Tổng cục Thủy sản nói gì về vụ công văn gây khó ngư dân?

Chiều 15/12, trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Văn Trung, Vụ trưởng Khai thác Thủy sản (Tổng cục Thủy sản, Bộ NN&PTNT) đã lý giải về “công văn lạ” gây khó ngư dân (đăng trên Tiền Phong số 349) . Theo ông, chủ trương tạm dừng phát triển nghề này có từ lâu, chứ không bất thường.

con tàu dang dở
Con tàu của bà Đỗ Thị Tuyết Hà đang đóng dở dang trước lệnh ngưng đóng mới tàu lưới kéo của Bộ NN&PTNT.

Ông có thể cho biết lý do vì sao Bộ NN&PTNT có chủ trương dừng phát triển nghề lưới kéo?

Nghề lưới kéo ngư dân thường gọi là nghề cào bay, nghề lưới vét, lưới dã. Nghề này hoạt động nguyên lý “lọc nước lấy cá”, dùng lưới quét hết các loại thủy sản, phá hủy sinh cảnh, sinh vật đáy, ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi và môi trường sống các loại thủy sản, nên các nước trong khu vực và trên thế giới đã cấm, như Indonesia, Malaysia...

Trong vùng biển Việt Nam, hiện có khoảng 12.500 trong số hơn 31.000 tàu đánh bắt xa bờ hành nghề lưới kéo trong khi nguồn lợi không cho phép để phát triển nghề này. Hơn nữa,trong các chính sách phát triển khai thác xa bờ, nghề lưới kéo không khuyến khích phát triển.

Vừa rồi, Bộ NN&PTNT có văn bản, chỉ đạo các địa phương, tạm dừng cấp phép với những tàu đóng mới làm nghề lưới kéo và không cấp phép các tàu đang làm nghề khác chuyển sang làm nghề lưới kéo. Với chủ trương này, 12.500 tàu đang làm nghề lưới kéo vẫn hoạt động bình thường. Đây là tạm dừng không cho phát triển thêm nghề này. Lâu dài sẽ giảm dần số lượng tàu cá làm nghề lưới kéo, tiến tới cấm hẳn nghề lưới kéo, theo lộ trình nhất định.

Vậy, khi đưa ra chủ trương trên, Bộ có thông báo trước cho các địa phương không, trong khi họ thấy bất ngờ?

Trước khi đưa ra chủ trương tạm dừng phát triển nghề lưới kéo, Bộ NN&PTNT đã phổ biến tại các hội nghị toàn quốc, trong đó, có các tỉnh ven biển. Nhiều tỉnh sau đó đã ban hành quy định cấm phát triển nghề này như: Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Thuận, Khánh Hòa... Trước đó, Tổng cục Thủy sản đã thống kê toàn bộ số tàu làm nghề lưới kéo, theo các dải công suất và dự lệnh cho các địa phương. Hiện Kiên Giang là địa phương có nhiều tàu làm nghề lưới kéo nhất cả nước, việc tạm dừng cho phép phát triển nghề này đương nhiên có ảnh hưởng nhất định.

Với những trường hợp tàu có tờ khai đóng mới được xã, phường đã xác nhận trước ngày 16/11/2015 (hiệu lực trong công văn của Bộ NN&PTNT), ngư dân có được đóng tàu làm nghề lưới kéo hay không?

Với những tàu có văn bản chấp thuận cho phép đóng mới của Sở NN&PTNT các tỉnh trước ngày 16/11/2015, dù làm nghề lưới kéo hay nghề gì, thì vẫn triển khai bình thường. Còn những tàu đã đóng mà không có văn bản chấp thuận đóng mới tàu cá của Sở NN&PTNT, dù trước đó đã được UBND xã, phường xác nhận vào tờ khai xin đóng mới, không được đăng ký và cấp giấy phép khai thác thủy sản làm nghề lưới kéo.

Báo Tiền Phong, 16/12/2015
Đăng ngày 17/12/2015
Phạm Anh (thực hiện)
Nông thôn
Bình luận
avatar

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 18.9, tại xã Cát Khánh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng thâm canh – bán thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huấn nuôi tôm
• 09:00 21/09/2024

Bình Định hỗ trợ hơn 91 tỷ đồng cho các tàu cá trong đợt 2/2024

Vừa qua UBND tỉnh Bình Định ban hành quyết định số 3210 /QĐ-UBND ngày 11 tháng 9 năm 2024 phê duyệt Đợt 02 năm 2024 các tàu cá được hỗ trợ chi phí nhiên liệu chuyến biển theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu Bình Định
• 09:00 16/09/2024

Cà Mau tập huấn nuôi tôm công nghệ cao cho hàng trăm người

Vừa qua, Chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau phối hợp với Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ tổ chức tập huấn nuôi tôm công nghệ cao cho 120 người ở các doanh nghiệp, hợp tác xã và gia đình đang nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh trong tỉnh.

Thu tôm
• 12:00 07/09/2024

Một gia đình ở Cần Thơ cưu mang nhiều tấn cá dưới sông

Gia đình anh Dương Anh Tuấn ở phường Cái Khế (Ninh Kiều, Cần Thơ) đang cho ăn, chăm sóc, bảo vệ nhiều tấn cá tự nhiên dưới sông.

Anh Tuấn
• 10:08 30/08/2024

Nuôi tổng hợp thủy sản dưới tán cây ngập mặn kết hợp phát triển du lịch sinh thái

Trong những năm gần đây, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tập trung chuyển giao các mô hình nuôi trồng thủy sản thân thiện với môi trường, hạn chế sử dụng kháng sinh, tạo được sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng.

Thủy sản
• 02:35 22/09/2024

Hiện trạng nuôi biển, những thành tựu, khó khăn và thách thức

Vùng biển nước ta có diện tích hơn 1 triệu km2, nhưng diện tích nuôi biển mới chỉ chiếm khoảng hơn 20% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản cả nước. Trong bối cảnh nguồn lợi thủy sản tự nhiên ngày càng cạn kiệt, phát triển nuôi biển theo hướng công nghiệp hiện đại, bền vững hết sức cấp thiết.

Nuôi biển
• 02:35 22/09/2024

Ứng dụng công nghệ nuôi tôm: Giải pháp giảm thiểu tác động của mưa bão và lũ lụt

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp tại Việt Nam, tuy nhiên, biến đổi khí hậu cùng với các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa bão và lũ lụt đang đặt ra nhiều thách thức lớn cho người nuôi tôm.

Ao nuôi tôm
• 02:35 22/09/2024

Kiểm dư lượng hóa chất và kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Việc sử dụng hóa chất và kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản đã làm dấy lên lo ngại về sức khỏe người tiêu dùng và môi trường. Kiểm tra dư lượng hóa chất và kháng sinh là biện pháp quan trọng giúp đảm bảo sản phẩm thủy sản an toàn, đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng của thị trường nội địa và quốc tế.

Mẫu tôm
• 02:35 22/09/2024

Giá tôm toàn cầu tháng 9: Ecuador tăng mạnh, Việt Nam và Thái Lan ổn định

Tin tức thủy sản tháng 9 đã chứng kiến những biến động đáng chú ý trên thị trường tôm toàn cầu. Với sự gia tăng mạnh mẽ về giá tại Ecuador, trong khi giá tôm ở Việt Nam và Thái Lan lại giữ được sự ổn định. Điều này không chỉ phản ánh tình hình cung cầu trong từng quốc gia mà còn ảnh hưởng đến các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tôm thẻ
• 02:35 22/09/2024
Some text some message..