Tổng hợp xoay quanh vấn đề “5 đúng” trong phòng và trị bệnh tôm

Vấn đề sử dụng đúng và hiệu quả các loại thuốc, hóa chất chuyên dùng trong phòng và trị bệnh tôm có ý nghĩa quan trọng trong giảm chi phí - tăng hiệu quả vụ nuôi, đồng thời cũng là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành bại của vụ nuôi.

kiem tra suc khoe tom nuoi
Kiểm tra sức khỏe tôm nuôi

Việc đầu tiên nhất trong công tác quản lý sức khỏe tôm là hằng ngày phải kiểm tra tôm trong sàng ăn và ghi chép diễn biến sức khỏe tôm trong sàng và trong chài (khoảng 7 ngày nên chài tôm 1 lần để kiểm tra sức khỏe tôm). Tôm khỏe được đánh giá là tôm có màu sắc bóng đẹp, phụ bộ đầy đủ không bị tổn thương, đường ruột đầy phân và liên tục, tôm búng mạnh, bơi nhanh, nhìn rõ khối gan tụy, giáp đầu ngực và chân bơi không bị nhờn nhớt, không bị bất kỳ tổn thương hay ký sinh vật nào bám trên cơ thể tôm, tôm ăn nhanh và điều đặn hằng ngày,...

Khi quan sát thấy dấu hiệu bất thường trên tôm, phải có hướng xử lý ngay. Trường hợp không rõ nguyên nhân thì người nuôi tôm phải báo ngay cho cán bộ kỹ thuật địa phương hoặc đưa mẫu xét nghiệm nhanh ở phòng xét nghiệm thủy sản.
Ngoài ra, bà con có thể học hỏi phương pháp điều trị từ người có kinh nghiệm nuôi. Tránh trường hợp đánh thuốc tràn lan khi chưa xác định đúng bệnh, vì nếu dùng không đúng thuốc sẽ không hết bệnh, gây tốn kém mà còn gây sốc tôm, làm giảm tốc độ tăng trưởng của tôm. Trong công tác điều trị bệnh trên tôm bà con nuôi phải hiểu và làm đúng 5 điều sau đây:

Một là chẩn đoán đúng bệnh: Dựa vào kết quả kiểm tra tại phòng xét nghiệm hoặc từ kinh nghiệm nuôi hoặc từ cán bộ kỹ thuật địa phương, bà con phải có được bản kết luận cuối cùng là “tôm đang bị bệnh gì”, “mắc bao nhiêu bệnh cùng lúc”, “tác nhân gây bệnh là gì”, “ưu tiên trị bệnh nào trước hay trị kết hợp”, “tỉ lệ nhiễm bệnh là bao nhiêu phần trăm”, “tình trạng sức khỏe tổng thể của tôm trong ao như thế nào: mạnh hay yếu”,... Khi đã có được các kết quả cơ bản trên, bà con có thể yên tâm là đã chẩn đoán được bệnh.

Hai là dùng đúng thuốc: Khi đã chẩn đoán chính xác bệnh và tình trạng sức khỏe tôm trong ao, bà con phải tìm đúng loại thuốc đặc trị bệnh đó. Không nên dùng dược phẩm cho người áp dụng một cách máy móc cho con tôm. Bà con phải biết chính xác “bệnh đó cần thuốc gì”, “thuốc đó trị bệnh gì”, “có dùng được trên tôm hay không?”, “thuốc có hòa tan được trong nước hay không?” thì mới có thể yên tâm là đã chọn được thuốc. Tuyệt đối không được đánh đón đầu, tránh trường hợp đang có thuốc gì thì “xài” thuốc đó hay bệnh này mà “xài” nhầm thuốc trị bệnh kia...

Ví dụ: Khi tôm bị bị óp thân, mềm vỏ, đường ruột nhỏ, tắp mé, được chẩn đoán là bệnh liên quan đến dinh dưỡng, thì bà con cần bổ sung men đường ruột, premix khoáng, acid amine (lecithin, methionine,…) có thể bổ sung thêm vitamine C khi tôm có dấu hiệu cong thân, yếu.

Hay trường hợp bệnh đóng rong, nhớt (do nguyên sinh động vật Zoothamnium sp.) thì bà con nên sử lý theo 3 bước sau: lên kế hoạch cho tôm ăn pre-mix khoáng trong 2 ngày liên tiếp, sau là tiến hành diệt Zoothamnium sp. (sử dụng BKC) tiếp theo là kích thích tôm lột xác (sử dụng Formaline) để loại bỏ mầm Zoothamnium sp. còn dính trên vỏ, cuối cùng là cải thiện lại môi trường nước, bằng cách dùng vôi CaCO3 và Zeolite keo tụ chất lơ lửng và giảm nhờn nước.

