Top 7 động vật biển đứng trước nguy cơ tuyệt chủng

Như chúng ta đều biết, biển là một môi trường sống rộng lớn cho rất nhiều loài sinh vật khác nhau trên Trái Đất. Tuy nhiên, do sự khai thác và ô nhiễm môi trường của con người, cùng với quy luật sinh tồn, đã khiến cho nhiều loài động vật biển đang đối mặt với nguy cơ bị tuyệt chủng.

Biển là một môi trường sống rộng lớn cho rất nhiều loài sinh vật
Biển là một môi trường sống rộng lớn cho rất nhiều loài sinh vật

Do đó, việc bảo vệ những loài động vật biển này trước nguy cơ tuyệt chủng là rất cần thiết. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu những động vật biển đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo vệ dưới đây nhé! 

Cá heo không vây Trường Giang 

Cá heo không vây Trường Giang là một trong những loài động vật biển đang đứng trên danh sách cần được bảo vệ. Chúng sống chủ yếu ở khu vực sông Dương Tử, khu vực có sông dài nhất châu Á - từng là môi trường sống của hai loài cá heo Baiji và Trường Giang. 

Tuy nhiên, không được may mắn như loài cá heo Trường Giang, loài cá heo Baiji đã không còn tồn tại từ năm 2006. Với tình hình báo động này, chính phủ Trung Quốc đã hợp tác ngay lập tức với các tổ chức bảo vệ động vật thế giới, như World Wildlife Foundation và IUNC, để bảo tồn và có biện pháp giữ gìn các cá thể cá héo Trường Giang còn sót lại. Cuối cùng, Trung Quốc đã xếp cá heo Trường Giang vào danh sách đặc biệt cần được bảo tồn trong khu vực lãnh thổ vào năm 2014. 

Cá heo không vây Trường GiangCá heo không vây Trường Giang

Nói về loài cá heo này, đặc điểm thú vị của nó không chỉ nằm ở tên gọi là cá heo không vây mà còn ở khả năng sống được ở môi trường nước ngọt. Hiện tại, số lượng cá thể còn lại tập trung nhiều nhất tại khu vực phía Tây sông Dương Tử. 

Nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng của loài cá heo này là do sự phát triển quá nhanh chóng của xã hội và sự ô nhiễm môi trường, cùng với việc săn bắt trái phép loài này của các ngư dân sống gần sông. 

Cá heo sông Hằng 

Loài cá heo sông Hằng cũng được đưa vào danh sách cần được bảo tồn, chung số phận với loài cá heo Trường Giang. Qua đó, hương trình Bảo tồn cá heo nước ngọt của WWF đã được kích hoạt và khuyến khích người dân địa phương cùng chung tay bảo vệ môi trường sống ven sông để trả lại môi trường sạch cho cá heo sông Hằng cùng các loài sinh vật biển khác. 

Nhờ sự hưởng ứng nhiệt tình của người dân và các tổ chức khác, số lượng cá heo sông Hằng hiện nay cũng đã có dấu hiệu đáng mừng so với một thập kỷ trước. 

Cá heo sông HằngCá heo sông Hằng

Cá đuối Giant Devil 

Cá đuối Giant Devil  sở hữu chiều dài lên đến 17 feet, tương ứng với 5 mét, và được công nhận là loài cá đuối lớn nhất hiện nay. Mặc dù loài cá đuối này chủ yếu sống ở tầng biển sâu bên dưới và chỉ ăn các loài sinh vật phù du cũng như các loài cá nhỏ, nhưng nó vẫn đứng trên danh sách cần bảo vệ trước nguy cơ tuyệt chủng. 

Cá đuối Giant DevilCá đuối Giant Devil

Do các hoạt động đánh bắt không ngừng nghỉ từ ngư dân cùng với khả năng sinh sản cực thấp mà đến năm 2006, loài cá đuối này đã có mặt trong danh sách động vật biển có nguy cơ tuyệt chủng. Sự thật đáng buồn là loài cá đuối Giant Devil rất khó để bảo tồn và duy trì khi việc nhân giống là rất khó. 

Rùa biển Kemp’s Ridley 

Rùa biển Kemps Ridley, được biết đến với tên khoa học Lepidochelys Kempii, là một loài rùa nhỏ bé nhất trên toàn thế giới, có kích thước khoảng 90cm và nặng khoảng 50kg. Tuy nhiên, loài động vật biển này đang đối mặt với nguy cơ đe dọa từ khi một đoạn phim ghi lại khoảng 42.000 con rùa mẹ đến bờ biển vùng Mexico để ấp trứng đã được lan truyền trên các phương tiện truyền thông. 

