/2015 về “Tình hình dịch bệnh ở tôm nuôi”, thì trong số 13 đầm tôm nhiễm bệnh lấy mẫu xét nghiệm có đến 10 đầm dùng giống của Việt- Úc.

Báo Nông nghiệp VN, 15/05/2015
Đăng ngày 15/05/2015
Việt Khánh
Nuôi trồng

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 00:44 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 00:44 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 00:44 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 00:44 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 00:44 26/11/2024
Some text some message..