Ba là sử dụng đúng liều: Khi đã chọn đúng thuốc bà con còn phải biết liều lượng sử dụng đối với từng bệnh, trường hợp bệnh nhẹ thì dùng liều thấp, bệnh nặng thì dùng liều cao hơn, phải xem liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất, trong nuôi tôm còn cần kết hợp với tình hình thực tế của nước ao tốt hay xấu, diễn biến thời tiết ra sao để có thể xác định được liều tốt nhất.

Ví dụ: Khi môi trường ao nuôi hiện diện nhiều vi khuẩn Vibrio sp. gây bệnh trên tôm, tôm bị bệnh nhiễm khuẩn thường biểu hiện theo mức độ từ nhẹ đến nặng như sau: phồng đuôi, phồng nắp mang, cụt râu, phồng chân bơi cụt râu, mòn phụ bộ (chân bò, chân bơi) mòn đuôi, cụt đuôi (sâu đuôi), đen mang, cụt phụ bộ,… thì liều lượng thuốc sử dụng sẽ tăng theo mức độ bệnh, trường hợp này nên sử dụng Iodine để điều trị sẽ hiệu quả hơn và an toàn hơn cho tôm.
Bà con chọn liều lượng điều trị dựa trên yếu tố sau: theo khuyến cáo của nhà sản xuất được ghi trên bao bì (tùy vào nồng độ thuốc có trong sản phẩm) kết hợp với mức độ nặng nhẹ của bệnh, tỉ lệ tôm trong ao bị nhiễm bệnh, tình trạng sức khỏe tôm trong ao (yếu hay mạnh) và diễn biến môi trường ao nuôi. Nếu bà con dùng Iodine để phòng bệnh định kỳ thì liều sử dụng thường thấp hơn để trị bệnh. Cụ thể như sau: nếu liều phòng là 1 lít/3000 m3 nước thì liều trị là 1 lít/1000 – 2000 m3 nước.

Bốn là dùng đúng lúc: Là lựa chọn thời điểm sử dụng thuốc hiệu quả nhất, tức là thời điểm thuốc phát huy tác dụng cao nhất và mầm bệnh bị tiêu diệt nhiều nhất, đồng thời phải chú ý đến thời điểm tôm khỏe nhất, môi trường ao nuôi ổn định nhất.

Ví dụ: Trong điều trị bệnh đóng rong, buổi sáng nắng tốt là thời điểm thích hợp nhất, vì Zoothamnium sp. tăng sinh cao nhất vào buổi sáng cũng là thời điểm dễ tiêu diệt chúng nhất, tôm nuôi khỏe nhất, môi trường nước ổn định nhất, BKC phát huy tác dụng cao nhất,… vì vậy, trong điều trị bệnh đóng rong ta luôn thực hiện vào buổi sáng nắng tốt. Hoặc trong điều trị bệnh đường ruột, khi muốn bổ sung men vi sinh vào đường tiêu hóa của tôm, bà con phải trộn men vào cử ăn tôm ăn mạnh nhất trong ngày (tùy vào từng ao cụ thể, thường là cử chiều tối). Dùng đúng lúc còn có nghĩa là bà con phải kịp thời điều trị khi phát hiện bệnh, không để mầm bệnh tồn tại lâu. Điều này có thể giải thích như sau: khi xuất hiện mầm bệnh, gặp điều kiện thuận lợi (thời tiết xấu), sức đề kháng tôm yếu thì bệnh phát sinh rất nhanh, rất khó khống chế trong điều kiện môi trường nước.

Năm là sử dụng đúng cách: Là phương pháp, là cách thức đưa thuốc đến vị trí cần điều trị, thuốc phải đánh trúng nơi khởi phát bệnh (phải đánh ngay tận gốc), thuốc và hóa chất phải được sử dụng theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.

Ví dụ: Sử dụng vôi tăng độ kiềm, tăng pH thì bà con phải ngâm vôi nước máy trong khoảng 12 giờ rồi tạt đều xuống ao; nếu muốn phòng bệnh và giữ ổn định độ kiềm khi trời mưa thì bà con phải rải vôi bột (rải khô, không ngâm nước) trên mé và bờ ao. Hoặc khi muốn đưa men vi sinh vào đường ruột thì bà con phải trộn vào thức ăn cho tôm ăn, không đánh ra môi trường nước vì vi sinh mà bà con đã đưa xuống ao có thể không vào được ruột tôm.