Rùa biển Kemps RidleyRùa biển Kemps Ridley

Như nhiều loài rùa khác, Rùa biển Kemps Ridley có thói quen lên bờ để tìm kiếm thức ăn và đẻ trứng. Tuy nhiên, việc công bố đoạn phim kể trên đã dẫn đến nạn trộm trứng rùa và đưa loài rùa biển Kemps Ridley vào danh sách các loài động vật đang bị đe dọa. 

Hải cẩu Hawaiian 

Hải cẩu là một loài động vật biển thường sống ở những vùng biển lạnh, tuy nhiên hải cẩu Hawaiian lại ưa thích các khu vực biển ấm áp hơn tại Hawaii. Tuy nhiên sự phát triển nhanh chóng của các làng chài ven biển đã gây ra nguy cơ tuyệt chủng cho loài hải cẩu này trong thời gian gần đây. Đồng nghĩa với việc sự phát triển của khu vực này đang hoàn toàn xâm phạm vào sinh quyền của loài động vật này.  

Hải cẩu Hawaiian Hải cẩu Haiwaiian

Người dân bắt đầu tiến sâu hơn vào khu vực sinh sống của loài hải cẩu Hawaiian để đáp ứng nhu cầu cá nhân và buộc chúng phải di chuyển khỏi nơi ở hiện tại. Đồng thời, các hoạt động khai thác của ngư dân tại đây cũng gây ảnh hưởng đáng kể đến việc duy trì sự sống của loài động vật biển này. 

Cá voi đầu bò Tây Bắc Đại Dương 

Kể từ năm 1930, các quy định liên quan đến bảo vệ cá voi đã được thông qua. Tuy nhiên, cho đến ngày hôm nay, cá voi vẫn đang đối mặt với tình trạng suy giảm dân số và nguy cơ bị tuyệt chủng. Với những dải trắng trên đầu, cá voi đầu bò Bắc Đại Tây Dương có thể dễ dàng nhận ra và do đó chúng thường xuyên bị đánh bắt để lấy mỡ để buôn bán. Hiện tại, số lượng cá voi đầu bò chỉ còn khoảng 300-350 con. 

Cá voi đầu bò Bắc Đại Tây DươngCá voi đầu bò Bắc Đại Tây Dương

Chim cánh cụt Galápagos 

Chim cánh cụt Galápagos là một loài động vật biển sinh sống ở phía Bắc đường xích đạo. Tuy nhiên, số lượng cá thể của loài này đã giảm đáng kể khoảng 70% kể từ năm 1980.  

Với sự cố gắng từ các tổ chức bảo vệ động vật, chim cánh cụt Galápagos đã bắt đầu phục hồi và tăng trưởng. Tuy nhiên, thay đổi khí hậu hiện nay lại tiếp tục đe dọa đến sự tồn tại của loài chim này. Nhiệt độ tăng cao dẫn đến biến đổi của nhiệt độ biển, và chim cánh cụt không thể tìm kiếm nguồn thức ăn trong khu vực sinh sống do sự biến đổi của môi trường. 

Chim cánh cụt Galápagos
Chim cánh cụt Galápagos

Trên đây là 7 loài động vật biển cần được bảo vệ trước nguy cơ tuyệt chủng. Mặc dù hầu hết các loài không sống trong khu vực của chúng ta, nguyên nhân chính vẫn là do ô nhiễm môi trường, và chúng ta chính là nguyên nhân chính khiến cho các loài sinh vật biển trên đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Hãy cùng tay bảo vệ những loài động vật biển này để bảo vệ sự sống của chúng nhé. 

Đăng ngày 24/10/2023
Đình Hiệp @dinh-hiep
Tổng hợp

Khắc phục nhiệt độ bể cá cảnh tăng cao ngày hè

Vào những ngày hè oi bức bởi nhiệt độ răng cao, bể cá cảnh ít nhiều đều bị ảnh hưởng. Lượng oxy hòa tan trong bể vì thế cũng giảm đi, khiến cá cảnh bị ngạt thở và dẫn đến chết. Như vậy, làm thế nào để khắc phục nhiệt độ bể cá cảnh tăng cao ngày hè? Hãy cùng bài viết đi tìm giải pháp nhé!.

