Tổn thất thủy sản sau thu hoạch: chưa trị được bệnh

Các nguyên nhân gây tổn thất trong và sau khai thác thủy sản đã được Tổng cục thủy sản đặt ra nhiều lần nhưng tình hình vẫn không được cải thiện mà đang có khuynh hướng tăng,chiếm khoảng  một phần ba sản lượng khai thác. Các ý kiến tại một hội thảo ở Cà Mau hôm nay, 17-3, cho rằng nguyên do là bởi việc đầu tư vào phương tiện chưa đáp ứng nhu cầu.

thu hoạch cá
Căn bệnh tổn thất sau khai thác thủy sản ai cũng thấy, nhưng sau nhiều năm vẫn chưa khắc phục được. Trong ảnh là cá của ngư dân Cà Mau đánh bắt về. Ảnh: Trung Chánh

Cụ thể, số liệu do Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - NN&PTNT) công bố từ năm 2012 cho thấy tổn thất trong và sau khai thác thủy sản ở Việt Nam chiếm khoảng 20-30% trên tổng sản lượng được khai thác hàng năm vào thời điểm lúc bấy giờ là khoảng 2,2 triệu tấn với tổng giá trị bị thiệt hại lên đến khoảng 8.000 tỉ đồng.

Tuy nhiên, hôm nay, 17-3, tại hội nghị “Chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ vào khai thác thủy sản" được tổ chức tại Cà Mau, ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, một lần nữa cho biết trung bình cả nước có khoảng 30% trên tổng sản lượng thủy sản trong và sau khai thác bị thất thoát, hư hỏng, nghĩa là có gần một triệu tấn thuỷ sản bị hư hỏng, thất thoát trong tổng sản lượng trên 3 triệu tấn thủy sản được khai thác năm 2015. Thậm chí có nơi con số tổn thất lên đến trên 30%.

Như vậy, sau khi đối chiếu với con số được Tổng cục Thủy sản công bố hồi năm 2012, thì 3-4 năm sau, sản lượng thủy sản khai thác bị hao hụt vẫn lớn, thậm chí còn cao hơn so với trước.

Lý giải cho vấn đề trên, Thứ trưởng Tám nhắc lại những nguyên nhân đã được đưa ra cách đây vài năm, thậm chí cả chục năm trước, như công suất máy nhỏ, thiết bị lạc lậu, năng suất khai thác và công nghệ bảo quản sau khai thác thấp…

Cùng quan điểm đó, một số đại biểu khác cho rằng tuy số lượng tàu khai thác, đánh bắt cá trên biển nhiều, nhưng chủ yếu lại là tàu có công suất nhỏ, bảo quản sản phẩm sau khai thác còn lạc hậu như áp dụng phương pháp bảo quản bằng nước đá xay hoặc bằng phương pháp ướp muối truyền thống, cho nên, độ lạnh không đủ ở mức cần thiết cho việc duy trì và bảo quản sản phẩm.

“Riêng ở Cà Mau, có khoảng 60% tàu công suất nhỏ dưới 90 CV, khai thác ven bờ nên hiệu quả đánh bắt thấp và vì vậy việc bảo quản cũng còn hạn chế”, ông Nguyễn Tiến Hải, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, thừa nhận.

Theo ông Hải, việc hỗ trợ ngư dân đóng tàu khai thác xa bờ, có trang bị các thiết bị hiện đại trong bảo quản sau khai thác, lại gặp vướng mắc vì thiếu các số liệu dự báo về chủng loại cá, vị trí có cá để đầu tư ngư cụ, tàu đánh bắt cho phù hợp. “Phải biết trên biển có những loại gì, sản lượng bao nhiêu, ở vị trí nào…, thì mới có thể đầu tư đóng tàu phù hợp, mới đưa vào khai thác hiệu quả được”, ông Hải cho biết.

Trao đổi thêm với TBKTSG Online bên lề hội nghị này về phương hướng khắc phục, ông Tám của Bộ NN&PTNT cho rằng muốn kéo giảm tổn thất trong và sau khai thác, nhất thiết cần phải có những hội thảo, hội nghị chuyên đề như thế này để giới thiệu các ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm tăng hiệu quả khai thác và giảm tổn thất xuống.

“Từ hội nghị hôm nay, những năm tiếp theo, mỗi năm chúng tôi sẽ tổ chức một hội nghị chuyên đề như thế này và điều này cũng đã được Bộ NN&PTNT thông qua rồi”, ông Tám cho biết.