Hay bà con muốn cải thiện nền đáy ao bằng men vi sinh thì phải sử dụng men vi sinh dạng hạt và dạng bột, nếu muốn cải thiện chất lượng nước thì chọn men dạng nước hoặc dạng bột mịn. Bà con cần chú ý vấn đề này, trong sản phẩm men vi sinh thương mại được bán trên thị trường, có thành phần chính là những vi khuẩn có lợi (thường được gọi là vi sinh) đang ở dạng bất hoạt, chúng cần có thời gian kích hoạt trước mới tăng sinh khối.

Vì vậy để sử dụng hiệu quả men vi sinh bà con phải ủ men với nước ao hoặc kết hợp nước ao với mật rỉ đường trong 12 – 24 giờ và men ủ phải được đánh xuống ao vào buổi sáng có nắng tốt. Có thể giải thích như sau: khi đã được kích hoạt, vi khuẩn đã sẵn sàng nhân sinh khối dưới điều kiện nước ấm dần lên dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời và hàm lượng oxy trong nước cao. Buổi sáng khoảng 7 giờ, nắng tốt là điều kiện tốt nhất trong ngày giúp vi khuẩn tăng sinh khối nhanh trong ao tôm.

Người nuôi tôm phải áp dụng nguyên tắc “5 đúng” trong suốt quy trình nuôi từ khâu cải tạo ao đến khi thu hoạch, phải cẩn trọng đối với tất cả các loại vôi, thuốc, hóa chất, chế phẩm được sử dụng, có như vậy mới kiểm soát được ao nuôi, kiểm soát được diễn biến sức khỏe tôm, kiểm soát được chi phí đầu vào, tăng năng suất tôm thu hoạch và tăng lợi nhuận của vụ nuôi.

rung Tâm Khuyến Nông - Khuyến Ngư tỉnh Cà Mau
Đăng ngày 12/12/2012
Thạc sỹ Nguyễn Kiều Diễm
Kỹ thuật

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 11:03 26/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 10:29 23/12/2024

Chuyển giao cá tra bố mẹ và nâng cao chất lượng giống

Vừa qua, Tép Bạc phản ánh thông tin từ Cục Thủy sản và Hiệp hội Cá tra Việt Nam về chất lượng giống cá tra thấp, hao hụt đến 95% trong ương dưỡng và khi nuôi thương phẩm cũng hao hụt lớn, nhiều bạn đọc muốn biết thêm công tác giống đang thực hiện. Sau đây xin cung cấp thông tin từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện 2)

Cá tra giống
• 09:51 13/12/2024

Tìm hiểu cách trao đổi khí của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh thuộc lớp giáp xác, có cơ chế trao đổi khí phức tạp và thích nghi tốt với môi trường nước. Quá trình trao đổi khí của tôm diễn ra thông qua các cấu trúc và cơ chế đặc biệt giúp chúng lấy oxy từ nước và thải khí carbon dioxide.

Tôm thẻ
• 09:43 06/12/2024

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 16:42 09/01/2025

Cá cảnh mini: Thú chơi nhỏ nhưng ý nghĩa lớn

Nuôi cá cảnh mini đang trở thành một xu hướng phổ biến, không chỉ bởi sự tiện lợi mà còn nhờ vào giá trị tinh thần mà nó mang lại. Những chú cá nhỏ xinh không chỉ làm đẹp không gian sống mà còn góp phần giảm căng thẳng, tạo cảm giác thư thái cho chủ nhân. Hãy cùng khám phá ý nghĩa đặc biệt của thú chơi này cùng mình nhé!

Cá cảnh mini
• 16:42 09/01/2025

Quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đang tạo ra những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn, hạn hán kéo dài, và nhiệt độ thay đổi thất thường ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường ao nuôi, sức khỏe thủy sản và năng suất sản xuất. Để thích ứng và duy trì sự bền vững, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý nguồn nước và cải tạo ao phù hợp với các điều kiện khí hậu mới.

Nuôi
• 16:42 09/01/2025

Tạo đồ trang sức từ vảy cá: Nghệ thuật biến phế phẩm thành kho báu

Khám phá nghệ thuật sử dụng vảy cá để tạo nên những món trang sức độc đáo, thân thiện với môi trường và tiềm năng phát triển trong ngành công nghiệp thời trang bền vững. Những món trang sức này không chỉ thể hiện vẻ đẹp sáng tạo mà còn góp phần làm giảm thiểu rác thải từ ngành thủy sản, mở ra cơ hội mới trong lĩnh vực thời trang bền vững và ý thức bảo vệ môi trường.

Hoa tai
• 16:42 09/01/2025

Nuôi tôm hiệu quả với thức ăn tiên phong Advance Pro - Độ đạm tối ưu 36%

Trong những năm qua, nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh được xem là mô hình lý tưởng mang lại thu nhập ổn định cho các hộ nuôi.

Grobest
• 16:42 09/01/2025
Some text some message..