Bể cá cảnh
• 09:50 09/05/2024

Nguồn tín chỉ carbon xanh dương từ rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn là nguồn tín chỉ carbon xanh dương - sản phẩm đắt tiền và cao cấp của tự nhiên và Việt Nam có tiềm năng lớn. Số liệu thống kê từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết hiện nay tổng diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam khoảng 200.000 ha. Với diện tích này, Việt Nam đứng top đầu trong các quốc gia có diện tích rừng ngập mặn trên toàn thế giới. Theo đánh giá với 1ha rừng ngập mặn có khả năng hấp thụ carbon cao gấp 5 lần so với 1ha của rừng trên cạn.

Rừng ngập mặn
• 11:10 08/05/2024

Hiện tượng tẩy trắng san hô: Hệ quả của biến đổi khí hậu

Theo Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA), năm 2024 được dự đoán là thời điểm mà chúng ta sẽ phải đối mặt với hiện tượng tẩy trắng san hô trên toàn cầu lần thứ tư sau ba đợt tẩy trắng trước đó lần lượt vào năm 1998, 2010 và 2014 - 2017.

San hô
• 10:57 08/05/2024

Những sinh vật biển có độc tại vùng biển Việt Nam

Du lịch biển ở Việt Nam là từ khóa xuất hiện rất phổ biến, nhất là trong thời tiết nắng nóng như mùa hè hiện nay. Trong đó, hiện tượng ngộ độc hay dị ứng thủy hải sản được lưu tâm hơn cả bởi nếu không xử lý kịp thời thì rất có thể sẽ dẫn tới những tình huống đáng tiếc.

Sứa biển
• 10:34 07/05/2024

Các bệnh thường gặp trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

Hầu hết các bệnh ở tôm thường có mức độ lây nhiễm cao, có thể lây lan nhanh chóng trong ao nuôi và sang các ao lân cận. Vì vậy cần có nhiều biện pháp phòng ngừa bệnh từ đầu vụ nhằm giảm thiệt hại cho vụ nuôi.

Tôm bệnh
• 02:11 17/05/2024

Tái chế nhựa trong nuôi trồng thủy sản ở Na Uy

Nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành quan trọng nhất trong nền kinh tế Na Uy. Khối lượng xuất khẩu trị giá 13 tỷ USD (120 tỷ NOK) vào năm 2021 đã đưa ngành này trở thành ngành xuất khẩu lớn thứ hai ở Na Uy (Nærings- og Fiskeridepartementet, 2021). Ngành Thủy sản của Na Uy xuất khẩu sản phẩm của mình sang các thị trường ở Ba Lan, Đan Mạch, Pháp, Mỹ, Hà Lan, Trung Quốc và các nước khác (Norges Sjømatråd, 2021).

Rùa biển bị dính lưới cá
• 02:11 17/05/2024

An toàn điện trong nuôi tôm vào mùa mưa

Trong khi những người nuôi tôm đang tìm kiếm cách tối ưu hóa sản xuất và tăng cường năng suất, việc bảo đảm an toàn điện thường bị coi thường hoặc bị xem nhẹ. Tuy nhiên, việc này không chỉ là một vấn đề về tuân thủ quy định mà còn là một yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển bền vững của ngành nuôi tôm.

An toàn điện
• 02:11 17/05/2024

Cá chết sau mưa: Nguyên nhân và cách khắc phục

Mưa lớn kéo dài gây ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản. Mưa tác động trực tiếp đến nước ao nuôi, làm giảm nhiệt độ, ôxy, pH,…Bên cạnh đó, có thể gây hiện tượng sụp tảo và sự tích tụ vật chất hữu cơ ở đáy ao. Do đó, cần thường xuyên, theo dõi nhằm nhận biết và có các biện pháp phòng ngừa kịp thời, giảm tổn thất cho ao nuôi.

Cá chết
• 02:11 17/05/2024

Cá thả ao tự nhiên sẽ ăn gì?

Cá thả ao tự nhiên sẽ ăn những gì phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loài cá, độ tuổi, môi trường ao và nguồn thức ăn có sẵn. Tuy nhiên, nhìn chung, cá ao tự nhiên có thể ăn các loại thức ăn có sẵn trong tự nhiên hoặc do con người cung cấp thêm.

Cá ngoài tự nhiên
• 02:11 17/05/2024