Tuy nhiên, có một điều rất băn khoăn, đó là trong một hội nghị chuyên đề như hôm nay, với sáu báo cáo tham luận, nhưng lại có đến một nửa số báo cáo của doanh nghiệp với tính chất quảng bá, bán sản phẩm của họ là chính, thì liệu việc giải quyết câu chuyện tổn thất trong và sau khai thác thủy sản vốn tồn tại nhiều năm qua có đạt yêu cầu hay không?

Một vị đại biểu bên lề hội nghị này bức xúc: “Vấn đề chúng tôi cần và muốn ở hội nghị là phải bàn sâu vào việc chính sách nhà nước sẽ làm gì để giúp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong việc đầu tư các thiết bị cho mục đích giảm tổn thất trong và sau khai thác như thế nào, chứ mấy cái máy đó, khi cần ra tiệm hay ra đại lý là có ngay thôi, mắc gì phải trình bày ở đây”.

Thời báo Kinh tế Sài Gòn, 17/03/2016
Đăng ngày 18/03/2016
Trung Chánh
Nuôi trồng

Chiến lược quản lý amoniac hiệu quả trong nuôi tôm

Về cơ bản amoniac trong nước ao không thể loại bỏ hoàn toàn vì nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình nitrat hóa. Tuy nhiên, khi vượt quá ngưỡng cho phép sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến ao nuôi và sức khỏe tôm. Do đó, việc kiểm soát amoniac một cách hiệu quả cũng quan trọng không kém, góp phần nâng cao năng suất vụ nuôi.

Tôm thẻ
• 09:00 28/09/2024

Tại sao khí độc lại tăng cao sau khi trời mưa bão?

Sau những cơn mưa bão, một hiện tượng phổ biến trong ao nuôi thủy sản là nồng độ các loại khí độc tăng cao, đặc biệt là khí NH3 (ammonia), H2S (hydro sulfide), và CO2 (carbon dioxide). Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các loài thủy sản nuôi như cá và tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:55 27/09/2024

Thuật ngữ BMW trong nuôi tôm

MBW hay còn gọi là trọng lượng cơ thể trung bình. Trong nuôi tôm, thuật ngữ MBW đóng vai trò khá quan trọng và thường được sử dụng để tính toán nhiều khía cạnh khác nhau nhằm đánh giá tình trạng phát triển của tôm.

Tôm thẻ
• 09:44 27/09/2024

Tảo độc ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe tôm nuôi?

Tảo độc là một trong những mối lo ngại lớn đối với các ao nuôi tôm. Khi môi trường ao nuôi không được kiểm soát đúng cách, tảo độc có thể phát triển mạnh, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của tôm và gây thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi. Vì vậy, vào lúc thời tiết mưa như hiện nay, hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu về chúng nhé.

Tảo độc
• 09:32 26/09/2024

Xuất khẩu sang Đài Loan: Bước tiến mới trong sản xuất tôm giống

Chiều 23/9/2024, tại Quảng Nam, Công ty Cổ phần Giống thủy sản Kim Hoàng chính thức xuất khẩu tôm giống sang Đài Loan với việc giao 2,5 triệu con tôm giống trị giá 10.000 USD cho Công ty Yong Sing Seafood Co., Ltd (Đài Loan). Sự kiện đánh dấu một bước tiến cần ghi nhận trong quá trình nghiên cứu, sản xuất tôm giống ở nước ta.

Tôm giống
• 02:19 28/09/2024

Tại sao khí độc lại tăng cao sau khi trời mưa bão?

Sau những cơn mưa bão, một hiện tượng phổ biến trong ao nuôi thủy sản là nồng độ các loại khí độc tăng cao, đặc biệt là khí NH3 (ammonia), H2S (hydro sulfide), và CO2 (carbon dioxide). Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các loài thủy sản nuôi như cá và tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 02:19 28/09/2024

Thuật ngữ BMW trong nuôi tôm

MBW hay còn gọi là trọng lượng cơ thể trung bình. Trong nuôi tôm, thuật ngữ MBW đóng vai trò khá quan trọng và thường được sử dụng để tính toán nhiều khía cạnh khác nhau nhằm đánh giá tình trạng phát triển của tôm.

Tôm thẻ
• 02:19 28/09/2024

Cải tạo ao nuôi tôm và gây màu

Cải tạo ao nuôi tôm và gây màu nước là hai bước cực kỳ quan trọng để chuẩn bị cho vụ nuôi tôm đạt hiệu quả cao. Quá trình này không chỉ tạo ra môi trường sống lành mạnh cho tôm mà còn giúp cân bằng hệ sinh thái trong ao, ngăn ngừa dịch bệnh và cải thiện chất lượng nước.

Ao nuôi
• 02:19 28/09/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 02:19 28/09/2024
Some text some message..